Hồi phục kỳ diệu của người đàn ông 5 năm liệt tứ chi
Khoảnh khắc có thể trở người ngồi dậy sau 5 năm nằm liệt giường, anh Đông thấy mình như được sinh ra lần nữa.
Đang là chủ doanh nghiệp xây dựng, trụ cột kinh tế gia đình, anh Đông bất ngờ bị tai nạn giao thông chấn thương cột sống, dập tủy vùng cổ ở tuổi 47. Từ Cà Mau, anh lên TP HCM điều trị ròng rã hơn một tháng, tưởng chừng không giữ được mạng sống. Tỉnh dậy khi tứ chi đã bị liệt, anh trở về Cà Mau chạy chữa thêm nhiều nơi, tốn hàng trăm triệu đồng nhưng vẫn không có hy vọng.
“Số lần châm cứu tính đến nay tính ra chắc đã mấy kg kim châm nhưng không cải thiện”, anh Đông nhớ lại. Anh chỉ nằm một chỗ không thể tự ăn uống, vệ sinh, tắm rửa. Từ người đàn ông thành đạt, suốt 5 năm qua mọi sinh hoạt đều phải trông cậy vào sự trợ giúp của vợ và hai con. Kinh tế gia đình từ dư giả trở nên thiếu thốn, kiệt quệ, anh buông xuôi niềm tin về sự hồi phục và không chạy chữa gì thêm.
Qua sự giới thiệu của bạn bè, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 (TP HCM) biết đến hoàn cảnh của anh Đông, người bạn học thời phổ thông mất liên lạc đã lâu. Bác sĩ Khanh thuyết phục anh Đông còn nước còn tát, thử lên Sài Gòn chữa trị một lần nữa. Nghe những phân tích thấu đáo, chân thành của bạn, anh Đông như được tiếp thêm nghị lực và khăn gói đến Bệnh viện Quận 2 đầu tháng 5/2018.
Anh Đông (ở giữa) sau 5 năm bị liệt có thể ngồi dậy cạnh bác sĩ Trần Văn Khanh (bên phải). Ảnh: Lê Phương.
Anh Đông được các bác sĩ cho xét nghiệm, MRI, CT… để kiểm tra, đánh giá toàn bộ. Phó giáo sư Dương Minh Mẫn, chuyên gia về thần kinh sọ não của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng hỗ trợ quá trình điều trị. Bệnh nhân được tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, kết hợp liệu trình thuốc bổ thần kinh, thuốc giãn cơ. Do có bệnh lý tiểu đường nên anh Đông được các bác sĩ nội tiết tham gia điều trị, kiểm soát đường huyết.
Sau gần một tháng kiên trì điều trị, ngày 3/6 anh Đông có thể tự mình ngồi dậy trong niềm hạnh phúc ngoài mong đợi của các y bác sĩ. Anh hào hứng ngồi xe lăn dạo một vòng ở hành lang bệnh viện. Ban đầu các bác sĩ dự kiến khoảng 2 tháng bệnh nhân mới có thể ngồi dậy. “Bác sĩ Khanh và các y bác sĩ đã sinh ra tôi một lần nữa, đây như là một phép màu kỳ diệu mà có nằm mơ tôi cũng không dám nghĩ đến”, anh Đông xúc động.
Bác sĩ Khanh đánh giá, sự hồi phục của anh Đông là nhờ bệnh nhân có nghị lực, niềm tin trở lại sau khi được phân tích thấu đáo. Các tế bào thần kinh sau quãng thời gian điều trị lúc trước đã bắt đầu hồi phục nhưng bệnh nhân chán nản, buông xuôi giữa chừng, nay được tập luyện đúng cách, hỗ trợ kịp thời thuốc bồi bổ thần kinh, thuốc giãn cơ. Yếu tố đường huyết, dinh dưỡng được kiểm soát cũng góp phần gia tăng hiệu quả hồi phục.
Hiện anh Đông vẫn nỗ lực tập luyện tại bệnh viện để có thể tự đứng được, tay cầm được chén ăn cơm, tự tắm rửa vệ sinh. Bệnh viện sẽ thực hiện phương pháp chiết xuất tế bào gốc từ mô mỡ tự thân của bệnh nhân để tiêm vào cơ thể, điều chỉnh những khiếm khuyết ở tế bào thần kinh và tủy sống.
Video đang HOT
Vợ anh Đông bị đục thủy tinh thể cũng vừa được mổ Phaco trong dịp lên chăm chồng tại bệnh viện. Chị ước mơ được mổ cứu đôi mắt nhưng những năm qua vì phải túc trực bên cạnh lo cho chồng nên không có điều kiện đi phẫu thuật.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Hạ huyết áp bằng cách ấn huyệt
Tăng huyết áp (cao huyết áp) là một yếu tố nguy cơ chính gây tai biến mạch máu não, suy tim, phình động mạch, bệnh thận mãn... thậm chí gây đe dọa tính mạng con người nếu không theo dõi và điều trị kịp thời.
BS Phan Quốc Hưng ấn huyệt cho bệnh nhân - Ảnh: H.Phương
Đây là bệnh lý nguy hiểm, được mệnh danh "sát thủ thầm lặng", vì thông thường bệnh cao huyết áp không có dấu hiệu rõ ràng cho đến khi bệnh tiến triển hoặc khi người bệnh đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Biện pháp ổn định huyết áp tại chỗ theo y học cổ truyền (YHCT) sẽ là một phương pháp tự nhiên, cần thiết đối với người có bệnh về huyết áp.
Tăng huyết áp theo Đông y
BS CKI Phan Quốc Hưng, phó trưởng khoa nội tổng hợp - châm cứu và dưỡng sinh (thuộc Viện Y dược học dân tộc TP.HCM), cho biết Đông y không có thuật ngữ tăng huyết áp, cũng chưa có tiêu chí tương đương để diễn tả tình trạng bệnh lý này.
Tuy nhiên những triệu chứng xuất hiện khi tăng huyết áp như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực... được Đông y mô tả trong phạm vi các chứng như: "đầu thống" "huyễn vựng", "tâm quý, chính xung", "tâm thống"..
Tăng huyết áp gây ra bởi ba nguyên nhân như: tình chí (vui, buồn, stress, căng thẳng, giận dữ, kinh sợ); những người ăn uống không điều độ (ăn quá mặn, nhiều chất béo, bia, rượu) và người lao lực quá độ hoặc bệnh lâu ngày ảnh hưởng chức năng tạng phủ gây nên tình trạng rối loạn chức năng.
Ngoài ra, thể đàm thấp hay gặp ở người béo phì tăng cholesterol máu và các nguyên nhân trên lâu ngày làm cho các tạng tâm tỳ can thận mất điều hòa gây ra bệnh theo y học cổ truyền.
Căn nguyên của nhiều chứng bệnh
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay - khoa y học cổ truyền (Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM): về cấu tạo tổ chức cơ thể cũng như trạng thái sinh lý bình thường của cơ thể người là sự cân bằng của hai mặt âm dương. "Các bộ phận trong cơ thể có liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau theo quy luật tương sinh, tương khắc... Do đó, nếu bệnh tật một nơi không được điều trị sẽ ảnh hưởng dẫn đến bệnh lý ở các nơi khác trong cơ thể.
Ở đây, nếu bệnh tăng huyết áp không điều trị sẽ dẫn đến âm dương lưỡng hư, tức là giai đoạn nặng của bệnh. Cơ thể người sẽ suy nhược, các cơ quan không duy trì được chức năng hoạt động bình thường sẽ phát sinh nhiều triệu chứng bệnh lý nặng nề, có thể dẫn đến âm dương hư thoát (tử vong)" - PGS.TS Nguyễn Thị Bay chia sẻ.
Phương pháp day ấn huyệt
Huyết áp tăng rất khó kiểm soát, phương pháp day ấn huyệt là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà có thể giúp giảm huyết áp tạm thời trong các trường hợp cấp cứu chờ nhân viên y tế đến. Ngoài ra, biện pháp này sử dụng hằng ngày đối với người bị cao huyết áp cũng giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
Bác sĩ Phan Quốc Hưng chia sẻ 5 bước thực hiện phương pháp day ấn huyệt giúp giảm huyết áp khi huyết áp tăng:
Bước một - miết trán, người bệnh sử dụng ngón trỏ và ngón giữa miết từ giữa trán ra hai bên (thực hiện 20-30 lần/động tác).
Bước hai - chải tóc, người bệnh dùng 5 đầu ngón tay chải từ chân tóc trán lên đầu dọc ra sau gáy (20-30 lần/động tác).
Bước ba - day ấn huyệt, người bệnh có thể ấn vào các vị trí huyệt như: ấn đường (vị trí nằm giữa hai đầu lông mày), thái dương (vị trí lõm giao điểm của đuôi lông mày và đuôi khóe mắt), bách hội (vị trí huyệt gấp hai vành tai về phía trước, huyệt ở điểm gặp nhau của đường thẳng dọc giữa đầu và đường ngang qua đỉnh vành tai, sờ vào đó thấy một khe xương lõm xuống)... Người bệnh có thể thực hiện khoảng 1-2 phút/huyệt.
Bước bốn - người bệnh dùng tay xoa bụng 2 phút theo chiều kim đồng hồ.
Bước năm - xoa huyệt dũng tuyền hai bên cho nóng lên bằng cách dùng mu bàn tay (vị trí huyệt nằm dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ 2 và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân).
Có nhiều cách điều trị
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay, tùy theo điều kiện của từng người bệnh và nguyên nhân mà chọn phương pháp điều trị thích hợp để có kết quả tốt.
Theo dõi huyết áp phải được đo thường xuyên bằng máy đo huyết áp. Nên đến BS khám để được theo dõi và chỉ định dùng thuốc hay không dùng thuốc để điều trị.
Tuyệt đối không tự ý chọn dùng các phương pháp mà không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, để bảo vệ sức khỏe của mình.
Có nhiều cách để điều trị như dưỡng sinh (chế độ ăn uống, tập luyện và tâm lý - thái độ tinh thần trong cuộc sống), châm cứu (xoa - bấm huyệt giúp cân băng âm - dương).
Nếu dùng thuốc thì dùng dược liệu được thầy thuốc kê đơn.
Theo tuoitre.vn
Chỉ vì một vết côn trùng cắn nhỏ xíu trên đầu, bé 5 tuổi bị liệt và không thể nói suốt 12 giờ Vết côn trùng cắn đã khiến cô bé 5 tuổi không thể nói chuyện và đứng dậy đi lại bình thường trong vòng 12 giờ đồng hồ. Cô bé 5 tuổi đó là Kailyn Kirk ở Grenada (Mississippi, Hoa Kỳ). Bé được xác định đã hoàn toàn mất khả năng đi lại và trò chuyện trong 12 giờ do bị một loại côn...