Hồi sinh “con đường tơ lụa” trên sông Cổ Cò nối Đà Nẵng – Hội An
Hình ảnh hàng nghìn du thuyền tấp nập xuôi mái từ Hội An về Đà Nẵng kết nối những địa điểm du lịch truyền thống cùng vô số khu nghỉ dưỡng, mua sắm hấp dẫn hai bên bờ sông sẽ sớm thành hiện thực khi tháng 9/2020, sông Cổ Cò sẽ hoàn tất việc khơi thông.
Quá khứ phồn thịnh của “con đường tơ lụa”
Thế kỷ XVI-XVII, sông Cổ Cò nối cảng Đà Nẵng với thương cảng Hội An, được ví như con đường tơ lụa để các thương nhân Nhật Bản và Trung Hoa ra vào, buôn bán giữa hai vùng. Do ở vị trí cuối sông và đầu biển, Cổ Cò là một vùng nước lợ có nhiều thủy sản, người dân gần đó sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt. Dọc bờ sông là các danh thắng nổi tiếng hữu tình. Vua Minh Mạng cũng đã từng đi thuyền theo sông Cổ Cò để thưởng ngoạn cảnh sắc ven sông, ngự lãm Ngũ Hành Sơn.
Không thể phủ nhận đây là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất làm nên một thương cảng Hội An sầm uất, góp phần xây dựng nền kinh tế vững chãi cho các đời Chúa Nguyễn trong hành trình mở rộng về phương Nam.
Qua thời gian, do sự biến thiên của khí hậu, thổ nhưỡng, sông dần bị bồi lấp và không còn được thông suốt như trước kia.
Sông Cổ Cò được “hồi sinh” sẽ thúc đẩy du lịch đường thủy phát triển (Ảnh minh họa).
Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của dòng sông huyết mạch một thời, mới đây, UBND Thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất phương án nạo vét, khớp nối thông luồng sông Cổ Cò trước tháng 9/2020. Hơn 1.000 tỷ đồng đã được tỉnh Quảng Nam dự kiến đầu tư cho việc đồng bộ, chỉnh trang dòng sông. Hai địa phương cũng thống nhất sẽ triển khai các điểm dừng chân, vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch dọc tuyến sông Cổ Cò nhằm khai thác tối đa tiềm năng du lịch đường sông của 2 địa phương.
Khi được khơi thông, dòng sông sẽ kết nối bằng đường thủy những địa điểm du lịch bậc nhất như phố cổ Hội An, danh thắng Ngũ Hành Sơn, hạ lưu sông Hàn, bán đảo Sơn Trà… 28km bờ sông sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái với các khu đô thị nghỉ dưỡng kiểu mẫu, những không gian dừng chân mang đậm nét mộc mạc của làng quê xứ Quảng, cùng vô số khu mua sắm hấp dẫn khách du lịch trong, ngoài nước.
Nói vậy để thấy, khơi thông dòng sông Cổ Cò chính là khơi thông mạch nguồn phát triển kinh tế – xã hội của cả vùng Đà Nẵng và Quảng Nam. Quá khứ phồn thịnh của thương cảng Hội An sầm uất, tấp nập thuyền ra vào sẽ được tái hiện ngày một rực rỡ, thịnh vượng hơn.
Tương lai của những đô thị ven sông
Với hơn 4.3 triệu lượt khách tới điểm đến hấp dẫn nhất 2019 – Đà Nẵng và 4 triệu lượt khách tới thành phố du lịch tốt nhất thế giới Hội An chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, thì loại hình du lịch đường sông trên “con đường tơ lụa” Cổ Cò một thời hứa hẹn trở thành lựa chọn mới lạ, độc đáo.
Video đang HOT
Ngành công nghiệp không khói Đà Nẵng kỳ vọng tiếp tục bứt phá khi du lịch đường sông phát triển mạnh.
Nhìn sang những con sông thơ mộng luôn là niềm mơ ước của các tín đồ du lịch như sông Danube chảy từ Rừng Đen (Đức) đến biển Đen (Romania) đi qua Áo, Slovakia, Hungary, Serbia và Bulgaria với hành trình du ngoạn nổi tiếng kéo dài một tuần giữa Budapest, Hungary và Passau, tới sát với đường biên giới nước Áo. Hay như con sông Neva dài 74km, chảy từ hồ Ladoga qua eo đất Karelia và thành phố St Petersburg (Nga) vào vịnh Phần Lan. 28km chảy qua St Petersburg có vô số những công trình kiến trúc nổi tiếng trở thành điểm dừng chân của các tour du lịch như cung điện Mùa Đông, thánh đường Isaacs. Riêng năm 2018, thủ đô miền Bắc của Nga đã đón hơn 8.2 triệu lượt du khách. Thành phố bên sông nhờ du lịch mà phát triển mạnh mẽ với các con phố thương mại, dịch vụ, giải trí đáp ứng nhu cầu mua sắm, lưu trú của khách du lịch.
Tham chiếu với dòng sông Cổ Cò tương lai, khi du lịch trên sông phát triển sẽ chắp cánh cho những khu đô thị du lịch, dịch vụ ven sông tăng trưởng mạnh mẽ. Giống như thành phố du lịch St Petersburg (Nga) có con sông Neva chảy qua, những dự án có quy hoạch hạ tầng, tiện ích đồng bộ sẽ mở ra cơ hội kinh doanh dịch vụ du lịch, mua sắm, lưu trú, giải trí sôi động.
Chưa kể, khu vực Đông Nam Đà Nẵng đang trở thành tâm điểm phát triển của thành phố sông Hàn với nhiều resort, khách sạn sang trọng, casio, trung tâm thương mại quy mô lớn… Bãi tắm Sơn Thủy cùng biêu tương văn hoa, tuyệt tác cảnh quan thiên nhiên Ngu Hanh Sơn ở phía Đông Nam cũng luôn tấp nập khách du lịch.
Chỉ một năm nữa thôi, khi hai đầu dòng sông Cổ Cò hòa làm một, du khách sẽ dễ dàng dong thuyền từ Hội An ra Đà Nẵng. Và lịch trình khám phá “thủ phủ du lịch miền Trung” sẽ gọi tên thêm nhiều điểm dừng chân, vui chơi, giải trí mới lạ ở các khu đô thị hiện đại ven sông phía Đông Nam thành phố.
Theo kinhtedothi.vn
Du lịch Rừng Đen tìm về quê hương đồng hồ Cúc cu
Rừng Đen thực chất là dãy núi ở bang Baden-Wrttemberg, tây nam nước Đức. Người ta gọi nó là Rừng Đen vì dãy núi đen một màu với hàng ngàn cây thông.
Khi những người lính La Mã đi qua Đức, qua khu rừng rậm rạp và tối đen, nên họ gọi đây là "Silva Nigra" có nghĩa là "Rừng Đen" trong tiếng La tinh.
Khu rừng gần như có hình dạng giống hình chữ nhật với chiều dài 160 km (99 dặm) và chiều rộng lên đến 60 km (37 dặm), địa hình đồi núi ở độ cao khoảng 200-1500m (650-4900 ft) so với mực nước biển.
Đỉnh Feldberg cao nhất với độ cao 1.493 m (4.898 ft). Rừng Đen là dãy núi cao nhất nước Đức với cảnh quan tuyệt vời.
Có nhiều con sông trong Rừng Đen gồm sông Danube (bắt nguồn từ Rừng Đen tạo nên ngã ba cùng với 2 con sông Brigach và Breg), sông Enz, Kinzig, Murg, Nagold, Neckar, Rench và Wiese.
Thác Triberg là một trong những thác nước cao nhất ở Đức với độ cao 163 m (535 ft) (ở độ cao từ 711 - 872 m so với mực nước biển) mốc ranh giới trong khu vực Rừng Đen.
Một số hồ tự nhiên quan trọng trong Rừng Đen gồm Titisee, Mummelsee và Feldsee.
Hồ tự nhiên lớn nhất trong Rừng đen là Titisee trải dài khoảng 2 km (hơn 1 dặm). Đây là một trong những nơi nổi tiếng nhất đối với khách du lịch tới Rừng Đen.
Xét về mặt địa chất, Rừng Đen gồm lớp đá sa thạch trên bề mặt đá gơnai. Trong thời kỳ băng hà cuối cùng của sông băng Wurm (thời kỳ băng hà cuối cùng ở khu vực dãy An-pơ), Rừng Đen bị bao phủ bởi sông băng, một số hồ nhỏ như Mummelsee thời kỳ này vẫn còn cho đến ngày nay.
Ban đầu, Rừng Đen là khu rừng hỗn hợp gồm cây lá rụng và cây thông. Ở độ cao cao hơn khu rừng phát triển cây vân sam. Vào giữa thế kỷ 19, Rừng Đen gần như bị chặt phá hoàn toàn do lâm nghiệp thâm canh và sau đó được trồng lại, chủ yếu trồng cây vân sam.
Có nhiều thị trấn lịch sử trong Rừng Đen. Các điểm du lịch nổi tiếng gồm Baden-Baden, Freiburg, Calw, Gengenbach, Staufen, Schiltach, Haslach và Altensteig.
Được thiên nhiên ưu ái với khí hậu ôn hòa tuyệt vời và nhiều suối nước nóng, Baden-Baden là một trong những điểm đến spa nổi tiếng nhất thế giới trong nhiều năm qua.
Một số ngôi làng ở Rừng Đen có hàng trăm năm tuổi. Những ngôi làng có cửa hàng đẹp như tranh vẽ, nhà thờ và nhiều tòa nhà cao tầng. Baden-Baden là một trong những thị trấn đẹp như cảnh thần tiên của Rừng Đen.
Khắc gỗ là nghề thủ công truyền thống trong khu vực Rừng Đen, hiện nay người ta sản xuất số lượng lớn đồ trang trí chạm khắc làm quà lưu niệm cho khách du lịch. Đồng hồ cúc cu là ví dụ điển hình; nó đã được sản xuất trong khu vực này từ giữa thế kỷ 18.
Vogtsbauernhfe là bảo tàng ngoài trời giúp du khách hiểu về đời sống của người nông dân thế kỷ 16, 17 nơi đây. Bảo tàng gồm có một số trang trại Rừng Đen đã được tu sửa.
Bảo tàng Đồng hồ của Đức tại Furtwangen giới thiệu cho bạn về lịch sử của ngành công nghiệp đồng hồ và tiểu sử của các thợ đồng hồ.
Ngày nay, ngành công nghiệp chính của Rừng Đen là du lịch.
Vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, khu vực lại nhộn nhịp hoạt động đi bộ đường dài và đạp xe. Các môn thể thao mùa đông gồm cả trượt tuyết.
Hai khu rừng ở "Hansel và Gretel", "Rừng tuyết trắng" và "Rap Rapunzel" thuộc Rừng Đen đều đẹp giống như những câu chuyện cổ tích của Đức.
Black Forest gâteau (tiếng Anh Anh) và Black Forest cake (tiếng Anh Mỹ) là tên tiếng Anh của món tráng miệng Đức Schwarzwlder Kirschtorte.
Với hơn 14.000 nhà máy rựou, Rừng Đen có mật độ nhà máy rượu cao nhất thế giới.
Theo petrotimes.vn
Ngỡ ngàng cuộc sống ở thành phố Leningrad thập niên 1960 Cuộc sống ở thành phố Leningrad (Nga) vào thập niên 1960 phần nào được tái hiện trong những bức ảnh do nhóm khách du lịch đến thăm thành phố này ghi lại. (Nguồn ảnh: Business Insider) Trang Business Insider đã đăng tải loạt ảnh do các du khách chụp lại về cuộc sống ở thành phố Leningrad vào thập niên 1960. Ảnh chụp...