Hội phải là trung tâm kết nối doanh nghiệp với nông dân
Ngày 9.1, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn và đoàn công tác đã tới thăm nhà máy chế biến gỗ MDF và các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Tập đoàn TH gồm trang trại bò sữa TH, trang trại rau sạch, rau hữu cơ-Organic (FVF).
Tập đoàn TH là đơn vị có dự án chăn nuôi và chế biến sữa tươi sạch lớn nhất Việt Nam. Cơ sở sản xuất của tập đoàn TH đặt tại xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Thương hiệu sữa tươi sạch TH true Milk từ khi ra đời đã nhận được sự yêu mến, tin cậy của đông đảo người tiêu dùng trên khắp cả nước. Sau 7 năm xây dựng và phát triển theo định hướng “Con đường sữa tươi sạch”, TH đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường sữa tươi sạch Việt Nam với 55 sản phẩm sữa các loại.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (giữa) thăm nhà máy chế biên gỗ MDF..
Doanh nghiệp và nông dân cùng có lợi
Trong tiến trình này, tập đoàn TH đã có nhiều đóng góp cho ngành nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Dự án sữa TH đã tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động là con em hội viên, nông dân trong vùng dự án. Đồng thời, dự án cũng tạo nguồn thu nhập lớn cho nông dân huyện Nghĩa Đàn và các huyện thị lân cận với tổng doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm từ việc bán rơm, rạ, ngô nguyên liệu làm thức ăn cho bò sữa. Hiện tại, tập đoàn TH cũng đang hợp tác với nông dân một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước để thực hiện các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm sạch.
Sự phát triển của tập đoàn TH chính là sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp khi vận hành theo xu hướng tích tụ ruộng đất, đào tạo kỹ năng cho nông dân, xây dựng vùng nguyên liệu, xây dựng thương hiệu nông sản Việt- trong đó đặc biệt là sản phẩm sữa tươi trên thị trường trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, từ thực tế sản xuất, có một số quy định, chính sách cho sản phẩm nông nghiệp chưa phù hợp, làm chậm sự phát triển sản xuất, khiến nông dân và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có nguy cơ phá sản. Là doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi nhưng Tập đoàn TH cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều đó dẫn tới sự tụt hậu của ngành nông nghiệp.
Chủ tịch Lại Xuân Môn và làm việc, trao đổi với lãnh đạo tập đoàn TH.
Bảo vệ quyền lợi của nông dân, doanh nghiệp
Video đang HOT
Chủ tịch Lại Xuân Môn (phải) thăm khu trang trại trồng rau sạch, rau hữu cơ của tập đoàn TH.
Chủ tịch Lại Xuân Môn (trái) thăm khu trang trại trồng dưa lưới của tập đoàn TH.
Từ góc độ của đơn vị đầu tư lớn trong ngành nông nghiệp, trao đổi với Chủ tịch Lại Xuân Môn, bà Thái Hương- Giám đốc tập đoàn TH đề nghị, Hội NDVN cần lên tiếng về việc sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sữa dạng lỏng (QCVN 5-1:2010/BYT) đã lạc hậu, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, tạo ra sự thiếu minh bạch trên thị trường sữa; gây tổn hại đến quyền được thông tin đầy đủ, quyền được lựa chọn của người tiêu dùng. Bà Thái Hương cũng đề nghị, Hội NDVN cần lên tiếng bảo vệ tiêu chuẩn sữa học đường và tham gia thực hiện giám sát vấn đề này. Lãnh đạo tập đoàn TH cũng đề xuất Hội NDVN làm đầu mối thành lập Hiệp hội chăn nuôi bò sữa để giúp đỡ các đơn vị, hộ cá thể chăn nuôi bò sữa có 1 tổ chức sinh hoạt, trao đổi về các vấn đề kỹ thuật trong chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa tươi.
Chủ tịch Lại Xuân Môn cùng đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại cánh đồng hoa hướng dương của tập đoàn TH.
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn thăm khu vắt sữa bò của trang trại số 3, cụm trại 1 của trang trại TH.
Trao đổi với lãnh đạo Tập đoàn TH, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn cho rằng, các kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn TH cũng là những trăn trở của cá nhân ông và lãnh đạo T.Ư Hội NDVN. “Tới đây T.Ư Hội NDVN sẽ có kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về việc sửa đổi, hoàn thiện để đưa vào thực thi các chính sách liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có các chính sách về chăn nuôi bò sữa, chế biến và tiêu thụ sữa.
“Hơn lúc nào hết, Đảng, Nhà nước cần có cơ chế phù hợp hơn để tổ chức lại sản xuất, tích tụ ruộng đất, liên kết trong sản xuất, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, làm động lực phát triển. Về phía Hội NDVN sẽ làm trung tâm kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, giữa nông dân với nông dân để đưa sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn phát triển bền vững theo hướng hình thành chuỗi giá trị ngành, hàng…” – Chủ tịch Lại Xuân Môn nhấn mạnh.
Theo Danviet
Vườn rau hữu cơ xanh mướt giá rẻ giữa vùng đất nhiễm phèn
Không cần đầu tư cả trăm triệu, nông dân trên vùng đất quanh năm ngập mặn, nhiễn phèn giờ đã có thể trồng cả ngàn mét vuông rau hữu cơ bằng mô hình giá thể.
Bằng phương pháp lắp đặt nhà lưới với chi phí tiết kiệm tối đa, làm giá thể hữu cơ ngay trên nền đất ngập, hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh vừa thí điểm thành công mô hình này tại nông trường Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP.HCM).
Du khách thường xuyên tham quan mô hình của HTX Trường Thịnh
Được mệnh danh là "vùng đất chết" vì quanh năm nước ngập, đất bị nhiễm phèn nặng, việc canh tác nông nghiệp ở HTX này gặp rất nhiều khó khăn. Nông dân trực tiếp trồng rau trên đất phèn thường không đem lại hiệu quả.
Ông Võ Thành Dũng, Phó giám đốc HTX cho biết, đã bắt đầu thực hiện mô hình này từ năm 2012. Trong đó, khó khăn nhất là phải tìm được nguồn hữu cơ giá rẻ làm đất nhân tạo.
Ông Dũng giới thiệu mô hình mà mình tâm huyết triển khai cho HTX và xã viên
HTX hiện đang trồng thí điểm trên diện tích 2000m2. Tính tổng cộng chi phí lắp đặt nhà màng, nguồn đất nhân tạo, cây giống... chỉ khoảng 40 - 50 triệu/1.000m2.
Sau khi phủ bạt nền, vun đất nhân tạo cao độ 10cm thì bắt đầu trồng và thu hoạch. Đặc điểm nổi bật của phương pháp canh tác này là rau quả trồng trong nhà màng phòng trừ sâu bệnh gây hại; tận dụng được hết các phế thải nông nghiệp như lục bình, cỏ dại, các loại rác thải hữu cơ từ chợ đầu mối.
Việc sử dụng cột chống bằng cây gỗ giúp tiết kiệm chi phí
Vì không phải tốn công xử lý đất, làm cỏ, lại không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nên mô hình này không những giảm được giá thành sản phẩm mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Do không kén chọn đất nên mô hình này có thể áp dụng trên mọi loại đất, kể cả đất nghèo kiệt vẫn có thể sản xuất được rau cho năng suất cao.
Rau lên xanh tốt từ nguồn đất hữu cơ được thu mua với giá thành thấp
Ngoài ra, đây còn là mô hình trình diễn để bà con quanh vùng có thể tham quan học tập và nhân rộng vì tài nguyên đất còn nhiều. Sau thành công bước đầu, đơn vị này đang tính đến việc triển khai lắp đặt hệ thống tưới phun tự động.
"Cùng với việc cải tạo lại lối đi cho sạch sẽ, nông dân có thể đủng đỉnh mang giày đi dạo trong vườn, hoặc tha hồ đi chơi, cứ canh đúng giờ về nhà bấm nút", đại diện hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Trường Thịnh cho biết.
Xung quanh khu nhà vườn hầu hết là cây cỏ dại hoặc quen chịu ngập, phèn
Chị Lương Mỹ Hạnh (ấp 3, xã Phạm Văn Hai) cho biết, chị đã sử dụng rau của HTX từ nửa năm nay vì yên tâm vào chất lượng: "Rau trồng trên đất hữu cơ, phát triển xanh tốt nhưng vẫn giữ được hương và vị. Đặc biệt, ở đây còn có rau cải xanh cay nồng như mù tạt, loại này không dễ tìm thấy ngoài chợ".
Chị Hạnh cũng chia sẻ nên phát triển rộng diện tích trồng theo mô hình này vì trong siêu thị cũng có rau sạch nhưng giá cao và không phải ai cũng thường xuyên lui tới.
Lượng rau thu hoạch hiện phục vụ chủ yếu cho dân cư trong vùng
Sau khi hoàn thiện quy trình khép kín sản xuất rau sạch, HTX sẽ chịu trách nhiệm cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm cho xã viên.
"Hiện nay, các mặt hàng nông sản đang chịu sự cạnh tranh giữa thực phẩm an toàn và không an toàn. Phương pháp canh tác mới nếu được nhân rộng, không chỉ đa dạng nguồn cung thực phẩm sạch mà còn góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng", ông Dũng nói.
Theo Danviet
Chuyên gia "soi" rau sạch, rau bẩn Thế nào là sạch? Rau an toàn? Rau hữu cơ? Cách phân biệt rau an toàn và rau hữu cơ ra sao? Tại sao các loại rau sạch lại có giá thành cao hơn nhiều so với rau thông thường? Rau sạch muốn rẻ nhưng cực khó Theo Thạc sĩ Trần Mạnh Chiến - Chủ chuỗi cửa hàng rau, thực phẩm sạch Bác...