Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam tổ chức đại hội đầu tiên
Trong hai ngày 18 và 19/12, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026 ra mắt Ban Chấp hành Hội.
Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030, nhằm đạt được lợi ích kép về giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường. Chính vì thế, lần đầu tiên cụm từ “Kinh tế tuần hoàn” được đưa vào Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với mục tiêu phát triển bền vững bằng việc tích cực thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên qui mô lớn trong 10 năm tới.
Đó cũng là lí do ngày 8/6/2021, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 713/QĐ-BNV thành lập Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam. Theo đó, quy định Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực Hội hoạt động. Hội có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết các tổ chức và cá nhân tự nguyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn. Hỗ trợ, thu hút khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển, nâng cao hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất – nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật.
Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, chế biến, thu gom tái chế, kinh doanh dịch vụ, xuất – nhập khẩu và sử dụng sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tuần hoàn theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hội.
Video đang HOT
Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động sẽ góp phần tích cực vào việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà khoa học và nông dân triển khai có hiệu quả các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Là cầu nối để các bên tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi từ khai thác nông nghiệp kiểu truyền thống sang nông nghiệp tuần hoàn, thuận tự nhiên, khép kín, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế, vừa gia tăng giá trị sản phẩm, đảm bảo lợi ích kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Đây được xem là xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững của tương lai.
Sự ra đời của Hội mang ý nghĩa to lớn, nhất là trong bối cảnh Bộ NN&PTNT đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo đó, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ tái cơ cấu theo hướng: Một nền nông nghiệp thông minh, tùy đối tượng sản xuất, tùy vùng sản xuất, mục tiêu sản xuất mà ứng dụng công nghệ cho phù hợp. Nông nghiệp đặc hữu, sản xuất những loại nông sản có tính khác biệt, người ta không có mà mình có. Nông nghiệp hữu cơ. Nông nghiệp chia sẻ, không ai bị bỏ lại phía sau. Một nền nông nghiệp tuần hoàn, không bỏ đi thứ gì.
Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Hội Nông nghiệp Tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026 với 51 thành viên. Ông Nguyễn Hồng Lam – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Quế Lâm được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Quốc hội: Không để luật ban hành xong, cả nước ngồi chờ hướng dẫn
Ông Vương Đình Huệ nói "không thuyết phục" nếu Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi phải chờ tới giữa năm 2023 mới áp dụng vì chưa kịp có văn bản hướng dẫn.
Theo đề xuất của cơ quan soạn thảo, dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) sẽ thi hành từ ngày 1/7/2023, tức hơn một năm sau thời gian dự kiến được Quốc hội thông qua (kỳ họp tháng 5/2022), với lý do chính là không chuẩn bị kịp các văn bản hướng dẫn.
Tại phiên họp tổ sáng nay (25/10), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan không nên để tình trạng "luật ban hành xong cả thị trường, cả nước phải ngồi chờ văn bản hướng dẫn thi hành", nhất là trong thời gian tới vừa phải phòng, chống dịch vừa phải phục hồi, phát triển kinh tế.
"Chắc chắn không có đại biểu nào chấp nhận lý do này. Tôi đề nghị hiệu lực thi hành Luật là 1/1/2023", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói. Theo ông, việc một luật mới được thực thi ngay có thể thúc đẩy thị trường, cũng là một giải pháp thiết thực cho việc phục hồi kinh tế hậu đại dịch.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Hoàng Phong
Luật Kinh doanh bảo hiểm hiện hành đã ban hành 20 năm nên việc sửa đổi lần này nhằm tháo gỡ các quy định không còn phù hợp. Với dư địa phát triển còn rất lớn, thị trường bảo hiểm, theo Chủ tịch Quốc hội, nếu được tháo gỡ sẽ góp phần thúc đẩy cả thị trường vốn.
Mặt khác, bảo hiểm là loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao và ngày càng hiện đại. "Chủ trương, mong muốn của chúng ta là tốc độ tăng trưởng của các loại hình dịch vụ phải nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP và đặc biệt chú trọng vào các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao", Chủ tịch Quốc hội nói.
Về tổng thể, với quá trình chuẩn bị vừa qua, trên cơ sở thảo luận của Quốc hội, ông Huệ tin rằng dự thảo luật trình tại kỳ họp tới sẽ đáp ứng tối đa yêu cầu đặt ra. Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra một số nội dung cần tiếp tục rà soát để nâng cao hơn nữa chất lượng.
Trong bảo hiểm phi nhân thọ, Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần quan tâm đến sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp do đặc thù đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh khiến lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp chịu thiệt hại lớn. Nhưng hiện nay, khắc phục điều này chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước và hoạt động thiện nguyện của xã hội, việc bù đắp qua bảo hiểm còn rất ít, thậm chí mới đang thí điểm.
Để tính toán được phí bảo hiểm trong các lĩnh vực này rất khó nhưng Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không thể không làm. "Về lâu dài, phải hướng đến việc bù đắp thiệt hại bằng bảo hiểm để người nông dân yên tâm hơn, có bệ đỡ để khôi phục sản xuất khi thiên tai, dịch bệnh xảy ra", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Về bảo hiểm vi mô, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu thêm như chiến lược tài chính toàn diện để thể chế hóa bảo hiểm vi mô. Loại hình bảo hiểm này phải đến được với người dân vùng sâu, vùng xa, người nghèo, người yếu thế, do đó cần đánh giá cả việc thực hiện hình thức bảo hiểm vi mô do các tổ chức chính trị xã hội thực hiện thời gian qua.
Các quy định về hợp đồng bảo hiểm, theo Chủ tịch Quốc hội, cũng phải tiếp tục rà soát, hoàn thiện theo hướng bảo đảm sự bình đẳng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cả người cung cấp dịch vụ và người mua bảo hiểm. Đồng thời, liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải đánh giá kỹ kết quả đề án cơ cấu lại, Nhà nước không nên can thiệp quá sâu vào quản trị của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mà cần nâng chuẩn hoạt động, không chấp nhận các doanh nghiệp kinh doanh dưới chuẩn.
Góp ý về dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh (đoàn Hà Nội) cho rằng cần có sự phân biệt giữa bảo hiểm có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) với bảo hiểm có tính chất kinh doanh, bởi khi kinh doanh là có cạnh tranh. Người mua bảo hiểm có quyền được hướng dẫn những rủi ro tổn thất, còn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải làm hết trách nhiệm, các biện pháp để đề phòng tổn thất.
Cùng quan điểm, đại biểu Trần Đức Thuận (đoàn Nghệ An) cũng cho rằng, thực tế trong lúc đàm phán mua bảo hiểm, người mua chưa được giải thích rõ quyền và lợi ích dẫn đến khi mua xong phát hiện bên bán bảo hiểm không cung cấp đủ quyền và lợi ích của người mua.
Là người từng mua bảo hiểm, ông Thuận cho rằng nhiều trường hợp dễ bị nhầm, tưởng làm cho mình có lợi nhưng thực chất lại không rõ ràng. "Cần quy định cụ thể để người mua bảo hiểm được biết quyền lợi đầy đủ. Hợp đồng rất dày, nhưng quyền lợi đặt ở vị trí phía dưới nên nhiều khi người mua không biết hết được quyền của mình", đại biểu Trần Đức Thuận cho biết.
Đề xuất 7 bước rà soát hộ nghèo, cận nghèo Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025. Theo dự thảo, có 2 phương pháp rà soát, xác định hộ...