Hồi sinh kinh lá bí truyền 300 năm
Cuối năm 2016, để bảo tồn và phát triển nét văn hóa độc đáo lâu đời của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi ( huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), ngành văn hóa tỉnh An Giang đã có giải pháp “hồi sinh” kỹ thuật viết kinh trên lá bằng kỹ thuật bí truyền của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi sau nhiều năm tưởng chừng như “tuyệt chủng” và hoàn tất hồ sơ đề cử kinh lá vào danh mục tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Cuộc hồi sinh kỳ diệu!
Ông Chau Chanh- nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện Tri Tôn, người có nhiều năm gắn bó với công tác nghiên cứu, bảo tồn văn hóa vật thể của cộng đồng Khmer vùng Bảy Núi, cho biết: Tương truyền, Sa-tra (Sa-tra trong tiếng Khmer có nghĩa là chữ viết bằng bút Đek- cha (cán bằng gỗ tròn, ngòi bằng thép) khắc lên mặt lá có tên là slấc-krích”), xuất hiện ở vùng Bảy Núi cách đây trên 300 năm do một vị sãi cả chùa Svay – so phát minh để chép và lưu truyền kinh Phật trong thời kỳ chưa lưu hành giấy bút như ngày nay. Sau đó nghệ thuật này lan ra các chùa Nam tông trong vùng.
Hòa thượng Chau Ty được ngành chức năng tiếp sức để truyền nghề tưởng chừng sẽ mai một cho thế hệ trẻ. Ảnh: HỒNG CẨM
Ông Nguyễn Văn Lên- Giám đốc Sở VHTTDL An Giang cho biết: Kinh lá là loại hình nghệ thuật độc đáo và vô cùng quý hiếm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Kinh lá ghi lại những tạng kinh bằng chữ Phạn, với kỹ thuật độc đáo từ thời xa xưa và được lưu truyền cho đến nay. Sau khi phát hiện các chùa Khmer vùng Bảy Núi còn lưu giữ những tạng kinh quý hiếm này Sở đã có kế hoạch thống kê lại số lượng để bảo tồn, bảo quản tốt hơn. Đồng thời, trước nguy cơ nét giá trị văn hóa này sẽ bị mai một và biến mất vì một số lý do nên ngành đã hỗ trợ các chùa mở lớp truyền kỹ thuật viết kinh cho các truyền nhân. Vừa qua kinh lá đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
“Thường, công việc này chỉ truyền thụ lại người có tâm đạo và hoa tay nhất trong nhóm đệ tử. Cách đây gần 70 năm, sau một năm học nghề, “chú tiểu” Chau Ty được vị tổ đời thứ 8 chùa Svay – so quyết định chọn làm truyền nhân đời thứ 9 khi mới vừa tròn 10 tuổi đời – một điều chưa có trong tiền lệ. Nhưng thực tế cho thấy đó là quyết định… để đời. So với 8 vị tiền bối, đến đời thứ 9, kinh lá độc đáo hơn, đẹp hơn…” – ông Chau Chanh cho biết thêm.
Video đang HOT
Ông Chau Chanh giải thích: “Chữ mà Sãi cả Chau Ty sử dụng trong viết kinh lá là sự vận dụng linh hoạt, tài hoa giữa nét hoa của chữ cổ và nét tiện ích của chữ hiện đại để tạo ra sự hài hòa, cân đối về mặt thẩm mỹ nên kinh lá của sãi cả viết đẹp và biến hóa như “phụng múa, rồng bay”.
Tuy nhiên, cách nay khoảng 20 năm, vì không tìm được truyền nhân cũng như việc tìm lá slấc- krích quá khó khăn, vì gần như loại cây này đã tuyệt chủng nên sãi Chau Ty đã tặng lại cây Đek – cha cuối cùng cho người quen và từ đó đến nay ông không còn viết kinh lá và cũng không truyền được nghề cho ai.
Thế rồi như phép màu, từ chỗ tưởng chừng như sẽ ra đi không bao giờ trở lại, kinh lá đã trở về và rạng rỡ hơn xưa. Hiểu được tấm lòng muốn truyền nghề của hòa thượng, mới đây Sở Văn hóa, Thể thao – Du lịch An Giang hỗ trợ hòa thượng mở lớp hướng dẫn truyền nghề viết kinh lá có hàng chục vị sư sãi tham gia học. Sau nhiều tháng miệt mài, sự nhiệt tình của thầy và sự kiên trì của trò đã cho ra đời hàng chục vị viết được kinh lá.
Tác phẩm nghệ thuật độc đáo
Gặp hòa thượng Chau Ty- Sãi cả chùa Svay – so (núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang) vào dịp cuối năm 2016, ông xúc động cho biết: “Sau 20 năm dằn vặt với nỗi lo kỹ thuật viết kinh lá sẽ bị “tuyệt chủng”, nhưng không ngờ nay kinh lá lại bất ngờ được “hồi sinh” sừng sững giữa đời thường. Cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được tâm nguyện của thầy tổ- truyền nghề cho hậu duệ”.
Hòa thượng Chau Ty, chia sẻ kỹ thuật để tạo ra một tạng kinh Sa tra – đó là cả một kỳ công. Trước hết là kỹ thuật khai thác lá slấc – krích (đây là loài cây có hình dạng bên ngoài giống với cây thốt-nốt, loài cây đặc hữu của vùng Bảy Núi), nhưng có lá dầy, cứng hơn và chỉ sống tại các nơi hiểm địa. Theo Hòa thượng, để có được lá nguyên liệu, người ta phải mất rất nhiều công sức. Khi đọt non vừa nhú lên khỏi nách bẹ, phải nhanh chóng dùng vải mỏng quấn tròn xung quanh và thường xuyên thăm chừng để quấn kín phần ra mới cho đến ngày thu hoạch.
Theo sư Chau Ty, phải bao quấn kín như vậy là để tấm lá giữ được màu trắng, sạch sẽ, không bị côn trùng cắn phá, nếu không, lá cây già sẽ chuyển thành màu xanh đậm, hay vàng úa, hoặc bị côn trùng phá hỏng. Công việc này phải được thực hiện thường xuyên và chỉ đến khi lá dài hơn 2m mới thu hoạch. Do đặc điểm lá chỉ mềm khi còn tươi và sẽ cứng rắn sau vài giờ lìa khỏi thân mẹ, nên sau khi chặt về là phải tiến hành phân, chặt dứt điểm. Sau nhiều công đoạn ngâm trong dung dịch bí truyền để ngăn ngừa côn trùng có thể cắn phá, để khô trong mát sau đó dùng bào mộc làm phẳng lá trước khi viết. Thường công đoạn này mất đến hàng tháng ròng.
Đến công đoạn viết là công đoạn cực kỳ quan trọng để cho ra đời tác phẩm nghệ thuật. Đây là công việc đòi hỏi sự tĩnh của tâm, nét tài hoa của đôi bàn tay và sức sáng tạo của kỹ năng mỹ thuật. “Bàn viết” là thanh gỗ nhỏ vừa vặn với diện tích tấm lá, đặt trên đầu gối để có thể linh động theo sự nhịp nhàng của tay viết. Cách thức viết Sa-tra cũng rất đặc biệt. Tay phải cầm bút, tay trái giữ lá, nhưng mọi chuyển động của ngòi bút đều tuân thủ theo sự chỉ huy của ngón cái điều tiết nét lên xuống của ngọn bút để quyết định độ nông, sâu xuống mặt lá và khoảng cách giữa các con chữ… sao cho thật hài hòa.
Vươn ra “biển lớn”
Thông thường mỗi lá được bố trí viết từ 4-5 hàng, mỗi hàng từ 15 – 20 chữ. Viết xong, lau sạch trước khi thoa lên trên lớp dung dịch hỗn hợp bao gồm: Than tán nhỏ, nước trái mặc – nưa (được người Kinh dùng để nhuộm Lãnh Mỹ A, loại lụa Tân Châu có màu đen tuyền) để hiện chữ lên. Nhớ đó mà càng để lâu, mặt lá càng láng bóng, Kinh lá càng lung linh vẻ đẹp của màu thời gian.
Sau khi hoàn thành các công đọan này, việc kết lá kinh thành quyển phải tuân thủ quy tắc riêng để khi mở kinh ra đọc, nội dung không bị xáo trộn. Nghệ thuật “đóng quyển” của kinh lá cũng rất đặc biệt. Cũng có trang trí bìa như sách ngày nay, nhưng độc nhất là dây kết nối các tờ Sa-tra thành quyển hoàn chỉnh. Theo sư Chau Ty, để có được dây này, phải luồn nhiều sợi tóc vào lỗ tròn (được khoan trước đó) trên góc lá kinh, sau đó se, kết thành vòng tròn khép kín đến độ không sao phát hiện được vị trí của mối nối. Hiện nay, các sãi học trò của sư Chau Ty đã nắm được kỹ thuật viết và rất đam mê, cần mẫn học.
Để bảo tồn nét văn hóa phi vật thể độc đáo này, tỉnh An Giang cũng đã mở “Văn phòng tứ bảo” để ghi lại hình ảnh công đoạn viết Sa-tra và đang ráo riết hoàn chỉnh hồ sơ đề cử kinh lá vào danh mục tư liệu thuộc “Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO”; Kinh lá còn có thêm cơ hội vươn ra khỏi chiếc ao làng, vươn ra biển lớn.
Theo Danviet
Khởi tố kẻ giết vợ bằng 7 nhát dao rồi tự sát vì ghen
Do ghen tuông, Thắng đã dùng dao nhọn đâm vợ mình 7 nhát khiến chị này tử vong ngay tại chỗ. Ngay sau đó, Thắng đã uống thuốc sâu tự tử nhưng được phát hiện, cứu chữa kịp thời.
Sáng 19.10, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang, trong sáng cùng ngày đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam Trần Văn Thắng (30 tuổi, ngụ ấp Hòa Hưng, xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) về hành vi "giết người".
Nơi chị Hai bị chồng ra tay sát hại
Thắng và chị Phạm Thị Kim Hai (30 tuổi) cưới nhau vào năm 2011. Đến năm 2015, cả gia đình đi Bình Dương làm thuê. Đến tháng 7.2016, Thắng cùng hai con về quê ở ấp Hòa Hưng sinh sống, còn chị Hai tiếp tục ở lại Bình Dương làm thuê.
Đến ngày 26.9, nghi vợ ngoại tình, Thắng gọi điện cho vợ nói chuyện và xảy ra cãi vã. Ngày 28.9, chị Hai từ Bình Dương trở về quê gấp khi nghe chồng mình nói con gái bị bệnh.
Chiều tối cùng ngày, vợ chồng Thắng vẫn ăn bữa tối bình thường cùng 2 người con. Tuy nhiên, đến khoảng 23g30', lợi dụng lúc vợ ngủ say, Thắng dùng dao đâm 7 nhát vào ngực trái chị Hai khiến chị tử vong tại chỗ.
Sau đó, Thắng ra phía sau nhà bếp ném hung khí xuống ruộng rồi uống thuốc trừ sâu tự tử. Lúc này, bà Phạm Thị Hoàng Oanh (mẹ ruột Thắng) nằm ngủ trong nhà nghe Thắng ói nên chạy ra thì được biết Thắng đã đâm chết vợ và uống thuốc sâu.
Phát hiện vụ việc, bà Oanh đã tri hô, gọi người đưa Thắng đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang. Sau khi nhận được tin báo, Cơ quan CSĐT Công an huyện Châu Thành đã phối hợp với Công an tỉnh An Giang khám nghiệm hiện trường để phục vụ công tác điều tra.
Theo Danviet
Bí ẩn loài cá thiêng có vẩy đỏ như máu người ở Biển Hồ Loài thủy ngư này có thân dài, uyển chuyển, đầu có đôi râu như rồng và toàn thân cá có lớp vảy đỏ như màu máu nên người xưa mới gọi cá huyết rồng. Tại Việt Nam, thi thoảng ngư dân ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp thả lưới dính được cá huyết rồng nặng đến hơn nửa tạ. Ít ai biết...