Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên: Hỗ trợ chi tổ hội hoạt động hiệu quả
“Trên tiêu chí “5 cùng”, các cấp Hội ND tỉnh Hưng Yên đã hướng dẫn, vận động và hỗ trợ các các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động có hiệu quả” – đó là chia sẻ của bà Trần Thị Tuyết Hương (ảnh) – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên.
Thưa bà, việc thành lập chi hội, tổ hội nghề nghiệp nông dân có ý nghĩa như thế nào trong công tác hội và phong trào nông dân tỉnh Hưng Yên?
- Năm 2019, các cấp Hội tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo, vận động và thành lập được 11 chi hội nghề nghiệp, 23 tổ hội nghề nghiệp. Đến nay toàn tỉnh có 28 chi hội nghề nghiệp, 67 tổ hội nghề nghiệp theo các loại hình và hoạt động hiệu quả.
Nhiều chi hội, tổ hội hoạt động hiệu quả như: Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động đã phát triển thành HTX chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; Chi hội trồng cây ăn quả xã Đồng Thanh, huyện Kim Động phát triển thành HTX rau, củ quả; Tổ hội đồ gỗ mỹ nghệ xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào phát triển thành HTX mỹ nghệ Hòa Thuận và Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tùng Lâm; Tổ hội trồng cam xã Tam Đa, huyện Phù Cừ phát triển thành HTX nông nghiệp…
Tham gia mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp, nhiều nông dân Hưng Yên đã đầu tư trồng hoa lan hiệu quả. Ảnh: T.H
Video đang HOT
Việc thành lập chi hội, tổ hội nghề nghiệp theo tiêu chí “5 cùng” đã thu hút, tập hợp nhiều nông dân tham gia tổ chức Hội và là tiền đề để thành lập các THT, HTX. Đến nay, các cấp Hội đã tư vấn, hướng dẫn thành lập 50 HTX kiểu mới, 28 THT.
Vậy các cấp Hội ND tỉnh Hưng Yên có những giải pháp hỗ trợ nào để nhân rộng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp?
- Năm 2019, Hội ND tỉnh Hưng Yên tiến hành khảo sát nhu cầu và chỉ đạo điểm xây dựng thành lập các chi hội, tổ Hội nghề nghiệp tại Hội ND 10 huyện, thành phố; đồng thời tổ chức 11 lớp tập huấn hướng dẫn thành lập chi hội, tổ hội nghề nghiệp cho trên 800 đại diện lãnh đạo Hội ND cấp huyện, cấp xã, chi hội trưởng, tổ trưởng và hội viên tiêu biểu có nhu cầu tham gia chi tổ hội nghề nghiệp.
Để tổ hội hoạt động có hiệu quả, cùng với chỉ đạo, hướng dẫn thành lập các chi, tổ hội nghề nghiệp, Hội ND tỉnh Hưng Yên đã tập trung khai thác các nguồn vốn và ưu tiên cho các tổ hội nghề nghiệp được vay từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), tổng số tiền là hơn 74 tỷ đồng với 117 dự án.
Cùng với nguồn vốn Quỹ HTND, các cấp Hội cũng phối hợp với chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT tạo điều kiện cho giải ngân cho vay 1.768 tỷ đồng giúp hơn 30.000 lượt hội viên tổ hội nghề nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Định hướng phát triển các chi, tổ hội nghề nghiệp của địa phương trong năm 2020 là gì thưa bà?
- Sang năm 2020, cùng với việc tăng cường tuyên truyền về “ Xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp”, Hội ND tỉnh Hưng Yên tiếp tục định hướng các tổ hội nghề nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho hội viên các tổ hội nghề nghiệp, tăng cường liên kết trong sản xuất, nhất là sản xuất nông sản sạch theo hướng hữu cơ.
Bên cạnh nguồn Quỹ HTND, Hội tiếp tục phối hợp với các Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NNPTNT tạo điều kiện cho các hội viên tổ hội nghề nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, qua đó kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời…
Xin cảm ơn bà!
Theo Danviet
Hội Nông dân: Xây dựng thành công nhiều mô hình "5 tự, 5 cùng"
Trong 3 năm qua, đã có 206 hợp tác xã, 1.690 tổ hợp tác được thành lập trên nền tảng từ các tổ hội nghề nghiệp, chi hội nghề nghiệp của Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố.
Hiện cả nước đã có 14.812 tổ hội nghề nghiệp nông dân và 683 chi hội nghề nghiệp được thành lập với 166.477 hội viên tham gia trên các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, vật liệu xây dựng...
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng và đoàn công tác thăm mô hình Chi hội chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên). Ảnh: Đ.T
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho biết: Năm 2019, tập thể Đảng đoàn đã lãnh đạo Hội NDVN tiếp tục các hoạt động hỗ trợ một cách thiết thực đối với đồng bào nông dân cả nước theo 6 cụm thi đua, tạo được những chuyển biến tiến bộ mới và được cải thiện rõ rệt về điều kiện sống và mức sống, có những tiểu vùng có những bộ phận nông dân đã trở lên khá giả, một bộ phận nông dân trở lên giàu có.
Đây là tiền đề thuận lợi tạo cho năm 2020 phấn đấu đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trong nông sản và hàng hóa.
Một trong những thành công nổi bật và mới nhất về phương thức hoạt động của Hội NDVN và phong trào nông dân trong năm 2019 vừa qua - năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội VII, người nông dân đã liên kết chặt chẽ với nhau và giữ mối quan hệ ngày càng gắn bó với tổ chức Hội thông qua việc xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo mô hình hoạt động 3 loại hình.
Đó là: Chi Hội nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp trong một chi Hội ND nghề nghiệp bằng phương thức "5 tự" (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và "5 cùng" (cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ).
Thông qua các chi hội, tổ hội nghề nghiệp, Hội ND đã xây dựng được các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững, đặc biệt trong việc kết hợp giữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Đồng thời, các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã tổ chức các hoạt động cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, giống con nuôi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Tiêu biểu như: Chi hội chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên) với 40 thành viên, quy mô diện tích là 55ha, lợi nhuận của các thành viên chi hội năm 2019 là hơn 100 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động ở địa phương với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
"Năm 2019, việc phát triển chi hội nông dân nghề nghiệp theo phương thức "5 tự, 5 cùng" đã khắc phục cơ bản hạn chế của chi hội nông dân truyền thống, xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa hội viên với hội viên và giữa hội viên với tổ chức Hội. Đồng thời, mở rộng và đổi mới các hoạt động hợp tác quốc tế, tạo được những chuyển biến tiến bộ về phát triển nông nghiệp thịnh vượng và nông thôn văn minh, hiện đại" - Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Dùng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đầu tư nuôi cá vược, nuôi ếch Ông Lê Mạnh Cường - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) tỉnh Thái Bình cho biết, hiện các cấp Hội ND trong tỉnh đang quản lý và sử dụng có hiệu quả trên 24 tỷ đồng vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) giúp cho hộ hội viên các xã, huyện trên địa bàn vay phát triển sản xuất. Nguồn vốn vay...