Hội sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Nhật tri ân “liệt sĩ trở về”
“Những thông tin về “liệt sĩ trở vê” Phan Hữu Được được Dân trí phản ánh đã khiến hàng trăm thanh niên Việt Nam đang học tập, công tác tại Nhật Bản vô cùng xúc động.
… Câu chuyện về ông là đề tài duy nhất cho các buổi sinh hoạt của ban liên lạc lưu học sinh tại Nhật. Những trăn trở, những xúc động và cả lòng biết ơn sâu sắc. Đó là tấm lòng của những người con đang sống xa Tổ quốc như chúng tôi muốn gửi về ông – người lính của dân tộc” – Đó là tâm sự của nghiên cứu sinh Phạm Thanh Hải, đang theo học tiến sỹ khoa răng hàm mặt, trường đại học Okayama, Nhật Bản khi anh về Việt Nam trao quà cho ông Phan Hữu Được.
Anh Phan Thanh Hải, đại diện sinh viên, thanh niên Viêt Nam tại Okayama, Nhật Bản nhờ PV Dân trí gửi quà tới ông Được
Lời tri ân đến “liệt sĩ trở vê”
Sáng nay 16/7, tại thành phố Hải Phòng, anh Hải đã nhờ phóng viên Dân trígửi số tiền 17 triệu đồng của các bạn sinh viên, thanh niên Việt Nam đang học tập và công tác tại tỉnh Okayama và một số địa phương khác của Nhật Bản đến ông Phan Hữu Được, để ông có thêm điều kiện chữa bệnh. Anh Hải cho biết, sau khi đọc được thông tin về ông Được trên báo Dân trí, tất cả các nghiên cứu sinh trong hội sinh viên, thanh niên Việt Nam ở Nhât đêu bật khóc. Ai cũng thấy để mình được đi du học trong no ấm và yên bình như ngày hôm này, xương máu của những con người bất khuất như ông Được đã đổ xuống nhiều quá. Tri ân bằng cả tấm lòng biết ơn chân thành, chúng tôi đã thống nhất chia sẻ một phần tiền ăn hàng ngày để gửi quà tới ông”.
Câu chuyện về những hiệu ứng của cuộc đời ông Phan Hữu Được tại Nhật Bản đã được nghiên cứu sinh Phạm Thanh Hải kể lại với PV Dân trí thật xúc động. Chị Nguyễn Thị Bích Thảo, nghiên cứu sinh tiến sỹ khoa môi trường, trường Đại học OKayama, Phó ban chấp hành Hội Sinh viên, thanh niên Việt Nam tại Okayama đã có nhiều đêm trăn trở sau khi đọc vê hoàn cảnh ông Được. Sau một đêm dài, chị Thảo đã viết bức thư đầy nước mắt, căng tràn lời hiệu triệu gửi đến các bạn trẻ đang sinh hoạt trong hội của mình. Tâm thư đó lập tức được in ra nhiều bản, truyền tay nhau, thay cho lời muôn nói.
Bức tâm thư được gửi đi sau đúng môt tuân bài viêt đâu tiên vê cuôc đời ông Được được Dân trí đăng tải. “Bạn đã đọc, bạn đã xúc động, xin bạn đừng quay lưng”. Và từ đó bữa cơm của các tiến sỹ, thạc sỹ tương lai, các sinh viên và cả người lao đông, thêm phân đạm bạc. Phong trào này ban đầu chỉ nằm trong khuôn khổ tỉnh Okayama, sau đã lan đến các tỉnh khác như Yokohama, Nagoa. Tính đến ngày 10/7, số tiền tạm quyên góp được là 17 triệu đồng. Anh Phạm Thanh Hải được cử về nước mang số tiền trao tân tay ông Phan Hữu Được.
Anh Phan Hữu Lợi (phải) và một người thân của ông Được xúc đông khi nhân được món quà ý nghĩa của những người thanh niên đang lao đông, học tâp xa Tô quôc.
Video đang HOT
Tâm thư của những người xa Tổ quốc
Bạn đã đọc, đã rơi nước mắt về những mảnh đời bi đát. Nhưng bạn không thể đọc và quay lưng với bác, “liệt sĩ trở về” Phan Hữu Được.
Xương máu cho Tổ quốc Việt Nam để nhận lấy 40 năm sống như không phải sống kiếp người: không có cơm ăn, không có người thân, không có cả một cơ thể lành lặn, không có cả kí ức… nhưng vẫn giữ những phẩm chất cao quý của một người lính.
Nay bác đã trở về, và tất cả chúng ta, những người Việt Nam có trái tim, đã đến lúc chúng ta đền ơn bác, chia sẻ với bác cả về tinh thần vật chất, để những ngày còn lại bác được sống trong ấm áp và thanh thản.
Hội sinh viên, thanh niên Oka – Vina tại Okayama, Nhật Bản xin được đứng ra kêu gọi trách nhiệm quan tâm đối với bác để phần nào san sẻ nỗi đau thương, mất mát của 40 năm cuộc đời đã mất và đặc biệt là chia sẻ với bác sự khó khăn của đoạn đường bệnh tật gian nan sắp tới.
Bạn đã đọc, bạn đã xúc động, xin bạn đừng quay lưng.
Ngày 16/7, Phòng khám nha khoa thẩm mỹ Hà Nội, 92 Chợ Con, Hải Phòng, thông qua PV Dân trí đã gửi biếu ông Phan Hữu Được 3 triệu đồng với lời chúc ông chóng hồi phục. Số tiền này cũng đã được PV Dân trí trao tận tay gia đình ông Được.
Đó là bức tâm thư do nữ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Bích Thảo viết sau một đêm trắng đọc đi đọc lại câu chuyện về cuộc đời ông Được. Liên lạc qua điện thoại, chị Thảo kể, ông ngoại chị cũng là một liệt sĩ chưa tìm được phần mộ. Mấy chục năm nay gia đình chị đã cất công tìm kiếm, bản thân chị cũng đã từng theo bố mẹ đi tìm hài cốt ông hàng tháng trời ở chiến trường Tây Nguyên, miền Nam, Trường Sơn. Mỗi chuyến đi là một lần tuyệt vọng. Mẹ chị đã đau khổ đến tột cùng khi những cuộc tìm kiếm hài cốt cha ngày càng trở nên vô vọng. Vì vây khi đọc bài viêt vê người “liêt sĩ trở vê”, chị đã bị xúc động mạnh. “Bác và ông ngoại tôi là những người đã đổ xương máu cho Tổ quốc này, chúng tôi là những người thụ hưởng, biết đền đáp thê nào cho vừa!” – chị nói.
Ngay trong ngày hôm nay, PV Dân trí đã chuyển toàn bô số tiền – tình cảm cao quý của những người con ở xa Tô quôc – tới tận tay anh Phan Hữu Lợi, cháu ruột ông Được. Anh Lợi thay mặt gia đình gửi lời cảm ơn tới các bạn trẻ đang học tập, công tác tại Okayama, Nhật Bản và hứa sẽ dốc sức chữa bệnh cho ông.
Theo Dantri
"Liệt sĩ trở về" gặp anh kết nghĩa: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt
Vừa tới phòng bệnh, nhìn thấy cậu em kết nghĩa trong bộ quần áo bệnh nhân, vợ ông Đào đã khóc tu tu. Hai người đàn ông cũng rơi nước mắt. Nắm chặt tay em, ông Đào luôn miệng gọi: "Năm khùng, Năm cô đơn"...
Ông "Năm khùng" bật dậy từ giường bệnh nắm tay người anh kết nghĩa
Vợ ông Đào khóc tu tu ngay từ lúc mới vào phòng bệnh. Ông Đào cũng không cầm được nước mắt
Ông Được cố kìm nén cảm xúc. Gương mặt ông hằn rõ sự khắc khổ...
Vợ chồng người anh kết nghĩa không cầm được lòng khi chứng kiến người em "Năm Khùng" đang phải đương đầu với bệnh tật
Hai người anh em kết nghĩa trò chuyện với những câu hỏi sức khỏe, những chuyện xưa
Ông Đào tỉ mẩn xem lại những vết thương trên cánh tay ông Được.
Có lúc cả hai cùng trầm tư như lo lắng cho ca phẫu thuật sắp tới.
Theo Dantri
Liệt sĩ trở về sau 40 năm: Hãy nhớ đồng đội tôi là một anh hùng! Đọc bài "liệt sĩ trở về sau 40 năm", một cựu chiến binh nhiễm chất độc da cam bỗng òa lên khóc. Mấy đêm ông không ngủ, vừa mừng vừa tủi cho sự trở về ly kỳ của người đồng đội một thời ông ngưỡng mộ, nay mang một ký ức nửa tỉnh nửa mê. Bỏ cơm, mất ngủ vì đồng đội... còn...