Hồi sinh thành công vi khuẩn đáy biển 100 triệu năm thời khủng long
Các nhà khoa học hồi sinh thành công các vi sinh vật sống dưới đáy biển từ thời khủng long. Những vi sinh vật này đã ăn và thậm chí nhân bản sau hàng triệu năm ở đáy đại dương.
Các nhà khoa học vừa công bố phát hiện này trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications. Nghiên cứu này đã chứng tỏ khả năng sinh tồn đáng nể của một số loài nguyên thủy nhất Trái Đất. Chúng có thể tồn tại hàng chục triệu năm mà không có oxy hay thức ăn và sau đó sống lại trong phòng thí nghiệm.
Các vi sinh vật trong trầm tích từ 100 triệu năm trước vẫn có thể sống lại, ăn và sinh sản trong phòng thí nghiệm. Ảnh: AP.
Một nhóm nghiên cứu do Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển – Trái Đất Nhật Bản dẫn đầu đã phân tích các mẫu trầm tích cổ lắng đọng hơn 100 triệu năm trước dưới đáy biển Nam Thái Bình Dương.
Khu vực này có ít chất dinh dưỡng trong trầm tích hơn bình thường. Điều này khiến nó không phải địa điểm lý tưởng để duy trì sự sống qua hàng thiên niên kỷ.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu đã ủ các mẫu để đánh thức các vi sinh vật sau giấc ngủ dài cả trăm triệu năm.
Và thật đáng kinh ngạc, họ có thể hồi sinh gần như tất cả vi sinh vật.
“Khi lần đầu làm được việc này, tôi đã hoài nghi liệu những phát hiện này có phải là do một sai lầm nào đó hay là một thất bại trong thí nghiệm hay không”, người đứng đầu nghiên cứu Yuki Morono cho biết.
“Bây giờ, chúng tôi biết rằng không có giới hạn tuổi tác với các sinh vật trong sinh quyển dưới đáy biển”, ông nói với AFP.
Steven D’Hondt, đồng tác giả nghiên cứu và giáo sư của trường sau đại học Hải dương học URI (Mỹ), cho biết các vi khuẩn đến từ trầm tích lâu đời nhất được khoan từ đáy biển.
“Trong các trầm tích lâu đời nhất và ít dinh dưỡng nhất mà chúng tôi đã khoan được, vẫn còn các sinh vật sống và chúng có thể tỉnh dậy, phát triển và nhân lên”, ông D’Hondt nói.
Ông Morono giải thích rằng lượng oxy ít ỏi trong trầm tích cho phép các vi khuẩn sống sót hàng triệu năm trong khi hầu như không cần năng lượng.
Mức năng lượng vi sinh vật dưới đáy biển cần “thấp hơn hàng triệu lần so với vi sinh vật bề mặt”, ông nói.
Ông Morono nói rằng cách các vi sinh vật dưới đáy biển tồn tại trong môi trường như vậy là một bí ẩn.
Ông Morono cho biết nghiên cứu mới đã chứng minh sức sống đáng chú ý của một số sinh vật đơn giản nhất Trái Đất.
“Khác với chúng ta, vi khuẩn sinh sản bằng cách tự chia đôi, vì vậy chúng không thực sự có tuổi thọ”, ông Morono nói thêm.
Phát hiện loài vi khuẩn kỳ quái chưa từng thấy dưới đáy biển sâu
Các nhà khoa học phát hiện sự trao đổi chất kỳ lạ, không giống bất cứ thứ gì từng gặp trước đây trong một loại vi khuẩn dưới đáy đại dương.
Nhóm các nhà nghiên cứu Đức cho biết vi sinh vật này có khả năng tồn tại đáng kinh ngạc trên các chất hữu cơ và vô cơ mà không cần oxy.
Được biết đến cái tên Acetobacterium woodii, loại vi khuẩn này sống trong các lỗ thông thủy nhiệt và ruột mối.
Sự trao đổi chất kỳ lạ của A. woodii khiến nó trở nên khác biệt. (Ảnh: NOAA Vents Program)
Khả năng tạo ra cũng như sử dụng hydro và carbon dioxide để tự sản xuất năng lượng khiến A. woodii trở nên khác biệt.
"Đã có những suy đoán rằng nhiều dạng thức sống cổ xưa sở hữu loại trao đổi chất mà chúng ta thấy trong A. woodii. Các thu thập của chúng tôi cung cấp bằng chứng đầu tiên cho thấy những con đường chuyển hóa này thực sự tồn tại", nhà vi trùng học Volker Mller tới từ Đại học Goethe Frankfurt cho hay.
"Thông qua quá trình tái chế hydro mà chúng ta phát hiện ra, A. woodii sở hữu tối đa sự linh hoạt trao đổi chất", nhà vi sinh học phân tử Anja Wiechmann giải thích.
Theo ông Wiechmann, trong một chu kỳ, A. woodii có thể tự tạo và sử dụng hydro hoặc sử dụng hydro từ các nguồn bên ngoài.
Phát hiện dấu tích rừng nhiệt đới 90 triệu năm tuổi dưới băng Nam Cực Nam Cực giờ đây là miền đất băng tuyết khắc nghiệt, nhưng nơi này từng có một thời dĩ vãng rất 'huy hoàng', với khí hậu như châu Âu và thảm thực vật đan xen. Lục địa này từ cách đây rất lâu từng có các khu rừng mưa ôn đới, ẩm ướt, tràn đầy sức sống, các nhà khoa học cho biết...