Hồi sinh Bồ Bát – ‘tổ nghề’ của làng gốm Bát Tràng
Bằng sự khéo léo và tình yêu quê hương, những người thợ đã thổi hồn cho các sản phẩm gốm sứ bằng những nét vẽ hoa văn, hình ảnh cách điệu mang nét chấm phá ấn tượng của non nước Ninh Bình.
Các sản phẩm gốm Bồ Bát. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Ngoài làng nghề truyền thống nổi tiếng như thêu Văn Lâm, đá mỹ nghệ Ninh Vân,… Ninh Bình còn có một làng nghề được nhiều nhiều biết đến, đó là làng gốm Bồ Bát – nơi được xem là làng nghề gốm sứ thuở sơ khai, là “tổ nghề” của làng gốm Bát Tràng ngày nay.
Nghề gốm cổ Bồ Bát bắt nguồn từ làng Bạch Bát-Bồ Xuyên, chấn Thanh Hoa thuộc Ái Châu xưa, nay là làng Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Năm 1999, các nhà khảo cổ Việt Nam tiến hành khai quật di chỉ Mán Bạc lần thứ nhất, tìm thấy được năm mộ táng và sáu cá thể cùng nhiều mảnh gốm.
Lần khai quật thứ hai với diện tích 24m2 tìm thấy 10 mộ táng và 11 cá thể, thu được 38 rìu, tám cái đục, sáu chuỗi hạt, 10 mảnh vòng gốm, ba nồi gốm và ba hình nấm khá nguyên vẹn cùng nhiều mảnh gốm dày đặc. Điều này chứng tỏ nghề gốm Bồ Bát đã hình thành và phát triển từ thời đó.
Gốm Bồ Bát đã có hàng nghìn năm lịch sử. Điều này đã được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung, mảnh gốm ken dày đặc được tìm thấy rất nhiều ở vùng này.
Khác với việc sử dụng chất liệu đất sét vàng như gốm Gia Thủy (huyện Nho Quan, Ninh Bình), gốm cổ Bồ Bát được làm bởi nguồn đất sét trắng quý hiếm chỉ ở vùng này mới có.
Nơi đây có loại đất sét Bồ Di còn gọi là đất non sương rất quý hiếm. Loại đất này có đặc điểm tạo nên dòng men trắng, chỉ cần nung 50-70% thời gian so với các loại đất khác nhưng vẫn bảo đảm chất lượng về độ mịn, cứng, sau khi nung sản phẩm ít bị nứt, vỡ hơn so với các loại đất sét khác.
Thợ làm gốm Bồ Bát. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Video đang HOT
Thời Đinh-Tiền Lê, những người thợ tài hoa của làng đã sáng tạo ra những sản phẩm cao cấp để tiến vua như gạch đất nung “Đại Việt quốc quân thành chuyên” – loại gạch chuyên dùng để xây thành, các sản phẩm gốm tinh xảo như đầu rồng, mặt linh thú, bát đĩa, đồ gia dụng…
Năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long và trở thành trung tâm chính trị-kinh tế của nước Đại Việt. Do nhu cầu xây dựng và phát triển kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ khắp nơi tìm về Thăng Long làm nghề và lập nghiệp.
Sự ra đời và phát triển của Thăng Long tác động sâu sắc đến kinh tế của các vùng miền chung quanh, trong đó có làng Bồ Bát. Đặc biệt, nơi đây nguồn đất sét quý, nguyên liệu quan trọng cho nghề gốm sứ phát triển.
Một số nghệ nhân gốm của làng Bồ Bát di dời ra Thăng Long lập nghiệp. Ban đầu, có năm người thuộc các dòng họ Lê, Trần, Vương, Phạm, Nguyễn cùng gia quyến. Họ cùng đến vùng 72 gò đất sét trắng gần sông Hồng rồi cùng với dòng họ Nguyễn Ninh Tràng lập thành phường. Nghề gốm ngày một phát triển, số gia đình làng Bồ Bát kéo ra Thăng Long ngày càng nhiều, nhất là thời Lê Trung Hưng.
Đình làng Bát Tràng ngày nay còn hai câu đối ghi dấu tích: “Bồ di thủ nghệ khai đình vũ/Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần” (nghĩa là “Đem nghề nghiệp từ làng Bồ Bát ra đây để xây dựng đình miếu/Lòng dân thành kính tựa hương lan dâng lên cúng thánh thần”).
Sau khi những nghệ nhân ra đất Thăng Long lập phường làm gốm mới, người dân Bồ Bát không còn giữ được nghề truyền thống, những người ở lại chủ yếu làm nghề nông để sinh sống và lãng quên đi cái nghề từng hưng thịnh một thời và nghề gốm Bồ Bát đã bị thất truyền từ đó.
Nghệ nhân Phạm Văn Vang (phải) – người “hồi sinh” làng gốm Bồ Bát và trở thành thương hiệu gốm được ưa chuộng, hướng dẫn thợ vẽ trên gốm. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Hồi sinh nghề gốm cổ
Ngày nay, cùng với sự phát triển của du lịch Ninh Bình, nghề gốm cổ truyền thống làng Bồ Bát cũng trỗi dậy và phát triển. Sản phẩm gốm, sứ Bồ Bát rất đa dạng, từ những vật dụng sinh hoạt như ấm chén, bát đĩa, lọ hoa … đến những sản phẩm lưu niệm, trang trí như chuông gió, vòng cổ, tranh gốm mỹ thuật…
Theo những người thợ ở đây, để cho ra một sản phẩm hoàn thiện, người thợ phải trải qua hàng chục công đoạn bao gồm chọn đất, luyện, ép thành từng thỏi; sau đó tạo hình sản phẩm, phơi hoặc sấy khô sản phẩm thô, chỉnh sửa và chuốt qua cho mịn.
Tiếp đó, người thợ phải tỉ mỉ trang trí họa tiết, nung sơ trong lò với nhiệt độ ổn định ở mức 650 độ C, làm men, sửa men, cuối cùng là nung hoàn thiện và phân loại, đóng gói.
Riêng công đoạn tạo hình sản phẩm là khâu khó nhất trong kỹ thuật sản xuất đồ gốm, được chia ra ba phương thức gồm tạo hình thủ công bằng tay, pha lỏng đất sét để rót vào khuôn hoặc được in bằng máy trên bàn in.
Bên cạnh đó, công đoạn trang trí họa tiết cũng gồm ba khâu nữa là vẽ bằng mực, đắp nặn bằng đất và dán hình ảnh. Để hoàn thiện sản phẩm, người thợ phải cẩn thận trong từng động tác, từng khâu sản xuất, nếu chỉ một sơ suất nhỏ cũng sẽ phải bỏ đi toàn bộ sản phẩm.
Bằng sự khéo léo và tình yêu quê hương, những người thợ của làng nghề đã thổi hồn cho các sản phẩm gốm sứ bằng những nét vẽ hoa văn, hình ảnh cách điệu mang nét chấm phá ấn tượng của non nước Ninh Bình.
Vẽ hoa văn trên sản phẩm gốm. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Ngoài các sản phẩm truyền thống, hiện nay sản phẩm gốm Bồ Bát còn gắn với các hình ảnh du lịch đặc trưng của mảnh đất Cố đô như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, chùa Bái Đính… từ đó góp phần quảng bá hình ảnh về vùng đất Cố đô ngàn năm lịch sử cùng những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp hiếm nơi nào có được.
Những nỗ lực phục dựng lại nghề gốm cổ Bồ Bát này có ý nghĩa rất lớn trong việc hồi sinh những giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô cổ kính, góp phần bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của cha ông./.
Người trẻ thủ đô xúc động tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Từ 5 giờ sáng ngày 26.7, người dân đã xếp hàng dài tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều bạn trẻ cũng đã có mặt để tiễn đưa Tổng Bí thư và hỗ trợ người dân đến viếng.
Được tham gia hỗ trợ nhân dân trong Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ. Ngay khi nhận được thông báo tuyển tình nguyện viên phục vụ Quốc tang, Đặng Thúy Hằng, sinh viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, đã nhanh chóng đăng ký và bắt xe trong đêm từ Nam Định về Hà Nội để kịp làm việc ngày 25.7.
"Khi biết tin bác Tổng Bí thư mất, tôi rất xúc động và mong có thể góp phần công sức nhỏ bé phục vụ tang lễ bác. Thời tiết Hà Nội thời gian này khá khắc nghiệt nhưng tôi không thấy mệt mỏi. Trái tim tôi và cả ngàn bạn trẻ ở đây luôn hướng về bác."
Đặng Thúy Hằng nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn Chi Phương, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội, cũng tự hào khi được là một trong những tình nguyện viên may mắn được phục vụ lễ tang Tổng Bí thư: "Tôi luôn tự hào là thế hệ trẻ Việt Nam. Khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, tôi mong góp sức hỗ trợ người dân cả nước về viếng bác. Nhìn những đoàn viếng từ rất xa xôi về đây, tôi càng muốn cố gắng giúp đỡ mọi người như động viên, quạt tay, phát nước tới người dân trong cái nắng nóng mùa hè để mọi người giữ gìn sức khỏe và viếng bác lần cuối".
Phương tự hào khoác trên mình màu áo xanh của Đoàn, hỗ người dân cả nước trong Lễ viếng Tổng Bí thư
Xếp hàng từ 5 giờ 30 sáng, Đào Văn Đạt, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, nén xúc động bày tỏ: "Trong giây phút đầy xúc động này, trái tim tôi đau nhói, tiếc thương cho người học trò đáng quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả đời phụng sự nhân dân, Tổ quốc tới hơi thở cuối cùng."
Đào Văn Đạt nén nỗi đau trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
"Giữa nhiều nhà lãnh đạo, em luôn ấn tượng với Tổng Bí thư bởi bộ tóc bạc phơ, cặp kính trắng, tay luôn cầm bút và hai từ 'nhân dân' ông luôn đề cập. Ở cái tuổi đáng lẽ phải được nghỉ ngơi sau một đời vất vả, Tổng Bí thư vẫn ngày đêm làm việc đến phút cuối trên giường bệnh". Phạm Gia Hân, học sinh Trường THCS - THPT liên cấp Newton chia sẻ.
Dù còn trẻ nhưng Gia Hân hứa sẽ luôn cố gắng học tập và cống hiến nhiều hơn cho gia đình và đất nước như lời gửi gắm chân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thế hệ trẻ Việt Nam.
Phạm Gia Hân chắp tay, cúi đầu nghiêm trang mỗi khi thấy di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua
Tới 13 giờ ngày 26.7, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia đã kết thúc với 136.886 lượt người tới viếng. Trong đó, nhiều người trẻ không ngại xa xôi từ mọi miền Tổ quốc đã về đây để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Họ là một thế hệ mới, những chủ nhân tương lai của đất nước, mang tinh thần hội nhập và phát triển, nhưng không quên hướng về Tổ quốc, cha ông, giữ vững và phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn".
Lý do ông bà xưa dặn không giặt đồ buổi tối, không phơi đồ ban đêm kẻo hối hận vì điều này Nhiều người xưa quan niệm rằng những việc này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới phong thủy gia đình. Quần áo là vật thiết yếu hàng ngày của con người. Chúng có thể mang lại sự thoải mái hoặc cảm giác không thoải mái, đồng thời cũng có vai trò làm đẹp hoặc gây mất thẩm mỹ....