Hội nghị Trung Ương 3 Trung Quốc đưa ra cải cách gì?
Những tín hiệu phát đi từ Trung Quốc cho biết Đảng Cộng sản nước này sẽ đưa ra những cải cách “chưa từng có tiền lệ” tại Hội nghị Trung Ương 3 (TW3) sắp tới. Tuy nhiên, cải cách như thế nào cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu Hội nghị TW3 có đưa ra được những cải cách lớn và có thể thực hiện những cải cách này hay không.
Cách đây 2 tuần, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng của Hồng Kông đã “nổ phát súng” đầu tiên về những nội dung có thể được thảo luận lại Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 (gọi tắt là Hội nghị TW3).
Những tuyên bố đầu tiên
Tờ báo dẫn lời ông Du Chính Thanh, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc (còn gọi là Chính Hiệp và có chức năng tương tự Mặt trận Tổ quốc ở Việt Nam) khẳng định “sẽ có những cải cách kinh tế và xã hội vô tiền khoáng hậu” tại Hội nghị TW 3 đang được dư luận chờ đợi.
“Các cuộc cải cách lần này sẽ được tiến hành rộng rãi với sức mạnh lớn và chưa từng có tiền lệ. Chắc chắn các cuộc cải cách sẽ thúc đẩy mạnh mẽ những thay đổi sâu sắc về kinh tế – xã hội và nhiều lĩnh vực khác”, Bưu điện Hoa Nam dẫn lời ông Du Chính Thanh nói.
Ông Du là nhân vật số 4 trong Thường vụ Bộ chính trị BCH TW ĐCS Trung Quốc. Vì vậy, đây cũng là phát biểu chính thức đầu tiên của giới lãnh đạo cấp cao ĐCS Trung Quốc về Hội nghị TW3, nơi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ thúc đẩy các chiến lược cải cách kinh tế lớn nhằm đưa nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ dựa vào vay mượn đầu tư sang tiêu dùng và dịch vụ.
Hay nói cách khác, Trung Quốc sẽ loại bỏ dần các đặc trưng của một nền kinh tế đang phát triển để thay vào đó là những đặc trưng của nền kinh tế phát triển ở trình độ cao hơn, mở đường cho việc bước vào giai đoạn phát triển mới sau năm 2030.
Hội nghị TW3 tới đây là hội nghị toàn thể lần thứ 3 của BCH TW ĐCS Trung Quốc khóa 18 kể từ sau tiến trình chuyển giao quyền lực lãnh đạo Đảng hồi cuối năm ngoái. Trong lịch sử, các kỳ Hội nghị TW3 thường là dịp thúc đẩy các cuộc cải cách kinh tế – xã hội quan trọng, sau khi đã đưa ra những đường hướng cải cách chính trị chủ chốt tại hai kỳ Hội nghị TW trước.
Video đang HOT
Vì vậy, chương trình nghị sự tại hội nghị lần này sẽ tập trung chủ yếu vào các cuộc cải cách tài chính, thuế, đất đai, giải quyết những vấn đề liên quan đến đô thị hóa quá nhanh, đăng ký hộ khẩu hay sự di dân giữa các khu vực thành thị và nông thôn.
Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những kêu gọi lâu nay của chính phủ Trung Quốc về việc cần phải tăng cường nỗ lực nhiều hơn để có thể sớm vực dậy nền kinh tế từng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới nhưng lại có nhiều dấu hiệu chững lại, thậm chí thụt lùi, trong một vài năm trở lại đây.
Thống kê chính thức cho thấy nền kinh tế trị giá 8.500 tỷ USD này đã tăng trường khá ấn tượng trong quý III vừa qua nhờ sự tăng trưởng đầu tư nhưng xu hướng này sẽ không ổn định từ nay đến cuối năm. Chính phủ Trung Quốc dự báo có thể đạt tăng trưởng 7,5% trong năm nay với điều kiện phải hoàn thành tất cả các mục tiêu đã đề ra.
Để có thể cán đích, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) cách đây 3 tuần cũng đã đưa ra chuẩn lãi suất cho vay mới nhằm hỗ trợ thị trường thiết lập tỷ giá mới, giảm bớt sự méo mó đã dẫn đến đầu tư quá mức và vượt quá khả năng, vốn là hai vấn đề đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Trung Quốc.
Các chuyên gia nói gì về cải cách?
Đường hướng chung đưa ra trước hội nghị là vậy, nhưng thực tế cải cách như thế nào và ra sao để có thể đạt hiệu quả như mong đợi vẫn là những câu hỏi hóc búa, ngay cả với giới lãnh đạo và các chuyên gia kinh tế kỳ cựu.
Trang mạng Eurasia Review ngày 2/11 đã đăng bài phân tích của chuyên gia Zachary Fillingham về những cải cách tới đây tại Hội nghị TW3.
Theo bài phân tích, trong nỗ lực chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng bền vững và dài hạn, kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi phải xoay xở tìm kiếm mô hình chuyển đổi phù hợp. Mô hình đó phải giúp cỗ máy cồng kềnh của Trung Quốc chuyển đổi từ một nền kinh tế định hướng xuất khẩu chi phí thấp sang nền kinh tế được thúc đẩy bởi nội nhu và công nghiệp dịch vụ.
Trong điều kiện thực tế của Trung Quốc hiện nay, những cải cách cần thiết chắc chắn sẽ vấp phải sự đối kháng của các nhóm lợi ích cố hữu trong hệ thống chính trị hiện nay, từ chính quyền địa phương tới các doanh nghiệp nhà nước. Bộ máy quan liêu đã tồn tại từ hàng chục năm qua sẽ gây những trở ngại không nhỏ cho bất kỳ kỳ vọng tiến hành cải cách nào, một khi những cải cách đó đi ngược lại những lợi ích mà nhóm này cho là mình nghiễm nhiên được hưởng.
Ở trong nước, tuy báo chí chính thống của Trung Quốc không đăng tải cụ thể, nhưng có không ít “tin đồn” cho biết ban lãnh đạo ĐCS TQ sẽ “hành động mạnh tay” tại kỳ họp này. Theo đó, Trung Quốc sẽ xem xét phá bỏ các độc quyền (có thể bắt đầu từ lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ, tiến hành tự do hóa về tài chính và thiết lập hệ thống bảo hiểm tiền gửi nhằm đảm bảo tính ổn định trong ngành ngân hàng…
Ngoài ra, hiện cũng có tin đồn về khả năng giải tỏa những lo ngại liên quan đến mục tiêu quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ (NDT). Đối với nhiều nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh, việc chính phủ Mỹ đóng cửa vì Quốc hội không biểu quyết ngân sách càng làm lộ rõ những rủi ro của việc tiếp tục phụ thuộc vào đồng USD như là đồng tiền dự trữ toàn cầu duy nhất. Nó cũng mở ra cơ hội để Bắc Kinh đẩy mạnh việc đưa đồng NDT trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu mới với niềm tin rằng bước đi này là hoàn toàn khả thi.
Trong vấn đề an sinh xã hội, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tập trung vào vấn đề xác lập quyền sử dụng đất ở nông thôn. Đây là một thay đổi tiềm năng nhằm tiến tới việc giảm thiểu những va chạm liên tục trong thời gian qua giữa nông dân và chính quyền trung ương.
Hiện nay ở Trung Quốc, nông dân chỉ sở hữu quyền làm việc chung chung trên mảnh đất và như vậy không thể bán trực tiếp cho các nhà phát triển bất động sản. Kết quả là chính quyền địa phương đã lợi dụng điều này để ép nông dân bán đất với mức giá thấp, sau đó bán lại với mức giá cao hơn cho các nhà thầu phát triển để bỏ túi phần chênh lệch.
Theo một số báo cáo, cải cách hệ thống hộ khẩu cũng đang được xem xét bàn thảo. Tuy nhiên, giống như cải cách ruộng đất ở nông thôn, việc loại bỏ toàn bộ hoặc một phần hệ thống hộ khẩu, vốn vô cùng phổ biến ở khu vực nông thôn, sẽ rất phức tạp.
Một cải cách có nhiều khả năng thực hiện được trong lĩnh vực an sinh xã hội cơ là thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Tăng chi tiêu công cho y tế giáo dục và quỹ lương hưu sẽ giúp khuyến khích người dân Trung Quốc chi tiêu thay vì tiết kiệm. Khi làm như vậy, Trung Quốc cũng sẽ dần chuyển đổi nền kinh tế từ tăng trưởng phụ thuộc vào xuất khẩu sang thúc đẩy nội nhu.
Theo một báo cáo của các cơ quan tư vấn ở Trung Quốc, hầu hết các nhà chính trị ở nước này đều thể hiện sự đồng thuận chung về nhu cầu cần phải thay đổi và cải cách trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế, ít nhất là ở biểu hiện bề ngoài. Vì thế trong và ngoài xã hội Trung Quốc cũng đã dấy lên nhiều kỳ vọng về những cải cách táo bạo tại Hội nghị TW3 vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, những kỳ vọng đó vẫn bị kiềm chế bởi thực tế cho thấy, phần lớn các vấn đề cơ cấu để giải quyết những cải cách này vẫn tồn tại như trước và đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc nhận thấy cần một đợt cải cách mạnh mẽ mà có lẽ vẫn chưa đến được.
Đức Vũ
Theo Dantri
Thái Lan bắt thuyền trưởng gây chìm phà khi đang phê ma túy
Thuyền trưởng của chiếc phà bị đắm khiến 6 người thiệt mạng tại ngoài khơi khu nghỉ dưỡng Pattaya chiều 3/11 đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ. Người này đã đến tự thú sau vụ tai nạn và thừa nhận điều khiển phà trong lúc đang phê ma túy.
Các nhân viên cứu hộ sơ cứu nạn nhân vụ chìm phà
Theo tờ Bưu điện Bangkok, Saman Kwanmuang, 42 tuổi, đã đến tự thú tại đồn cảnh sát trong tối 3/11, vài giờ sau khi chiếc phà bị lật trong lúc đang chở 200 du khách Thái Lan và nước ngoài từ đảo Koh Larn về lại Pattaya.
Thiếu tướng Katcha Tatusatra, người đứng đầu cảnh sát của tỉnh Chon Buri khẳng định viên thuyền trưởng đã tự thú với các sỹ quan rằng, trước khi bắt tay vào việc, tên này đã sử dụng ma túy. Và do vậy y và một số thủy thủ đã không kiểm soát được chiếc phà.
Saman cũng thừa nhận rằng mình điều khiển phà đi không đúng tuyến nên bị va phải đá ngầm, khiến phà bị thủng nhiều lỗ và nước tràn vào trong.
Theo tờ Daily News, sau khi nhận ra sự cố, Saman đã tắt nguồn điện để có thể sửa máy bơm. Thế nhưng viên lái phà này lại không thông báo gì cho hành khách do nghĩ rằng họ sẽ không hoảng sợ.
Tuy nhiên chỉ sau chừng 10 phút, khi rất nhiều nước chảy vào trong khoang đáy của chiếc phà hai tầng, hành khách bắt đầu hoảng loạn. Mọi người đã giằng co, cãi cọ nhau do trên phà không có đủ phao cứu hộ và áo phao.
Cơ quan phòng ngừa và giảm nhẹ thảm họa địa phương hôm 4/11 xác nhận đã có 6 người thiệt mạng, gồm 3 người nước ngoài và 3 người Thái Lan. Thêm 18 người khác đang được điều trị vết thương.
Trong số 3 du khách nước ngoài thiệt mạng chỉ có 1 phụ nữ người Nga chưa rõ danh tính và một người nước ngoài khác.
Thông tin trước đó cho rằng có 3 du khách Nga thiệt mạng đã bị bác bỏ. Đại sứ quán Nga tại Bangkok khẳng định chỉ có một người Nga là nữ được xác định tử nạn.
Một đội gồm 10 thợ lặn của tỉnh Chon Buri đã được cử tới để điều tra chiếc phà bị chìm. Những người này cho biết phát hiện một vết nứt ở mũi chiếc phà, và không tìm thấy thêm thi thể nào.
Sở hàng hải của tỉnh trên cho biết sẽ điều tra nguyên nhân gây lật phà, nhưng điều tra ban đầu cho thấy, thương vong xuất phát từ tình trạng quá tải và thiếu trang thiết bị an toàn, người đứng đầu sở hàng hải khẳng định.
Theo Dantri
Vụ lao xe vào Thiên An Môn là tấn công liều chết? Cảnh sát ở Trung Quốc tin rằng vụ lao xe vào quảng trường Thiên An Môn làm 5 người thiệt mạng và 38 người bị thương hôm thứ hai vừa qua là một vụ tấn công liều chết. Hiện cảnh sát đang truy lùng ít nhất 8 nghi phạm, hầu hết là người Duy Ngô Nhĩ và 5 biển số xe. Chiếc xe...