Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thanh tra
Chiều 12.1, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thanh tra.
Năm 2020, toàn ngành đã triển khai được hơn 6.199 cuộc thanh tra hành chính và 181.227 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366 ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 23.843 tỷ đồng và 830 ha đất.
Cùng với đó, kiến nghị xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể và nhiều cá nhân; ban hành 90.193 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 7.164 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 97 vụ, 99 đối tượng; chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực…
Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, xây dựng thể chế và xây dựng ngành có nhiều chuyển biến, mang lại hiệu quả tích cực.
Đối với tỉnh Quảng Ngãi, ngành đã thực hiện 702 cuộc thanh tra, kiểm tra tại hơn 2.046 đơn vị, phát hiện 777 đơn vị có sai phạm, với tổng số tiền hơn 17 tỷ đồng và gần 30.000m2 đất cùng nhiều sai phạm khác.
Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hơn 6,6 tỷ đồng và hơn 37.000m2 đất, xử lý khác 10,3 tỷ đồng và hơn 92.000m2 đất; sửa đổi, bổ sung hoàn thiện 2 cơ chế, chính sách; chuyển cơ quan điều tra, xem xét một vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
Toàn ngành Thanh tra ở Quảng Ngãu cũng đã ban hành 621 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 4,6 tỷ đồng cùng nhiều biện pháp khắc phục, chấn chỉnh. Tiếp tục xử lý trùng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp…
Các đồng chí lãnh đạo ngành Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi tham gia hội nghị trực tuyến.
Video đang HOT
Phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành thanh tra trong thời gian đến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao những kết quả toàn diện đạt được của Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra trên các lĩnh vực công tác. Đồng thời đề nghị toàn ngành tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ để tạo được sự chuyển động mạnh mẽ và toàn diện hơn.
Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng kế hoạch thanh tra sát đúng, phục vụ tốt nhất nhiệm vụ tại địa phương. Trong đó có việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả định hướng, kế hoạch thanh tra năm 2021 theo hướng bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo, chú ý đến việc thanh tra đột xuất.
Triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, không để phát sinh “điểm nóng”, gây bức xúc trong nhân dân.
Tiếp tục cụ thể hóa và triển khai Luật Phòng chống tham nhũng nhất là những quy định mới về kiểm soát tài sản, thu nhập, kiểm soát xung đột lợi ích, phòng chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước. Quan tâm hơn nữa đến công tác cán bộ, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng các đồng chí ở Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra sẽ phấn đấu hơn nữa, đoàn kết quyết tâm, nâng cao chất lượng công tác thanh tra để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã tin tưởng, giao phó.
Khởi động đợt kê khai tài sản, thu nhập quy mô lớn
Nghị định 130/2020 có hiệu lực từ 20-12, đã khởi động một đợt kê khai tài sản, với số người phải kê khai lớn nhất từ trước đến nay.
Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) 2018 đặt mục tiêu cao hơn Luật PCTN 2005, theo hướng việc kê khai tài sản thu nhập không chỉ nhằm "minh bạch tài sản, thu nhập" mà phải hướng tới "kiểm soát tài sản, thu nhập" của người có chức vụ, quyền hạn.
Với mục tiêu ấy, trong lần kê khai tàn sản, thu nhập đầu tiên theo luật này, diện phải kê khai là rất rộng, phủ khắp:
1. Cán bộ, công chức.
2. Sĩ quan công an, quân đội, quân nhân chuyên nghiệp.
3. Người giữ chức vụ từ phó phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, cùng người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ngoài điểm chung là người ứng cử đại biểu Quốc hội, HĐND thì kê khai theo luật về bầu cử thì diện phải kê khai này rộng hơn rất nhiều so với Luật cũ, chỉ buộc kê khai tài sản với:
1. Cán bộ từ phó trưởng phòng cấp huyện trở lên và tương đương trong các cơ quan, tổ chức đơn vị công lập;
2. Một số cán bộ, công chức tại xã, phường, thị trấn; người làm công tác quản lý ngân sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
Theo Luật PCTN 2018, lẽ ra việc kê khai tài sản, thu nhập lần đầu theo luật mới phải hoàn tất cuối năm 2019. Tuy nhiên, do gặp nhiều lúng túng trong quá trình xây dựng Nghị định 130 nên công tác quan trọng này bây giờ mới được triển khai, với thời hạn hoàn thành trước 31-12 tới.
Việc người có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm kê khai tài sản theo Nghị định 130 không còn vướng mắc gì. Tuy nhiên, việc quản lý bản kê khai tài sản như thế nào thì đang phải đợi Ban Bí thư ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo Điều 30 Luật PCTN.
Điều luật này phân định thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập cho tám đầu mối:
1. Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên, công tác ở ở địa phương và trung ương, bao gồm đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.
2. Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, ngoại trừ trường hợp (1).
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của mình, ngoại trừ (1).
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thông qua cơ quan tham mưu về công tác đại biểu, kiểm soát tài sản, thu nhập của đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và người có nghĩa vụ kê khai khác thuộc thẩm quyền quản lý cán bộ của mình.
5. Văn phòng Quốc hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan thuộc quyền quản lý của mình, ngoại trừ (4).
6. Văn phòng Chủ tịch nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại Văn phòng Chủ tịch nước.
7. TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại đơn vị mình.
8. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác trong hệ thống cơ quan, tổ chức đó.
Mặc dù đã phân luồng như vậy, nhưng như PLO đã đưa tin, vẫn còn những trường hợp một người nắm nhiều chức vụ, thuộc quyền quản lý của các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập khác nhau, cần phải làm rõ thông qua Quy chế phối hợp.
Tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết việc xây dựng Quy chế phối hợp cần nhiều thời gian, nên Thanh tra Chính phủ đang tham mưu Thủ tướng ban hành một văn bản hướng dẫn tạm thời để quản lý cả triệu bản kê khai tài sản, thu nhập trong đợt kê khai đầu tiên, diện rộng nhất từ trước đến nay này.
Phải thanh tra theo hướng trọng tâm, hiệu quả Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh không thanh tra chồng chéo để tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh Phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành thanh tra vào chiều 12-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã rất quan tâm đến xây dựng thể chế pháp...