Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng
Gí súng vào đầu diễn viên bắt đóng phim rẻ tiền, ăn chặn tiền cát-xê, đầu tư cho những bộ phim lãng mạn hóa hoạt động tội phạm… là một số cách mà các băng nhóm thuộc hội Tam Hoàng thao túng điện ảnh Hong Kong trong những năm 1980-1990.
Lưu Gia Linh, ngôi sao của điện ảnh Hong Kong, từng là nạn nhân của hội Tam Hoàng
Cảnh sát Hong Kong ngày 21.7 bắt giữ Quách Vĩnh Hồng, ông trùm của băng nhóm xã hội đen Hòa Thắng Hòa, một nhánh khét tiếng có lịch sử tồn tại hơn 85 năm của hội Tam Hoàng. Vụ việc gợi lại một thời làm mưa làm gió của tổ chức xã hội đen cực lớn này ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới.
Một trong những băng nhóm chính của hội Tam Hoàng ở Hong Kong là Tân Nghĩa An, với số thành viên từ 50.000-60.000. Không chỉ đầu tư rất nhiều vào mạng lưới buôn ma túy quốc tế mà các băng nhóm thuộc hội Tam Hoàng như Tân Nghĩa An còn chi đầu tư lớn cho ngành công nghiệp phim của Hong Kong.
Nên không phải tình cờ mà một trong những dòng phim chính của các xưởng phim Hong Kong trong các thập kỷ 80 và 90 là lãng mạn hóa hành vi tội phạm.
Năm 2002, diễn viên nổi tiếng Hong Kong Lưu Gia Linh trở thành trung tâm của một vụ bê bối gây chấn động Hong Kong suốt mấy tháng. Tạp chí Eastweek khi đó đăng bức ảnh một nữ diễn viên Hong Kong trong tình trạng ngực trần và suy nhược.
Dù khuôn mặt trong bức ảnh bị che, nhưng mọi người vẫn nhận ra đó là bức ảnh chụp Lưu Gia Linh vài năm trước, khi cô bị một số đối tượng của nhóm Hắc Bang thuộc hội Tam Hoàng bắt cóc, chụp ảnh và quay phim cảnh cô bị cưỡng hiếp để ghi ra đĩa VCD bán đầy trên đường phố Hong Kong thời đó.
Hành động này không phải để tống tiền mà để làm nhục người nổi tiếng. Lưu Gia Linh được thả sau đó. Có thông tin trước đây cô nhờ một ông trùm của hội Tam Hoàng mà có được vai diễn quan trọng năm 1987, và vụ bắt cóc, cưỡng hiếp là cách mà Tam Hoàng “đòi nợ” sau khi ép cô “trả ơn” bằng cách đóng phim cấp 3 và bị cô từ chối.
Ngoài ra, vào thời điểm bị bắt cóc, Lưu Gia Linh cũng có tranh chấp tài chính với Albert Yeung, chủ tạp chí Eastweek. Với sự giúp đỡ của thành phố và các ngôi sao điện ảnh nổi tiếng khác, trong đó có Thành Long (Jackie Chan), tạp chí này bị đóng cửa không lâu sau đó.
Nữ diễn viên được coi là ảnh hậu Hong Kong không phải trường hợp hiếm trong điện ảnh thành phố trở thành nạn nhân của xã hội đen. Lưu Đức Hoa từng bị chĩa súng vào đầu để ép phải tham gia một dự án phim, và Diệp Tử My cũng bị ép phải khỏa thân trong một bộ phim, nếu không muốn bị làm nhục. Lam Khiết Anh, diễn viên từng được coi là ngọc nữ của điện ảnh Hong Kong, gần đây mới tiết lộ cô từng bị “ông lớn” cưỡng hiếp.
Lưu Đức Hoa cũng từng bị xã hội đen Hong Kong bắt đóng phim giá rẻ
Video đang HOT
Nhiều người tin rằng “ông lớn” mà diễn viên này không nói rõ chính là những ông trùm trong hội Tam Hoàng. Nhan sắc nhất nhì truyền hình TVB một thời gần đây xuất hiện trong bộ dạng già nua và tiều tụy, sau một thời gian bị trầm cảm, sự nghiệp xuống dốc.
Người hùng Thành Long
Được coi là “anh cả” của điện ảnh Hong Kong, Thành Long tự hào với những công sức anh bỏ ra để chống lại các thế lực của hội Tam Hoàng nhằm bảo vệ các nghệ sĩ trong ngành công nghiệp giải trí. Thành Long lập ra Hội nghệ sĩ biểu diễn Hong Kong để giúp các nghệ sĩ không bị đối xử bất công.
Thành Long là diễn viên đầu tiên dám lên tiếng chống lại hội Tam Hoàng, từng bị chúng truy đuổi
Trong những năm 80 và 90, hội Tam Hoàng thường dùng cách đe dọa các diễn viên để bớt tiền cát-xê của họ. Ví dụ, một diễn viên có thể được hứa trả 100.000 HKD cho một vai diễn, nhưng cuối cùng chỉ nhận được 2.000 HKD.
Là người đầu tiên dám lên tiếng chống lại thế lực của hội Tam Hoàng, Thành Long một lần bị chúng truy đuổi đến mức phải sang Mỹ ẩn náu.
“Lúc tôi lên máy bay, những viên đạn bay rào rào về phía tôi. Tôi phải mang theo súng mỗi ngày. Trở lại Hong Kong, khi tôi vào nhà hàng ăn tối, tôi bị hai chục tên thuộc hội Tam Hoàng cầm dao vây quanh. Tôi lấy súng ra và tuyên bố còn 2 khẩu khác trong áo khoác”, Thành Long kể với trang tin Hong Kong Jayne Stars năm 2012. Từ đó trở đi, Thành Long lúc nào cũng mang theo súng, và đôi khi mang theo cả lựu đạn để tự vệ.
Không chỉ lộng hành ở Hong Kong, các chi nhánh của hội Tam Hoàng cũng làm mưa làm gió ở khắp nơi trên thế giới. Mạng lưới tội phạm này bị giới Mỹ cáo buộc đã giúp đưa vào lưu thông những tờ siêu đô la.
________________
Đón đọc bài tiếp theo vào 11 giờ ngày 25.7: Hội Tam Hoàng: Vươn vòi khắp thế giới
Theo Danviet
Bóng ma hội Tam Hoàng trên đất Hong Kong
Vụ bắt giữ một ông trùm hội Tam Hoàng hôm 21.7 ở Hong Kong cho thấy tổ chức xã hội đen khét tiếng có lịch sử cả trăm năm này vẫn đang hoạt động và đầy nguy hiểm.
Quách Vĩnh Hồng (ngồi giữa), một trùm hội Tam Hoàng bị bắt ngày 21.7 khi vừa xuống sân bay Hong Kong
Cảnh sát Hong Kong ngày 21.7 bắt giữ Quách Vĩnh Hồng, ông trùm của băng nhóm xã hội đen Hòa Thắng Hòa, một nhánh khét tiếng có lịch sử tồn tại hơn 85 năm của hội Tam Hoàng. Vụ việc gợi lại một thời làm mưa làm gió của tổ chức xã hội đen cực lớn này ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới.
Hai thanh niên chở nhau bằng xe máy, kẻ ngồi sau cầm dao thái thịt nhảy phắt xuống đâm trúng lưng và chân mục tiêu rồi nhảy lên xe phóng đi, để lại nạn nhân ngã gục trên phố.
Cách tấn công kinh điển của các thành viên hội Tam Hoàng nhằm vào ông Kevin Lau, cựu tổng biên tập tờ Minh báo, vào tháng 3/2014 không chỉ gây sốc cho dân Hong Kong, mà còn tái hiện bóng ma của tổ chức tội phạm từng làm mưa làm gió khắp Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc đại lục và nhiều nơi khác trên thế giới.
Nơi khai sinh của hội Tam Hoàng không phải ở Hong Kong, mà từ Trung Quốc đại lục. Điểm đặc biệt của hội Tam Hoàng là mọi hoạt động đều rất bí mật, chính vì thế hầu như có rất ít thông tin về tổ chức này lọt được ra ngoài.
Sau khi chính quyền Mao Trạch Đông quyết tâm trấn áp, hội này đã di chuyển phần lớn sang Hong Kong. Và từ đó, Hong Kong trở thành căn cứ hoạt động rầm rộ nhất của tổ chức tội phạm này với khoảng 50 băng đảng con, quy tụ ít nhất 80.000 "hội viên".
Hội Tam Hoàng có lịch sử khá phức tạp, một phần dựa trên thực tế, một phần từ những câu chuyện kể lại. Theo một số tài liệu, hội Tam Hoàng xuất phát từ phong trào chống lại nhà Thanh của người Hán vào thế kỷ 17, dưới sự lãnh đạo của các vị sư chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam.
Thiếu Lâm Tự sau đó bị đốt cháy, biến tất cả thành tro, chỉ còn 5 người sống sót. 5 người này được coi là 5 "tổ tiên" của hội Tam Hoàng hiện đại. Những câu chuyện về các chuyến phiêu lưu của nhóm người này vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay và đôi khi vẫn được tái hiện trong các lễ tuyên thệ.
Những thành viên của hội Tam Hoàng có hình xăm rồng trên lưng (ảnh: Facts and Details)
Lúc mới thành lập ở Trung Quốc, hội Tam Hoàng được gọi là Thiên Địa hội - hay còn gọi là Hồng Hoa hội (Hồng môn) hoặc Tam Điểm hội. Người đứng đầu Thiên Địa hội là Tổng đàn chủ. Dưới trướng Tổng đàn chủ có hai bộ phận là Tiền ngũ phòng và Hậu ngũ phòng, mỗi "phòng" chịu trách nhiệm một tỉnh, như Nhất phòng ở Phúc Kiến, Nhị phòng ở Quảng Đông, Tam phòng ở Vân Nam, Tứ phòng ở Hồ Nam, Ngũ phòng ở Triết Giang. Ngoài ra còn 5 phân đàn nhỏ ở Cam Túc, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây.
Giai thoại về nguồn gốc của hội Tam Hoàng thậm chí còn cho rằng tổ chức này tuyển mộ được hàng ngàn người, trong đó có Tôn Trung Sơn, khiến nhà Thanh sau đó thất bại. Dù nguyên nhân sụp đổ của nhà Thanh là gì, dù đóng vai trò đến đâu trong chuyển biến lịch sử này, hội Tam Hoàng sau đó chủ yếu tham gia các hoạt động trái pháp luật, một số nhóm chuyển thành hội võ, hoặc kết hợp.
Lỏng lẻo hơn Mafia
Trong một thời kỳ, việc tham gia hội Tam Hoàng không có nghĩa là người đó là tội phạm vì tư cách thành viên của hội mang lại nhiều lợi ích. Lợi ích lớn nhất là tham gia vào hội Tam Hoàng đồng nghĩa với việc gia nhập mạng lưới huynh đệ quốc tế với những cá nhân cùng tư tưởng, và sẽ bảo vệ, hỗ trợ nhau khi cần.
Nghi lễ nhập hội Tam Hoàng xuất phát từ mọi khía cạnh lịch sử của hội này. Phần nghi thức xuất phát từ việc Hội Tam Hoàng giống như một giáo phái. Lời thề giữ bí mật tuyệt đối xuất phát từ truyền thống thực hiện các hoạt động chống chính phủ.
Các thành viên mới phải trả phí gia nhập, xuất phát từ việc hội Tam Hoàng giống như hội buôn bán. Mỗi phần trong nghi thức gia nhập này đại diện cho một khía cạnh của truyền thuyết hoặc nguồn gốc thực tế của hội.
Biểu tượng của hội Tam Hoàng (ảnh: Facts and Details)
Cách đây 20 năm, nghi lễ nhập hội diễn ra trong 6 tiếng đồng hồ. Nhưng ngày nay, các thủ lĩnh của hội Tam Hoàng không có nhiều thời gian thực hiện những nghi lễ phức tạp như vậy, nên chẳng còn mấy ai hiểu nghi lễ chuẩn thực sự như thế nào.
Thay vào đó, việc tuyển người chỉ được thực hiện trong nghi thức dài 15 phút để thành viên mới đọc 36 lời thề. Những nghi lễ dài hơn và phức tạp hơn đôi khi cũng được thực hiện để biểu diễn.
Hội Tam Hoàng không hẳn giống mafia. Mafia nổi tiếng với quan hệ huyết thống khăng khít và hệ thống tổ chức phân cấp hình kim tự tháp rất chặt chẽ. Còn Hội Tam Hoàng có cấu trúc lỏng lẻo, cho dù có sự phân cấp trong nhóm lãnh đạo, nên những thành viên cấp thấp có nhiều tự do.
Trên thực tế, ít phong trào hay hoạt động nào của các nhóm nhỏ là do lãnh đạo hội chỉ đạo. Các thành viên của hội Tam Hoàng không cần xin phép lãnh đạo hội để thực hiện những hành động tội phạm, ngay cả khi hành động đó liên quan đến thành viên của nhóm khác.
Hội Tam Hoàng xuất phát từ Trung Quốc nhưng Hong Kong mới là địa bàn trung tâm của tổ chức này. Tại Hong Kong, ước tính có khoảng 50 hội Tam Hoàng với ít nhất 80.000 thành viên. Trong số này có một số nhóm nổi bật và hoạt động mạnh hơn cả, gồm: Tân Nghĩa Anh, Wo, 14K, và Vòng tròn lớn.
__________________________________
Đón đọc bài tiếp theo : Hội Tam Hoàng: Thủ đoạn cưỡng ép diễn viên nổi tiếng
Theo Danviet
Đón quan chức Trung Quốc, Hồng Kông trấn áp Hội Tam Hoàng Cảnh sát Hồng Kông ra tay truy quét các thành viên của Hội Tam Hoàng trước chuyến thăm của một quan chức cấp cao Trung Quốc. Cảnh sát Hồng Kông sẽ tiến hành chiến dịch trấn áp tội phạm trước chuyến thăm của ông Trương Đức Giang, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung QuốcReuters Cuộc truy quét sẽ bắt đầu vào...