Hội Những người Hàn Quốc yêu Việt Nam kêu gọi Trung Quốc rút tàu khỏi EEZ của Việt Nam
Hội Những người Hàn Quốc yêu Việt Nam kêu gọi Trung Quốc rút tàu khỏi EEZ của Việt Nam.
Trước những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biêt là việc tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Hội Những người Hàn Quốc yêu Việt Nam ( VESAMO) ra tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trong đó có việc rút ngay tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; kiềm chế các hoạt động gây phức tạp tình hình và làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông; tập trung cho quá trình xây dựng lòng tin nhằm giữ gìn an ninh, hòa bình và ổn định tại Biển Đông nói riêng và khu vực nói chung.
Tàu Cảnh sát biển 8001 (Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3) làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK1/15 thuộc cụm Phúc Nguyên. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Video đang HOT
VESAMO kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tôn trọng, tuân thủ và thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất và đi đến ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc pháp lý và dựa trên luật pháp quốc tế. VESAMO nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông.
VESAMO, ra đời năm 2002, có nhiều hoạt động thiết thực góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như thúc đẩy, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, trong đó có Biển Đông. Trong nhiều năm qua, VESAMO đã đồng chủ trì tổ chức nhiều hội thảo về Biển Đông nhằm kêu gọi một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở khu vực quan trọng này trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
Nguồn: Báo Tin Tức
Mỹ quan ngại về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam
Ngày 22/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc đối với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam khi nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington DC., ngày 8/8/2018. Ảnh: THX/TTXVN
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh các hành động của Trung Quốc đã đặt dấu hỏi nghiêm túc về những cam kết của Bắc Kinh về giải pháp hòa bình cho những tranh chấp trên biển.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, việc Trung Quốc tái triển khai tàu thăm dò thuộc sở hữu của chính phủ, cùng với các tàu hộ tống có vũ trang tại vùng biển Việt Nam vào ngày 13/8 vừa qua là "hành động leo thang của Bắc Kinh trong các nỗ lực nhằm đe dọa nước khác có tuyên bố chủ quyền đang khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Đông".
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trả lời báo giới trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo các quy định của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển 1982. Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không có những hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp tình hình, đe dọa đến hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh khu vực và quốc tế, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết các bất đồng bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi đề nghị các quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì trật tư, hòa bình, an ninh trong khu vực; an ninh, an toàn và tự do hàng hải hàng không; tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982".
Theo Thanh Phương (TTXVN)
Mỹ chỉ trích Trung Quốc xâm phạm trái phép EEZ của Việt Nam Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có tuyên bố chính thức về những hành động của Trung Quốc khi xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam, cho rằng hành động đó làm suy yếu nền hòa bình và ổn định trong khu vực. Theo một tuyên bố do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đưa...