Hội Phật giáo quyền lực nhất Myanmar chỉ trích quân đội
Tổ chức Phật giáo quyền lực nhất Myanmar lên án cuộc trấn áp gây chết người của quân đội với người biểu tình, kêu gọi chấm dứt bạo lực.
Ủy ban Tăng đoàn Nhà nước Maha Nayaka, hiệp hội Phật giáo quyền lực nhất Myanmar, hôm nay cáo buộc “một số thành viên lực lượng an ninh có vũ trang” đã tra tấn và giết hại dân thường vô tội.
Các nhà sư Phật giáo Myanmar đứng trước đoàn người biểu tình phản đối quân đội đảo chính tại Yangon hôm 14/3. Ảnh: AFP
Tổ chức này dự kiến sẽ ngừng các hoạt động Phật giáo nhằm phản đối chính quyền sử dụng bạo lực với người biểu tình. Hiệp hội sẽ đưa ra thông cáo cuối cùng sau khi tham khảo ý kiến của bộ trưởng phụ trách các vấn đề tôn giáo vào 18/3.
Video đang HOT
Giới tu hành Myanmar là những người đi đầu trong “Cách mạng Saffron” năm 2007 chống lại chính quyền quân sự, giúp mở ra cải cách dân chủ ở Myanmar. Động thái của Maha Nayaka cho thấy rạn nứt đáng kể giữa chính quyền và một tổ chức có quan hệ mật thiết với chính phủ.
Myanmar rơi vào hỗn loạn từ khi quân đội lật đổ chính phủ của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 1/2, bắt giữ bà và nhiều thành viên trong đảng, làm dấy lên làn sóng biểu tình trong nước. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, hơn 180 biểu tình đã thiệt mạng khi đụng độ với lực lượng an ninh.
Bất chấp lực lượng an ninh trấn áp, biểu tình vẫn tiếp diễn tại nhiều thành phố lớn và nhỏ ở Myanmar. Internet bị cắt đứt hoàn toàn khiến người biểu tình gặp khó khăn khi liên lạc và xác minh thông tin. Rất ít người Myanmar có thể truy cập wifi.
Mỹ lo ngại cán quân quân sự ở eo biển Đài Loan
Các quan chức Mỹ nói tiến trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc gây ra mối "đe dọa rõ ràng và ngày càng tăng" với đảo Đài Loan.
"Chuẩn bị cho các tình huống khẩn cấp với Đài Loan là trọng tâm của quá trình Trung Quốc hiện đại hóa quân đội", David Helvey, quyền trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nói trong buổi họp báo ngày 15/3. "Do năng lực của họ ngày càng tăng, chúng tôi đang rất chú ý đến cán cân quân sự ở eo biển Đài Loan".
Helvey đưa ra nhận định trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên đảo Đài Loan khiến căng thẳng tại eo biển leo thang. Đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, hồi tuần trước cảnh báo Trung Quốc có thể mở chiến dịch tấn công đảo Đài Loan trong 6 năm tới. Trung Quốc sau đó bác thông tin này.
Châu Á là điểm đến trong chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Tham vọng của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dự kiến là chủ đề hàng đầu trong các cuộc hội đàm của Bộ trưởng Austin với các đồng minh và đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản cùng Ấn Độ.
Trực thăng Z-8 cất cánh từ tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn với khu trục hạm Hợp Phì (bên trái) của hải quân Trung Quốc trong cuộc diễn tập ở Thái Bình Dương tháng 2/2019. Ảnh: PLA .
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần. Bất chấp Trung Quốc bác tin lên kế hoạch tấn công đảo Đài Loan trong 6 năm tới, các quan chức Mỹ cho biết nước này đã nỗ lực nâng cao năng lực tác chiến của hải quân, bất chấp những ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19.
"Chỉ trong năm 2020, giữa đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn biên chế 25 tàu chiến cỡ lớn. Chúng không phải tàu kéo hay tàu tuần tra, mà là tuần dương hạm, khu trục hạm, hộ vệ hạm cùng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và tàu đổ bộ", một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Một quan chức quốc phòng giấu tên khác cho biết Mỹ sẽ áp dụng cách tiếp cận thận trọng trong vấn đề Đài Loan.
"Chúng tôi cho rằng một cuộc tấn công nhằm vào đảo Đài Loan là điều không tốt với bất cứ ai", quan chức này nói. "Nhưng về mặt quân sự, chúng tôi biết rằng nếu gây sức ép quá lớn, Trung Quốc sẽ lấy đó làm cớ tăng hoạt động nhằm vào đảo Đài Loan".
Đảo Đài Loan và Trung Quốc đại lục. Đồ họa: Google .
Ngoài Bộ trưởng Austin, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden còn cử Ngoại trưởng Antony Blinken tới gặp các đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Lãnh đạo nhóm Bộ Tứ gồm Australia, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản hồi tuần trước hội đàm và kêu gọi một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Mỹ ngày 10/3 điều khu trục hạm USS John Finn đi qua eo biển Đài Loan. Đại diện quân đội Trung Quốc sau đó cho rằng chiến hạm USS John Finn "gửi thông điệp sai" và "cố tình khiêu khích" khi đi qua eo biển.
Công khai bán quân phục cảnh sát biển trên website giaysiquan.com Quân phục cảnh sát biển, hải quân thuộc mặt hàng cấm kinh doanh nhưng lại được bày bán công khai trên mạng. Kho hàng quân phục thuộc diện hàng cấm kinh doanh bị lực lượng chức năng phát hiện, tạm giữ Đội quản lý thị trường (QLTT) số 12 thuộc Cục QLTT TP HCM vừa bất ngờ kiểm tra điểm kinh doanh của...