Hồi sinh game Việt – Táo bạo hay ảo tưởng?
Việc đóng cửa một trò chơi trực tuyến là điều rất đỗi bình thường đối với thị trường game thế giới, Việt Nam cũng vậy. Dẫu vậy đối với đa phần game thủ thì không ai mong muốn một kết cục đáng buồn, vì thế họ thường cố gắng tác động đến NPH để thay đổi quan điểm dù biết gần như chẳng bao giờ thành công.
Viễn cảnh CLTB hồi sinh khiến cộng đồng hưng phấn.
Gần đây tại Việt Nam, sự hồi sinh bất ngờ của Hiệp Khách Giang Hồ và sắp tới rất có thể là cả Cửu Long Tranh Bá không khỏi khiến cộng đồng hy vọng vào một tương lai “tươi sáng” hơn cho nhiều MMO từng bị khai tử, thậm chí có ý kiến còn cho rằng hành động trên đang góp phần thay đổi bộ mặt làng game nội địa. Thế nhưng thực sự đây có phải là phương án hay?
Không phải tự nhiên game đóng cửa
Trước tiên, phải khẳng định một điều rằng chẳng NPH nào lại muốn đóng cửa game cả. Họ tốn tiền mua bản quyền, tốn tiền truyền thông, nuôi cả một team dự án để gây dựng cộng đồng lẫn kỹ thuật rồi cuối cùng tất cả bỗng dưng mất hết. Vì thế quyết định khai tử sản phẩm chỉ là quyết định sau cùng khi không còn cách nào khác.
Một game đã không còn cách nào cải thiện được tình hình cũng có nghĩa là nó không hợp với thị hiếu của gamer Việt, hoặc có thể chỉ đơn giản là hệ thống chống hack/bot của chính nó quá kém không thể bổ sung nổi. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hiếm có hãng nào lại mặn mà phát hành lại MMO cũ.
Một MMO đã không có cơ sống mới phải đóng cửa.
Dĩ nhiên, cũng có trường hợp một MMO hay nhưng vì NPH trước quá kém dẫn đến thất bại, nhưng điều đó là không nhiều (CLTB thậm chí là do VNG – NPH lớn nhất VN đảm trách). Hơn nữa game hay thường sẽ chỉ rơi vào tay một NPH có tiềm lực.
Nay một hãng game quyết định đi ngược lại quy luật trên liệu có là quá rủi ro? Hoặc giả chăng họ quyết tâm đi chăng nữa nhưng rồi liệu trò chơi vừa được cứu sống lại sẽ tồn tại bao lâu?
Tiến lên hay tụt lùi?
Rõ ràng, trong bối cảnh hiện tại thì sự hồi sinh của KHGH và sắp tới có thể là CLTB đang khiến gamer Việt vui mừng, nó cũng làm cho thị trường nội địa sôi động hơn một chút. Thế nhưng suy xét một cách kỹ càng thì cách làm trên chẳng những không làm ngành game nước nhà tiến lên mà còn có phần tụt lùi.
Video đang HOT
Trong khi thế giới đã tiến xa, chúng ta lại đi lùi?
Để phát hành lại một MMO thì các NPH vẫn phải làm lại mọi khâu từ truyền thông đến vận hành, chưa kể vẫn phải xin cấp phép một cách rất khó khăn, vậy thì công sức ấy bỏ ra cho những trò chơi mới hơn, nhiều tiềm năng hơn có vẻ mới là lựa chọn đúng đắn. Dĩ nhiên ở đây bỏ qua trường hợp phát hành lậu.
Hơn nữa, một thị trường chỉ trông đợi vào những sản phẩm cũ kỹ (lạc hậu về đồ họa, gameplay) trong khi thế giới đã tiến rất xa thì quả là điều đáng buồn. Thử tưởng tượng Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đã ra mắt nhiều MMO next-gen trong khi chúng ta lại vui mừng với đồ cổ mà họ từng “thải” cách đây 5, 6 năm, ai cũng thấy đó là điều vô lý.
Lỗi tại gamer Việt chứ không phải tại game
Có một sự thật rằng trong đa phần các MMO chất lượng tốt từng đóng cửa tại Việt Nam, chúng đều không thể tồn tại nổi do thị hiếu quá khác biệt của gamer nội địa. Số khác lại thất bại vì nạn hack/cheat vô tội vạ (điển hình như CLTB).
Chính vì nguyên nhân trên mà ngày nay nhiều NPH cố tình mua các sản phẩm chất lượng thấp, sản xuất theo cách “tàu nhanh” từ Trung Quốc về nước với mục đích thu lời nhanh rồi đóng cửa nhanh. Họ biết rằng tốn tiền mua game tốt về rồi cũng chẳng đi đến đâu. Cách nói này có vẻ khắc nghiệt nhưng đúng là như thế.
Cần cải thiện ý thức gamer.
Vì vậy, dù một hãng game có xuất sắc đến đâu đi chăng nữa, cố gắng đến đâu đi chăng nữa để hồi sinh MMO cũ thì cái gốc là ý thức game thủ Việt vẫn chưa được giải quyết. Mà khách hàng đã không tốt thì dịch vụ cung cấp hoàn hảo cũng không bù đắp lại được. Ví dụ như CLTB, có gì khẳng định được là khi nó sống lại sẽ tránh được nạn hack?
Nói cách khác, muốn những trò chơi chất lượng cao có thể sống tốt tại dải đất hình chữ S thì không phải chỉ ở việc phát hành lại trò chơi đó, mà phải thay đổi bản chất game thủ Việt đã. Bài toàn ấy cho đến giờ vẫn chưa có lời giải.
Theo Game Thủ
Những tác động tích cực từ việc chơi game
Chơi game mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng.
Trò chơi và các công nghệ hỗ trợ chúng về cơ bản đã thay đổi cách chúng ta giải trí ngày nay. Các game thủ có tuổi trung bình lớn hơn, nhiều thể loại game hơn và các trò chơi có chất lượng ngày càng cao hơn. Nếu sử dụng chúng thực sự đúng cách, game sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người chơi hơn những gì họ có thể tưởng tượng. Các nhà phát triển game ngày nay đang hướng đến việc tích hợp trong các trò chơi yếu tố giáo dục và nhiều chức năng hữu ích khác. Cụ thể, trò chơi video đang được áp dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực với các mục đích khác nhau chẳng hạn như điều chỉnh hành vi, chữa trị bệnh, xây dựng kỹ năng lãnh đạo và phân tích chiến lược của các tổ chức như công ty IBM, khách sạn Hilton và cả quân đội Mỹ. Sau đây là vài lợi ích rõ rệt của game đã được các chuyên gia chứng minh trong các nghiên cứu và khảo sát của họ.
Phương pháp học hiệu quả
Một báo cáo tại Hội nghị thượng đỉnh về Trò chơi Giáo dục của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ năm 2006 cho thấy: "Học sinh chỉ nhớ 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ nghe, 30% nếu họ nhìn thấy hình ảnh liên quan đến vần đề họ nghe, 50% nếu họ được xem người ta vừa làm vừa giải thích, nhưng học sinh có thể nhớ nến 90% nếu họ tự mình tự thực hiện, ngay cả khi chỉ là trải nghiệm qua chương trình mô phỏng."
Các trò chơi đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn. Mặc dù lĩnh vực này vẫn chỉ mới trong giai đoạn đầu nhưng học tập thông qua trò chơi thật sự có tiềm năng khi có thể cung cấp những kiến thức về khoa học và giáo dục đến hàng triệu người dùng.
Chơi mà học - một phương pháp hiệu quả
Không giống như khi học qua các phương tiện truyền thông như TV khi người xem thường thụ động. Trò chơi là một phương tiện có tính tương tác cao đem lại hiệu quả tiếp thu rất lớn. Game thủ phải giải quyết nhiều vấn đề, sử dụng các kỹ năng tư duy, phân tích và phản ứng với các tình huống thay đổi nhanh chóng. Chính vì thế, trò chơi giáo dục có thể đưa lý thuyết vào thực hành bằng cách mô phỏng trực quan khiến người chơi có thể tiếp nhận thông tin sâu sắc hơn. Ngoài ra, người chơi thường bị thôi thúc đạt được cấp độ cao hơn và các phần thưởng khi hoàn thành mục tiêu trong game nên sẽ đem lại nhiều hứng thú và niềm vui khi chơi.
Tăng sự đồng cảm
Tiến sĩ tâm lý học tại Chicago, Kourosh Dini lập luận rằng trò chơi video có thể giúp tăng khả năng cảm thông: "Một trong những phần quan trọng trong nhiều trò chơi đặc biệt là trò chơi trực tuyến hỗ trợ nhiều người là game thủ thường hay tương tác với những người chơi khác và đồng thời họ phải chủ động suy nghĩ về những gì người khác đang làm hay nghĩ để có thể cạnh tranh hay hợp tác. Dù bằng cách nào chăng nữa thì đó cũng là cách giúp người chơi cố gắng học cách tìm hiểu về những người xung quanh."
Game giúp hiểu nhau hơn
Khả năng nhận thức
Chơi các trò chơi video đã cho thấy có tác động tích cực đến khả năng nhận thức đặc biệt và yếu tố kỷ luật vì phần lớn các trò chơi đều yêu cầu người chơi phải tuân thủ theo một quy tắc nhất định, đồng thời phải đưa ra các quyết định đúng đắn mới có thể giành chiến thắng. Trong một cuộc khảo sát của Sony Online Entertainment và Yahoo! đã phát hiện 70% phụ huynh nhận thấy kỹ năng giải quyết vấn đề của con cái của họ được cải thiện rõ rệt kể từ khi chúng bắt đầu chơi trò chơi video.
Giảm căng thẳng
Các nghiên cứu cũng đều chỉ ra rằng trò chơi có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng mà chúng ta thường phải đối mặt hàng ngày. Một nghiên cứu của Đại học East Carolina cho thấy các trò chơi nhẹ nhàng như của Popcap có thể cải thiện tâm trạng của người chơi. Các nhà khoa học sử dụng chụp cắt lớp phát xạ positron để cho thấy rằng mức độ của các dopamine (chất dẫn truyền thần kinh cho các cảm giác mà một trong số đó là niềm vui) tăng lên trong khi chơi trò chơi video. Hơn nữa, một nghiên cứu tại Đại học Oxford được công bố trên BBC phát hiện rằng trò chơi xếp gạch Tetris có thể giúp các bệnh nhân đối phó với căng thẳng của thời kỳ hậu chấn thương tâm lý.
Giây phút xã street
Cải thiện phối hợp tay-mắt
Có một khảo sát thú vị trên 303 bác sĩ phẫu thuật (82% nam giới, 18% phụ nữ) tại Trung tâm Y tế Beth Israel, New York thực hiện đã chứng minh mối liên hệ giữa chơi game và hiệu suất cải thiện trong phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật sau khi chơi trò chơi đòi hỏi kỹ năng sử dụng đôi tay khéo léo cho thấy họ đã thực hiện các ca phẫu thuật nhanh hơn đáng kể so với trước và nhanh hơn nhiều so với bác sĩ phẫu thuật không chơi game.
Giảm đau
Một nghiên cứu của nhà thần kinh học Erin Robinson sử dụng trò chơi để hạn chế cảm giác đau đớn khi thay quần áo trong cho các bệnh nhi bị phỏng. Bằng cách làm gián đoạn và đánh lạc hướng cảm giác đau đớn, trò chơi khiến trẻ cảm thấy ít đau đớn hơn so với bệnh nhi dùng thuốc giảm đau, và cũng ít gây tác dụng phụ hơn.
Game đẩy lùi bệnh tật
Giảm cân và cai thuốc
RealGames sau khi đặt câu hỏi với 2.700 người đã nhận được câu trả lời cho thấy 59% số người được hỏi cho biết khi chơi trò chơi video đã khiến họ giảm ham muốn ăn vặt hay ăn quá nhiều, trong khi 42% người hút thuốc cho biết chơi game thường xuyên giúp bỏ bớt được thuốc lá.
Kích thích trí tưởng tượng
Khi chơi game, người chơi thường được hoá thân thành một nhân vật tưởng tượng. Đó có thể là một vị tướng quân lãnh đạo các chiến binh trên chiến trường hay là một anh hùng tiêu diệt lũ zombie để cứu thế giới. Khả năng tưởng tượng mà các cốt truyện của game đem lại có thể nói là vô hạn. Người chơi sẽ đặt mình vào các tình huống mà họ chưa bao giờ nghĩ đến và buộc tâm trí phải suy nghĩ theo một cách hoàn toàn mới.
Để trí tưởng tượng hay xa
Theo Game Thủ
Tình yêu đã tạo ra "Huyền thoại lục địa MU" Sau khi xuất bản cuốn truyện "Huyền thoại lục địa MU", Tô Đức Quỳnh "bỗng dưng" trở thành một cái tên khá hot trên cộng đồng mạng. Tuy nhiên, với những phát ngôn khá sốc và mang tính... PR bản thân quá nhiều, anh đã gặp phải sự lên án gay gắt từ dư luận. Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện thẳng...