Hồi sức cho doanh nghiệp – Bài 2: Nỗ lực từ nhiều phía
Trong gần 2 năm qua, sự hoành hành và tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã tàn phá nhiều thành quả kinh tế – xã hội của hầu khắp các quốc gia trên thế giới; trong đó, có Việt Nam.
Dây chuyền sản xuất tại Công ty Dệt may Eclat Việt Nam, Đồng Nai. Ảnh: Công Phong/TTXVN
Sức khoẻ và tính mạng của người dân bị đe dọa; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình đốn và nền kinh tế luôn thường trực nguy cơ chậm tăng trưởng.
Theo ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính đến thời điểm này, cả nước đã có trên 90 nghìn doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng kinh doanh. Bình quân một tháng có khoảng 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng hơn 24% so với năm 2020.
Bức tranh chung của cộng đồng doanh nghiệp đang có sự suy giảm mạnh về quy mô hoạt động. Mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh vẫn chưa dừng. Với 95% tổng số doanh nghiệp của nền kinh tế hiện ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên năng lực cạnh tranh, khả năng sinh lợi, trình độ quản lý, hiệu quả hoạt động còn thấp; tính liên kết trong cộng đồng lại chưa cao. Một bộ phận doanh nghiệp, doanh nhân hạn chế về văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội, chưa tự giác tuân thủ pháp luật… khiến cho khu vực doanh nghiệp này trở nên mong manh, dễ tổn thương nhất trước tác động của đại địch.
Tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… không ít doanh nghiệp đã mất hợp đồng, mất dòng tiền, suy kiệt về tài chính, lực lượng lao động bỏ việc, về quê… Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, không có việc làm và tình hình an sinh xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc khôi phục sản xuất kinh doanh trở thành bài toán nan giải, đòi hỏi không chỉ nỗ lực của doanh nghiệp, mà còn cần sự đồng hành hợp sức của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương tương trợ cộng đồng doanh nghiệp vực dậy nền kinh tế.
Song song với chiến dịch mở rộng tiêm chủng vaccine phòng chống dịch COVID-19, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COID-19″ và Nghị định 80/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.
Theo đó, Nghị định quy định việc hỗ trợ công nghệ, thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị… Đây được coi là chính sách quan trọng có ý nghĩa đặc biệt giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhất là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hay các doanh nghiệp xã hội theo quy định của pháp luật… tiếp cận được nguồn hỗ trợ một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Từ thực tiễn của các doanh nghiệp thành viên, ông Phùng Hà, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam (VFA) đánh giá rất cao động thái này của Chính phủ và các cấp ngành và khẳng định, phản ứng chính sách tức thời sẽ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với tình hình mới: vừa triệt để phòng chống dịch, vừa khẩn trương khôi phục và vận hành lại sản xuất kinh doanh. Từ đó, nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng và thúc đẩy nền kinh tế cả nước sớm ổn định, phát triển.
Video đang HOT
Theo ông Hà, cũng như nhiều ngành, lĩnh vực khác, các doanh nghiệp phân bón đã và đang phải chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; nhất là vấn đề phân phối, lưu thông vận tải hay sản xuất tại chỗ…. gây tốn kém rất nhiều chi phí. Chưa kể tình trạng không giải phóng được hàng tồn kho, trong khi nguồn cung nguyên liệu lại ngày càng khan hiếm và giá cả tăng cao khiến các doanh nghiệp lâm vào tình cảnh bí tắc.
Với tổng số khoảng 850 doanh nghiệp phân bón đang là thành viên hiệp hội; trong đó, hơn 800 doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thì việc duy trì thị trường và giữ giá sản phẩm là rất khó khăn. Nhất là trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón đang tăng phi mã, có mặt hàng tăng giá từ 60-80%. Như vậy, trong tương lai gần, thị trường và ngành nông nghiệp có thể đối diện với việc tăng giá mạnh của mặt hàng phân bón thành phẩm.
Bình luận về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, ông Hà cho rằng, các chính sách chung về miễn, giảm tiền điện, tiền thuê đất, đóng bảo hiểm xã hội… đã cơ bản thỏa mãn yêu cầu tối thiểu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước duy trì thị trường, Hiệp hội kiến nghị Chính phủ xem xét tiếp tục giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; đưa phân bón vào danh mục mặt hàng chịu thuế gia tăng để ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nguy cơ phân bón giả, nhái nhãn hiệu và kém chất lượng đang lợi dụng biến động về nguồn cung nguyên liệu để trục lợi.
Cùng với đó, Hiệp hội đề nghị các ngành chức năng kiểm soát chặt chẽ khâu cấp phép sản xuất hay giấy phép lưu hành đối với các doanh nghiệp ngành phân bón; đi đôi với việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí để tăng đầu tư cho các hạng mục khác.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Phát triển Châu Anh cho biết, là doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với 2 nhóm sản phẩm chính là cung cấp chuỗi gạo; xây dựng phát triển sản phẩm dược liệu sachi, năm 2021, Châu Anh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất thu mua nguyên liệu khi nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Không chỉ khâu vận chuyển hàng hóa bị ngưng trệ mà việc thu hái nguyên liệu cũng gặp rất nhiều trở ngại. Trong khi đó, thị trường đầu ra cũng bị thu hẹp do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công ty chỉ tập trung duy trì nhóm thực phẩm nông sản thiết yếu.
Với những cơ chế, chính sách vừa được Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng an toàn, linh hoạt và đạt hiệu quả trong phòng chống dịch COVID-19; đồng thời, nhanh chóng khôi phục sản xuất, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ sớm được tạo điều kiện thuận lợi để vận dụng công nghệ 4.0 vào vận hành, truy xuất nguồn gốc sản phẩm; cũng như để phát triển thị trường cho cây sachi và vùng nguyên liệu sản xuất ổn định, bền vững.
Châu Anh cũng mong muốn, được thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác và mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông và nhà khoa học…. để hiệu quả sản xuất kinh doanh từng bước khẳng định vai trò, vị thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị.
Tháo gỡ các rào cản trong thực hiện Nghị quyết 128
Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" (Nghị quyết 128) đã đưa ra những biện pháp phòng, chống dịch áp dụng thống nhất trên toàn quốc; là một chiến lược ứng phó với dịch bệnh của Chính phủ trong tình hình mới được nhiều người dân và doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, sau gần 20 ngày thực hiện, Nghị quyết đã cho thấy một số vướng mắc cần giải quyết nhanh chóng để phát huy hiệu quả cao hơn.
Phóng viên Báo Tin Tức ghi nhận ý kiến của chuyên gia, doanh nghiệp về nội dung này:
Ông Mạc Quốc Anh, Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội: Một số nơi vẫn còn áp dụng một cách máy móc, gây khó khăn cho doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp tại Hà Nội lưu thông bình thường, không gặp khó khăn gì, tuy nhiên còn có một số địa phương lân cận áp dụng tương đối máy móc. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp thuộc Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội có trụ sở ở Hà Nội nhưng làm việc, nhà xưởng ở Hải Phòng, khi xuống nhà máy điều hành quản trị sản xuất kinh doanh thì gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển.
Hiện Hải Phòng đã gỡ dần vấn đề này nhưng chúng tôi mong rằng Nghị quyết 128 sẽ là công cụ, giúp thông thoáng trong áp dụng văn bản quy phạm pháp luật từ trung ương xuống địa phương được đồng nhất.
Chúng tôi mong muốn việc này có sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc các cấp để tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát việc các địa phương thực hiện chủ trương, chính sách nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ như thế nào, để làm sao không gây khó khăn cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là về mặt lưu thông hàng hóa.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia: Ba vướng mắc lớn cần giải quyết
Chúng tôi đã ngồi với khoảng 15 doanh nghiệp, hiệp hội khác nhau sơ kết việc thực hiện Nghị quyết sau hơn 10 ngày thì thấy cơ bản doanh nghiệp phấn khởi vì các bộ ngành địa phương vào cuộc chủ động và tích cực hơn so với trước đây, hiện tượng bế quan tỏa cảng hầu như không có hoặc còn thì tương đối ít.
Hiện nay doanh nghiệp đã quay trở lại sản xuất kinh doanh trong trạng thái bình thường mới với công suất thực hiện 50 - 70%, người dân cơ bản phấn khởi, đi lại thuận lợi hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp và người dân vẫn kiến nghị 3 vướng mắc quan trọng.
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng các tỉnh thành áp dụng tương đối khác nhau về Nghị quyết này, đâu đó vẫn còn có hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc chuỗi lao động vì thực tế có một số lao động muốn quay trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc nhưng qua tỉnh này, tỉnh kia thì lại có những yêu cầu khác nhau nên người lao động không quay trở về được doanh nghiệp ban đầu sản xuất kinh doanh, điều đó tiếp tục tạo ra sự tăng chi phí, thiếu lao động cho doanh nghiệp.
Thứ 2, người dân đi lại thuận lợi hơn nhưng đâu đó vẫn còn rào cản vì quy định xét nghiệm, giãn cách vẫn còn tương đối khác nhau. Chúng tôi cũng đã kiến nghị thời gian tới phải nhất quán thực hiện quyết liệt hơn nữa.
Thứ 3, qua khảo sát nhanh, về vướng mắc lớn nhất hiện nay là gì thì nhiều doanh nghiệp đều cho rằng còn 4 thứ. Đó là thiếu lao động, vì đa số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử ở các tỉnh phía Nam, TP Hồ Chí Minh vẫn thiếu lao động trầm trọng, mới có 30 - 50% quay trở lại làm việc trong khi đó đơn hàng không thiếu.
Cùng với đó, mô hình áp dụng tại các địa phương hiện nay vẫn khác nhau, có nơi yêu cầu 3 tại chỗ, có nơi yêu cầu 1 cung đường 2 điểm đến, có doanh nghiệp thích nghi tốt, phù hợp nhưng cũng có những doanh nghiệp thấy thiếu phù hợp.
Đặc biệt, nguyên vật liệu đầu vào thời gian qua tăng rất nhiều, cả giá xăng dầu... đều khiến tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Về tài chính, dòng tiền, doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cho phép thực hiện những gói hỗ trợ thời gian vừa qua khẩn trương hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn vì nay còn một số gói hỗ trợ triển khai tương đối chậm. Ví dụ như gói cho vay trả lương lãi suất 0% đến tháng 9 vừa qua mới giải ngân được khoảng 450 tỷ, chiếm 6% là rất chậm.
Đồng thời, doanh nghiệp và người dân cũng mong muốn có gói hỗ trợ lớn hơn để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay phải tập trung khôi phục sản xuất kinh doanh.
Giữ vững 'vùng xanh', thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hợp tác xã Ngày 21/8, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các điểm cầu tại các địa phương và doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Dây chuyền sản xuất bao bì tại Công ty cổ phần khoáng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bộ Y tế: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm bếp ăn khiến 33 người ở Đồng Tháp đau bụng, nôn

Tài xế vái lạy, van xin vẫn bị đập ô tô ở TPHCM

59 người chóng mặt, buồn nôn phải vào viện sau khi ăn cỗ cưới

Mặt đất nứt nẻ, bùn màu vàng phun trào ở Phú Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân"

Cứu người nhảy sông, phát hiện thêm thi thể dưới cầu ở TPHCM

Lễ diễu binh, diễu hành 30/4 tại TPHCM sẽ áp dụng công nghệ thực tế ảo

TPHCM khuyến cáo người dân mở cửa kính khi pháo lễ 30/4 bắn đạn thật

Việt Nam trao gần 30 tấn hàng cứu trợ cho Myanmar

2 thanh niên đuối nước giữa lòng hồ

Lần đầu đấu giá biển số xe máy: Biển 29AC-555.55 trúng giá 317,5 triệu đồng

Sự thật clip bé trai bán hàng rong bị cô gái tát liên tục
Có thể bạn quan tâm

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sức khỏe
00:20:26 09/04/2025
Màn ảnh Việt lại có thêm một phim cực đáng hóng, nam chính là "thánh hack tuổi" U40 trẻ đẹp không ngờ
Phim việt
23:38:12 08/04/2025
Mâu thuẫn đất đai, chàng rể đâm 4 anh em bên vợ thương vong
Pháp luật
23:33:18 08/04/2025
Chuyên gia nhận định về cuộc đối đầu thương mại Mỹ - Trung
Thế giới
23:28:56 08/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên và loạt nghệ sĩ Việt từng bị nhãn hàng 'phong sát' vì bê bối
Sao việt
23:19:45 08/04/2025
Hơn 345 nghìn lượt xem 1 streamer nổi tiếng: "Diss HIEUTHUHAI như này là quá nice rồi"
Nhạc việt
23:05:20 08/04/2025
Chê con dâu không xứng, 1 tuần sau mẹ chồng đến tận nhà thông gia xin lỗi
Góc tâm tình
22:56:01 08/04/2025
"Tiểu tam" bị ghét nhất showbiz Hàn sinh con trai đầu lòng cho người tình hơn tuổi
Sao châu á
22:53:02 08/04/2025
Tranh cãi cảnh "nóng" ở phim Địa đạo: Chân thực hay thi vị hóa chiến tranh?
Hậu trường phim
22:40:21 08/04/2025
Uống hết 7749 sạp dừa Bến Tre, đang hí hửng mong con da trắng nõn nà, mẹ bỉm xém xỉu khi thấy cảnh này
Netizen
22:31:23 08/04/2025