Hội Nông dân Hà Giang đưa đặc sản cao nguyên đá về Thủ đô
Sáng 23/8, “Phiên giao dịch giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng cao Hà Giang” do Hội Nông dân (HND) tỉnh Hà Giang phối hợp với HND TP.Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Quy tụ tại phiên giao dịch là các sản phẩm như mật ong bạc hà, rượu ngô men lá, dược liệu quý hiếm… Đây đều là những đặc sản của vùng cao nguyên đá nơi đại đầu Tổ quốc nên đã thu hút đông đảo sự chú ý của người tiêu dùng Thủ đô.
Không gian trưng bày quy tụ những đặc sản của vùng cao nguyên đá thu hút đông đảo người tiêu dùng Thủ đô. Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Thuý – Phó Chủ tịch HND tỉnh Hà Giang cho biết: Phiên giao dịch giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng cao Hà Giang được tổ chức nhằm thúc đẩy thị trường, quảng bá, giới thiệu về một số sản số nông sản đặc sản của Hà Giang có chất lượng đến với người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chúng tôi tin rằng không gian trưng bày hôm nay sẽ khiến cho người tiêu dùng có cái nhìn mới hơn về sản phẩm, con người nơi cao nguyên đá, góp phần nâng cao nhận thức của người sản xuất cũng như người tiêu dùng đối với sản phẩm nông nghiệp sạch an toàn, có xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận tem nhãn…. tác động đến sản xuất chế biến nông sản phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Tô Hải Long, Giám đốc Trung tâm trợ giúp nông dân Hà Nội (HND TP.Hà Nội) cho rằng, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp là một vấn đề hết sức cần thiết và cách thức để đưa những sản phẩm của nông dân đến tay người tiêu dùng như thế nào cũng là một vấn đề mà các cấp Hội rất quan tâm.
Trong những năm gần đây HND TP.Hà Nội và HND tỉnh Hà Giang đã quan tâm đến việc nâng tầm giá trị cho các sản phẩm tiêu biểu tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, giúp người nông dân yên tâm phát triển sản xuất, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Phiên giao dịch là một trong những cơ hội để hai đơn vị HND TP.Hà Nội và HND tỉnh Hà Giang giao lưu, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, khảo sát nhu cầu thị trường… Từ đó giúp hai đơn vị mở rộng thị trường tiêu thụ, đưa sản phẩm nông sản nông đặc sản địa phương trở thành hàng hóa có tính thương mại và giá trị gia tăng cao, khuyến khích phát triển mô hình sản xuất phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ.
Đặc biệt, thông qua việc trưng bày giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc sản Hà Giang cũng là điểm nhấn đáng chú ý đối với khách tham quan, mua sắm tại phiên giao dịch. Đồng thời đưa các đặc sản của tỉnh Hà Giang tiếp cận và định vị trong văn hóa tiêu dùng của người dân Thủ đô.
“Việc đẩy mạnh tuyên truyền không chỉ giúp người tiêu dùng tại các thị trường lớn khó tính nhận diện và hiểu được giá trị các sản phẩm tiêu biểu mà còn góp phần quảng bá hình ảnh về văn hóa, du lịch, con người. Chính vì vậy, chúng ta rất cần có những phiên giao dịch như ngày hôm nay để tạo cơ hội giúp cho các sản phẩm nông sản đến gần hơn với người tiêu dùng hơn nữa”, ông Long nhấn mạnh.
Video đang HOT
Phiên giao dịch giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng cao Hà Giang có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra, đây là hoạt động thiết thực chào mừng 74 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9.
Sự kiện sẽ được diễn ra từ ngày 23 đến hết ngày 24/8 tại Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội (số 33 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, TP.Hà Nội).
Một số hình ảnh tại phiên giao dịch giới thiệu, quảng bá đặc sản vùng cao Hà Giang:
Theo Danviet
20 năm thực hiện vốn ODA: Việt Nam sử dụng hiệu quả gần 2 tỷ USD
Trong 20 năm qua, Ban Quản lý các dự án nông nghiệp được Bộ NNPTNT giao quản lý và triển khai thực hiện 23 chương trình, dự án với tổng số vốn đầu tư ước tính khoảng 1,968 tỷ USD từ các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới (WB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Chính phủ Đan Mạch (Danida) và Chính phủ Cộng hòa Pháp.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh phát biểu tại hội nghị.
Ông Lê Văn Hiến - Trưởng Ban Quản lý các dự án nông nghiệp cho biết, trong số 23 chương trình, dự án có 17 chương trình, dự án đã hoàn thành và 6 dự án đang triển khai thực hiện. Các dự án có phạm vi hoạt động tại 63 tỉnh, thành trên cả nước và đa dạng các lĩnh vực bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn...
Cụ thể về cơ sở hạ tầng nông thôn, gần 5.000km đường giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại, sản xuất nông nghiệp và vận chuyển nông sản của người dân; Hơn 700km kênh mương cùng vơi các công trình hồ đập thủy lợi, 22 trạm bơm được cải tạo giúp đảm bảo chất lượng nước tưới, tiêu ổn định cho khoảng 100.000ha các loại cây trồng; gần 600 chợ nông thôn và chợ an toàn thực phẩm được cải tạo và nâng cấp tại 18 tỉnh, thành phố với 25.000 hộ tiểu thương được hưởng lợi...
Trong dịp này, 2 cá nhân của Ban được Chủ tịch nước trao tặng huân trương lao động hạng nhì.
Về hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững, các dự án đã giúp được 47.636 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su; 607.000 lượt nông dân được đào tạo về IPM, giống và chăn nuôi gia súc nhỏ; 115.000 nông dân được tập huấn sản xuất lúa bền vững với 26000 nông dân được tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê bền vững...
Theo ông Hiến, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, kỹ sư nông nghiệp, khuyến nông viên, nông dân, các dự án do ban thực hiện còn hoàn thành tốt việc giải ngân nguồn vốn tín dụng nông nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam với tổng số vốn giải ngân lên đến 3.500 tỷ đồng. Trong đó, cao su tiểu điền đạt 334 tỷ đồng với 27.225 khoản vay; chăn nuôi và trồng trọt đạt 885 tỷ đồng với 147.369 khoản vay... Và đặc biệt là nâng cấp dây chuyền, thiệt bị chế biến lúa gạo cho các doanh nghiệp đạt gần 300 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi giá trị lúa gạo.
Ông Lê Văn Hiến - Trưởng Ban quản lý các dự án nông nghiệp phát biểu tại hội nghị.
Là một trong những tỉnh được hưởng lợi từ các dự án, ông Cao Văn Hóa - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Tiền Giang cho biết, là tỉnh được hưởng lợi từ 8 dự án từ vốn ODA, chúng tôi và bà con cảm nhận thấy các dự án này đều rất ý nghĩa và thiến thực. Ví như dự án chè, cây ăn quả; khi sinh học... Khi thực hiện đã tạo động lực cho tỉnh phát triển tam nông và xử lý tốt môi trường trong chăn nuôi, trồng trọt rất hiệu quả.Dự án còn giúp tỉnh quản lý chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh rất hiệu quả giúp nông dân có thu nhập ổn định, bền vững.
"Trong thời gian tới, tỉnh rất mong được tham gia dự án phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả, trong đó chúng tôi rất muốn được thực hiện ở khâu giống và thị trường, mong trong thời gian tới được Ban giúp đỡ và hỗ trợ để giúp bà con phát triển và có thu nhập bền vững từ ngành này ", ông Hóa nói.
Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết 20 năm quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA diễn ra tại Hà Nội ngày 3/7.
Ông Hiến cho biết thêm, từ nay đến năm 2020, Ban sẽ tiếp tục vận động, xây dựng và chuẩn bị thành công 3 dự án gồm: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản bền vững, vay vốn WB; Dự án thực phẩm an toàn nông nghiệp, vay vốn WB và Dự án phát triển bền vững ngành điều, hồ tiêu và cây ăn quả tải Việt Nam, vốn vay WB và 1 dự án viện trợ không hoàn lại - vốn Chính phủ Hàn Quốc, phấn đấu các dự án này được đưa vào đầu tư xây dựng kế hoạch vốn trung hoạn 2021-2026.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho hay: Các chương trình, dự án do Ban Quản lý các dự án nông nghiệp đã quản lý và thực hiện trong 20 năm qua đã mang lại lợi ích thiết thực cho hàng chục triệu người dân tại 63 tỉnh, thành trên cả nước và góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành nông nghiệp từ đó đưa Việt Nam trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.
Phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh cho rằng: Trong thời gian tới Ban Quản lý các dự án nông nghiệp cần tiếp tục bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Bộ NNPTNT và đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp để triển khai các dự án cho hiệu quả, thực tế đem lại lại ích thiết thực cho ngành và người nông dân.
Theo Danviet
Con tôm đã làm nên chuyện ở đất chín rồng Tại Diễn đàn "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại ĐBSCL" do Bộ NNPTNT tổ chức tại TP.HCM ngày 18/6, có ý kiến cho rằng, việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, nuôi thủy sản đã mang lại hiệu quả nhiều mặt. "Nên chậm lại, đừng vội...