Hồi sinh loại cây đặc sản vừa cay vừa ngọt, cứ bóc vỏ là có tiền
Từ những cây quế quỳ tự nhiên, sau bao nhiêu thăng trầm cùng thời gian, đến nay nguồn giống trội của loại cây đặc biệt này ngày càng bị kiệt quệ. Để xây dựng các rừng giống, vườn giống có chất lượng, các nhà nghiên cứu đã dày công điều tra, thống kê và chọn được 10 cây giống vượt trội trong vườn hàng trăm nhà dân. Để từ đó bảo tồn và phát triển loại cây đặt sản cho thu nhập cao này.
Hồi sinh quế Quỳ trên “đất mẹ”…
Gia đình anh Hà Văn Thoả, bản Phương Tiến 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong ( Nghệ An) hiện đang sở hữu 4 cây quế Quỳ giống trội được Sở Nông nghiệp &PTNT Nghệ An công nhận. Đi thăm vườn quế xanh mướt trên quả đồi sau nhà, chỉ vào những cây quế cao chót vót, cành lá sum suê, rễ to ăn sâu vào lòng đất, anh Thoả cho biết, những cây quế này đã trồng được khoảng 30 năm, được ông cố trồng vào cuối những năm 1980 của thế kỷ trước.
“Gia đình tôi được thừa kế vườn quế Quỳ này của cha ông. Tôi cũng không biết trong vườn có 4 cây giống gen trội hơn những cây khác. Đến mùa thu hoạch là tôi chặt cành, bóc vỏ bán, giá trung bình cứ 500.000 đồng/10kg vỏ khô. Gia đình tôi thu hoạch đến đâu là thương lái hay người quen trong huyện đặt mua hết”, anh Thỏa cho hay.
Vườn cây quế Quỳ của gia đình anh Hà Văn Thoả, bản Phương Tiến 3, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong (Nghệ An). Ảnh: CT
Được biết, cây quế Quỳ là cây bản địa, có trong các cánh rừng tự nhiên của huyện Quỳ Châu, Quế Phong. Đã từ rất lâu, người dân địa phương đã có tập quán vào rừng khai thác vỏ quế Quỳ về chữa bệnh, làm hương liệu và bán nguyên liệu ra thị trường. Cách đây 60 năm, loại cây này đã được người dân nơi đây đưa về trồng rải rác trong vườn.
Những năm 80 thế kỷ trước, tỉnh Nghệ An có chủ trương quy hoạch vùng trồng quế Quỳ trên địa bàn Quỳ Châu và Quế Phong lên tới 10.000 ha với hình thức phát động nhân dân và giao chỉ tiêu cho các lâm trường trồng quế Quỳ.
Cao điểm là những năm 1994 đến năm 2000, huyện Quế Phong trồng được 3.012 ha Quế Quỳ, trong đó các lâm trường Quế Phong, Phú Phương trồng được 1.218 ha và hộ gia đình trồng được 1.974 ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà diện tích cây Quế trên địa bàn huyện Quế Phong có nhiều biến động, diện tích giảm dần.
Video đang HOT
Anh Hà Văn Thỏa đi thăm vườn quế Quỳ 30 năm tuổi của gia đình mình. Ảnh: CT
Đến nay, vườn nhà anh có khoảng 20 cây quế cho khai thác. Giá quế hiện nay khoảng 480.000 đồng/yến vỏ khô. “Chỉ cần khoảng 5-6 cành to là bóc được 1 yến vỏ quế khô. Thỉnh thoảng tỉa vài cành để kiếm ít đồng trả tiền học cho con. Còn mấy cây “quế cụ” trong vườn thương lái Trung Quốc sang mua mỗi cây 5 triệu nhưng gia đình không bán”, anh Thỏa nói.
Giá quế lên nên người dân nhiều địa phương ở Quế Phong đang quay lại với loài cây này. Thêm vào đó, Quế Phong cũng đang quyết tâm phục hồi diện tích cây quế Quỳ, vấn đề đặt ra là cần một nguồn giống tốt, cho năng suất cao, việc phân biệt đâu là quế Quỳ, đâu là quế thường gặp nhiều khó khăn, danh tiếng quế Quỳ dần mai một và mất giá trên thị trường.
Anh Hà Văn Thỏa vui mừng vì gốc quế Quỳ của gia đình được chọn 4 cây làm rừng giống, vườn giống của địa phương. Ảnh: CT
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Lê Văn Giáp – Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho hay: Những năm gần đây, giá vỏ quế tăng cao, người dân và chính quyền địa phương xác định đưa loại cây này vào các dự án trồng rừng gỗ lớn của huyện. UBND huyện Quế Phong đã và đang phối hợp với Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt, Trung tâm nghiên cứu Lâm sản khảo sát cùng bảo tồn giống quế Quỳ để ươm giống nhân rộng diện tích nhằm tạo thu nhập cao cho người dân và phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Khắt khe lựa chọn giống quế đặc sản đạt chuẩn
Năm 2018, Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ đã tổ chức điều tra, đánh giá, chọn lọc cây trội quế Quỳ trong rừng trồng tại xã Tiền Phong, Mường Nọc với một quy trình khắt khe. Cây trội được lựa chọn ở rừng trồng đồng tuổi, giai đoạn thành thục công nghệ hoặc gần thành thục công nghệ, có sinh trưởng từ mức trung bình trở lên và không có biểu hiện của sâu bệnh hại. Đặc biệt, cây có giá trị năng suất vượt ít nhất 15% so với giá trị trung bình về năng suất quả trong đám rừng (khoảng từ 40 – 50 cây).
Rễ cây quế Quỳ hơn 30 năm tuổi của gia đình anh Hà Văn Thỏa. Ảnh: CT
Để tìm được giống quế Quỳ đạt chuẩn, các chuyên gia tỷ mẩn khảo sát, thống kê và đánh số thứ tự các cây quế, sau đó tiến hành lập các ô tiêu chuẩn. Phải đảm bảo có ít nhất từ 40 – 50 cây trong ô để làm cơ sở so sánh với cây dự tuyển. Đánh số thứ tự cây trong ô, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, ghi chép vào phiếu điều tra cây trội. Tính toán các giá trị trung bình của đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán, độ dày vỏ trên cây vào phiếu điều tra cây trội.
Ông Nguyễn Văn Sinh – Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt cho biết: “Giữa hàng ngàn cây, các chuyên gia chỉ chọn được 30 cây trội dự tuyển, rồi từ đó chọn được 10 cây trội đạt các tiêu chuẩn. Các cây này sau khi được Sở NN&PTTN, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Nghệ An thẩm định, công nhận và cấp chứng chỉ đã được lập hồ sơ quản lý để phục vụ việc nhân giống lâu dài. Nếu kết quả thành công, từ rừng giống, vườn giống loại cây này được nhân rông ra các hộ gia đình trên địa bàn. Theo thời gian sinh trưởng, cây quế Quỳ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trên địa bàn…”
Một cây quế Quỳ có giống gen vượt trội so với những loại cây khác trong vườn nhà anh Hà Văn Thỏa. Ảnh: CT
Theo Danviet
Phát hiện 2 thi thể ở vùng biển Quảng Xương nghi nạn nhân bị lũ cuốn
Tối 4/8, trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Anh Chung - Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) xác nhận, người dân địa phương vừa phát hiện 2 thi thể dạt vào bờ ở vùng biển Quảng Xương.
Cảnh tượng tan hoang ở bản có 12 người chết, mất tích do lũ quét
Cụ thể, chiều 4/8, người dân thôn 1, xã Quảng Lưu (Quảng Xương) bất ngờ phát hiện thi thể bé trai khoảng 12 tháng tuổi lẫn trong bùn đất trong tình trạng không có quần áo. Mọi người đã đặt bé lên tấm bạt, tiến hành tắm rửa sạch sẽ, thắp hương cầu siêu cho cháu bé.
Bản Xa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn tan hoang sau lũ.
Cùng thời điểm này, tại thôn 10, xã Quảng Thái (Quảng Xương), người dân cũng phát hiện thi thể nhiều vết va đập của một nam thanh niên. Nạn nhân không có giấy tờ tuỳ thân.
Hiện có 11 người tại bản Xa Ná, xã Na Mèo và một số bản khác ở huyện Quan Sơn đang mất tích sau trận lũ 3/8
Sau khi nhận được để thông tin, các cơ quan chức năng đã có mặt tại hiện trường để xác định nguyên nhân, danh tính của những người xấu số.
Nhiều người nhận định, có thể đây là hai nạn nhân đang mất tích trong trận lũ vừa rồi trên địa bàn huyện Quan Sơn trôi dạt về đây.
Được biết, trong số 12 nạn nhân hiện đang mất tích trong đợt lũ vừa rồi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, có một bé trai (chưa đầy 1 tuổi) - con của anh Hoàng Xuân Luyến (45 tuổi, ở bản Xa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn).
HOÀNG LAM
Theo tienphong
Tước giấy phép lái xe của tài xế bán tải chạy lấn làn, thách thức người khác Lái ô tô bán tải chạy lấn làn, thách thức người tham gia giao thông, tài xế Giáp vừa bị Công an TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) tước giấy phép lái xe kèm mức phạt 2,5 triệu đồng. Tối ngày 24/7, Thượng tá Nguyễn Ngọc Điệp, Phó trưởng Công an TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương), cho biết đã ký biên bản xử...