Hội rước pháo Đồng Kỵ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa công nhận, có nhiều lễ hội truyền thống như: rước pháo làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), hát trống quân (Hải Dương), chiêng Mường (Hòa Bình)…
Ngày 19/1, Bộ Văn hóa ban hành quyết định bổ sung 15 di sản vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Trong danh sách này, có nhiều lễ hội, nghề truyền thống của các dân tộc như: lễ hội cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu) (Bắc Kạn); đền Hát Môn, đền Và (Hà Nội); nghề gốm Phù Lãng, chạm khắc Phù Khê, gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh)…
Hội pháo làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) cũng được ghi tên trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội truyền thống, được tổ chức vào mùng 4 Tết hàng năm để tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương – vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, điều quân đi đánh giặc. Tâm điểm của lễ hội là tục rước pháo. Theo đó, những “ông pháo” dài 5-6m có sơn son thiếp vàng, gắn tứ linh được vài trăm trai tráng rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.
Trong lễ hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh), vài trăm thanh niên trai tráng sẽ rước 2 “ông pháo” làm bằng gỗ, dài 5-6m qua các trục đường chính về đình làng, rồi tiếp tục cởi trần rước 4 ông đám. Ảnh: Quý Đoàn.
Tiếp đó là màn rước 4 ông đám – những người tới tuổi 51 ở 4 giáp khác nhau, tượng trưng cho 4 vị tướng xuất quân đánh giặc. Các trai đinh cởi trần có nhiệm vụ giữ ông đám không được ngã trong khi di chuyển quanh sân đình. Lễ hội truyền thống với các tục lệ thú vị, mang lại không khí vui vẻ ngày xuân năm mới này, thu hút được đông đảo sự quan tâm của cộng đồng dân cư và dư luận.
Danh sách 15 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được bổ sung:
1. Hội đua bò Bảy Núi, An Giang
2. Lễ cầu năm mới, cầu mùa của người Dao (Tịu siằng thun boaù liu), Bắc Kạn
Video đang HOT
3. Lễ hội làng Diềm, Bắc Ninh
4. Lễ hội làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh
5. Nghề gốm Phù Lãng, Bắc Ninh
6. Nghề chạm khắc gỗ Phù Khê, Bắc Ninh
7. Nghề gò đồng Đại Bái, Bắc Ninh
8. Kỹ thuật trồng lanh và dệt vải lanh của người Mông, Hà Giang
9. Hát trống quân làng Bùi Xá, Bắc Ninh
10. Hát trống quân, Hải Dương
11. Lễ hội Đền Hát Môn, Hà Nội
12. Lễ hội Đền Và, Hà Nội
13. Nghệ thuật Chiêng Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình
14. Mo Mường ở Hoà Bình, Hoà Bình
15. Hát Sấng Cọ (hát Ví Lưu Tam) của người Sán Chay, Thái Nguyên
Quỳnh Trang
Theo VNE
Xem "thần kê" tung tuyệt kỹ
Ngày 31/3, tại đình Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội chọi gà. Tại lễ hội, người xem đã được chứng kiến những cuộc so tài đầy hấp dẫn của các chú gà.
Ngày 31/3 tại đình Mai Dịch đã diễn ra buổi khai mạc hội làng truyền thống năm 2015. Bên cạnh những tiết mục văn hoá văn nghệ đặc sắc, hoạt động vui chơi dân gian như chọi gà, đập niêu, thi đóng oản diễn ra trước sự chứng kiến của đông đảo bà con nhân dân.
Trong đó, chọi gà thu hút được đông đảo người dân tham gia hưởng ứng, đây cũng là hoạt động mới được khôi phục trong lễ hội truyền thống đình Mai Dịch.
Trong chiều sâu tâm tưởng của nhiều người, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong các hội làng xưa.
Một số hình ảnh chọi gà trong lễ hội đình Mai Dịch:
Trọng Trinh
Theo Dantri
Màn tranh pháo "nảy lửa" tại lễ hội pháo hoa Ngày 21/3 (tức ngày 2/2 năm Ất Mùi), tại huyện Quảng Uyên, Cao Bằng diễn ra Lễ hội Pháo hoa với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao, thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương tham dự, trẩy hội. Lễ hội Pháo hoa là dịp để người dân tưởng nhớ anh...