Hội nhập chỉ thành công khi chúng ta giữ gìn được bản sắc và bản lĩnh của dân tộc
Với chủ đề “Tiên phong – dẫn dắt – nâng tầm quốc tế”, sáng ngày 3.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu với giảng viên và sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM tại Lễ Khai khóa 2020.
Bài phát biểu của Phó Thủ tướng cũng đã gửi tới thế hệ trẻ nhiều thông điệp mới mẻ về hình ảnh của “công dân toàn cầu” trong giai đoạn hội nhập.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình chụp ảnh lưu niệm cùng cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM
Trong vai trò là diễn giả khách mời đặc biệt, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, mong muốn được trao đổi, chia sẻ với thầy cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ quản lý và các em sinh viên một số vấn đề lớn về “ Hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước và những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác giáo dục ĐH”. Đó là, cần trang bị các giá trị chuẩn mực về tính cách, phẩm chất cần có của thế hệ trẻ thời kỳ hội nhập, để trở thành “công dân toàn cầu”, đó là lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm và đam mê, tri thức chuyên môn, ngoại ngữ và cả tri thức, hiểu biết luật pháp, xã hội, văn hóa trong và ngoài nước…
Phó Thủ tướng gửi gắm tới thế hệ trẻ nhiều thông điệp mới mẻ về hình ảnh của “công dân toàn cầu” trong giai đoạn hội nhập
“Trên tinh thần đó, nội dung tiếp theo tôi muốn trao đổi là về những yêu cầu đặt ra đối với thế hệ trẻ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của thế hệ trẻ trong hội nhập quốc tế. Ông nói: “Thế hệ trẻ, trong đó có thế hệ trẻ Việt Nam, đang có nhiều vận hội, lựa chọn, thuận lợi chưa từng có”. Phó Thủ tướng phân tích, thế giới hiện có khoảng 1,8 tỉ thanh niên, là số lượng thanh niên đông đảo nhất lịch sử. Trong khu vực ASEAN, 65% dân số dưới 35 tuổi. Nước ta là một trong những quốc gia có dân số trẻ nhất thế giới và đang ở thời kỳ dân số vàng, chưa bao giờ chúng ta có lực lượng thanh niên đông đảo như hiện nay, với 24 triệu thanh niên trong và ngoài nước.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng Pham Bình Minh nhấn mạnh vai trò của những công dân thế hệ Z
Có thể nói, kỷ nguyên số là kỷ nguyên của tuổi trẻ. Theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, tầng lớp thanh niên đang và sẽ hưởng thụ những cơ hội, lợi ích ngay khi các xu thế mới, những dịch chuyển lớn trên toàn cầu diễn ra. “Do đó, tôi mong các em phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành thế hệ công dân Việt Nam đầy đủ tri thức, hoài bão và trách nhiệm với quốc gia, dân tộc. Trước hết, thời đại ngày nay và thời kỳ phát triển mới đòi hỏi thanh niên, đặc biệt các sinh viên ĐH, không chỉ là “chủ nhân tương lai” mà phải là “người định hình tương lai của đất nước”", Phó Thủ tướng bày tỏ đồng thời nhấn mạnh: “Là những công dân thế hệ Z – công dân đám mây, đa năng, các sinh viên cần phải trở thành người lãnh đạo, người chủ về công nghệ và đổi mới sáng tạo của đất nước, đi đầu phát triển và ứng dụng công nghệ trong mọi hoạt động kinh tế – xã hội, hình thành văn hóa học tập không ngừng, phát huy tinh thần khởi nghiệp, dám ứng phó với thách thức”.
Phó Thủ tướng và các đại biểu trồng cây lưu niệm trong khuôn viên ĐH Quốc gia TP.HCM
Đề cao giá trị văn hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Phó Thủ tướng nhắn nhủ sinh viên: “Chính thế hệ trẻ phải là người tiên phong tham gia thực hiện các cam kết, trọng trách quốc tế trong thời gian tới. Quá trình hội nhập chỉ thành công khi chúng ta giữ gìn được bản sắc và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam. Một công dân toàn cầu, một công dân ASEAN sẽ không thể tồn tại nếu chúng ta không thấm nhuần bản sắc của dân tộc mình, của đất nước mình”.
Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, trong thế giới rộng mở của kỷ nguyên số, giữ bản sắc dân tộc phải song song với quá trình tìm hiểu về văn hóa và xã hội của đất nước, để quá trình hội nhập diễn ra một cách tự nhiên. Không có một dân tộc nào cao hơn một dân tộc nào, về cơ bản, văn hóa các quốc gia, các dân tộc đều thấm đẫm những giá trị truyền thống nhân văn, nhân bản của quốc gia, dân tộc đó mà ta cần phải học cách thấu hiểu, tôn trọng và sẻ chia. “Tương lai phát triển của đất nước ngày mai sẽ hiển hiện rõ từng ngày qua nỗ lực học tập và rèn luyện của các em hôm nay. Đất nước đặt niềm tin vào các em”, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh gửi gắm sinh viên tại Lễ Khai khóa.
Hà Nội: Phó Thủ tướng Vương quốc Anh dự Hội thảo giới thiệu vacxin Covid-19
Ngày 30/9, Bộ Y tế cùng với tổ chức PATH và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu vacxin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
Ngài Dominic Raab, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh, khẳng định việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước.
Hội thảo có sự tham dự của Ngài Dominic Raab, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Thanh Long, cùng với đại diện các cơ quan Chính phủ, Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế và các bên liên quan cùng tham dự.
Hội thảo đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Việt Nam triển khai kế hoạch chiến lược quốc gia ngay khi có vacxin Covid-19.
Các đại biểu tham gia sẽ thảo luận, chia sẻ về việc chuẩn bị sử dụng vacxin phòng chống Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam.
Bằng việc triển khai sớm các biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp, công cuộc phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam đã nhận được sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.
Theo đó, Việt Nam đã duy trì được số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức thấp. Việt Nam cũng đang song song xây dựng các chính sách và quy định để hỗ trợ việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối và sử dụng được thực hiện nhanh chóng ngay khi có vacxin Covid-19.
Trước đó, hồi tháng 7, với sự hỗ trợ kỹ thuật của tổ chức PATH và hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Vương quốc Anh, Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo triển khai sản xuất, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép đăng ký, sử dụng vacxin Covid-19 tại Việt Nam.
"Do tình huống đặc biệt mà chúng ta đang phải đối mặt với Covid-19, điều đặc biệt quan trọng là các nhà sản xuất vacxin và cơ quan quản lý hiểu và đồng thuận với các cơ chế, chính sách và quy định phù hợp để hướng tới việc phát triển vacxin Covid-19 trong thời gian sớm nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả" - ông Vũ Minh Hương, Cố vấn Kỹ thuật Khu vực, Trung tâm Sáng kiến và Tiếp cận vacxin, tổ chức PATH cho biết.
Phát biểu tại Hội thảo, Ngài Raab nhấn mạnh "Việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước, đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh trên toàn cầu đang đe dọa đến tất cả chúng ta. Vương quốc Anh đang nỗ lực góp phần vào công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới."
Vương Quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 50 triệu bảng cho các nước ASEAN ứng phó với Covid-19. Khoản đóng góp này bao gồm cả 6,3 triệu bảng mới được cam kết để củng cố hệ thống y tế và phục hồi kinh tế trong khu vực ASEAN.
Cũng tại hội thảo, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình "Giải pháp tiếp cận vacxin Covid-19 toàn cầu" (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vacxin để có vacxin "made in Viet Nam" cho người Việt.
Với mục tiêu cung ứng 2 tỷ liều vacxin vào cho các quốc gia vào cuối năm 2021 cho khoảng 20% dân số của các quốc gia thành viên của COVAX Facility, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các vacxin trong danh mục của COVAX AMC.
Là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vacxin trên thế giới, hiện nay, Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vacxin để có vacxin "made in Viet Nam" cho người Việt Nam. Bộ Y tế đã chỉ đạo các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất vacxin.
Cụ thể, 4 nhà sản xuất vacxin Covid-19 tại Việt Nam là Viện Vacxin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty TNHH MTV Vacxin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vacxin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực nghiên cứu, sản xuất vacxin phòng Covid-19, dự kiến trong năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III tại Việt Nam.
Việt Nam cam kết tham gia các nỗ lực toàn cầu để ứng phó với những thách thức chung Tối 24-9 (theo giờ Việt Nam), nhận lời mời của Tổng thống Niger Mahamadou Issoufou, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham dự và phát biểu tại Phiên họp trực tuyến Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề "Quản trị toàn cầu giai đoạn sau Covid-19...