Hội nghị toàn quốc tập huấn công tác Chính sách BHXH trong CAND
Sáng nay (3/12), tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn công tác Chính sách – BHXH trong Công an nhân dân. Tham dự hội nghị có Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND; đồng chí Hoàng Trọng Hải, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk và hơn 600 đại biểu đến từ Công an các địa phương, đơn vị trên toàn quốc.
Phát biểu tại hội nghị, Trung tướng Bùi Quang Bền nhấn mạnh, trong thời gian qua, Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, đề xuất Chính phủ và các Bộ liên quan sửa đổi, bổ sung và ban hành kịp thời nhiều chế độ, chính sách cho lực lượng Công an. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ và thân nhân của cán bộ, chiến sỹ CAND ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn. Công tác triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách mới ban hành được khẩn trương, kịp thời đã có tác dụng động viên, khích lệ cán bộ, chiến sỹ thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Trung tướng Bùi Quang Bền, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu khai mạc và chỉ đạo tại Hội nghị.
Trong năm qua, Bộ Công an và các đơn vị, địa phương đã thường xuyên thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sỹ và thân nhân. Cụ thể như đã giải quyết kịp thời chế độ thăng cấp, nâng lương phụ cấp, chuyển diện bố trí cán bộ đối với cán bộ, chiến sỹ trong toàn lực lượng CAND. Trong đó, riêng lãnh đạo Bộ, lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND theo thẩm quyền đã quyết định thăng cấp, nâng lương đối với 9.581 cán bộ; đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 16 liệt sỹ CAND hy sinh từ những năm trước đây; xác nhận thương binh và trợ cấp thương tật 45 trường hợp là cán bộ, chiến sỹ bị thương trong khi làm nhiệm vụ; hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn và thực hiện công tác đền ơn, đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo trong CAND với tổng số tiền hơn 63 tỷ đồng; thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, chiến sỹ và công nhân viên Công an…
Bên cạnh những kết quả đạt được, Trung tướng Bùi Quang Bền cũng đã nêu ra một số tồn tại, hạn chế, yếu kém và những bất cập cần sự chia sẻ, quan tâm và nghiên cứu, đề xuất trong việc thực hiện chính sách, BHXH trong CAND. Đó là công tác tham mưu, đề xuất các chế độ, chính sách trong CAND còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn; các chế độ, chính sách của chúng ta nhiều nhưng do việc thực hiện chưa đầy đủ theo quy định, gây thắc mắc, so bì hoặc thiệt thòi cho các bộ, chiến sỹ; năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH, Chính sách còn nhiều hạn chế nhất định…
Video đang HOT
Trung tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND phát biểu chủ trì Hội nghị.
Để khắc phục những bất cập trên, Thứ trưởng Bùi Quang Bền đề nghị ngành Công an cần tập trung thảo luận đánh giá kết quả 4 năm thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sỹ CAND theo Quyết định số 91/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đưa ra những kiến nghị, đề xuất để có những giải pháp thích hợp trong thời gian tới; Nghiên cứu, quán triệt và nắm vững nội dung các văn bản mới ban hành; Tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện các chế độ BHXH – Chính sách Công an các đơn vị, địa phương; Tổng cục XDLL CAND khẩn trương tổ chức và hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt Kế hoạch 68 của Đảng ủy Công an Trung ương, Nghị Quyết 21 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 và Kế hoạch 70 của Đảng ủy Công an Trung ương triển khai thực hiện Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo…
Sáng cùng ngày, đồng chí Trung tướng Bùi Quang Bền cùng lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk đã đến tặng quà, thăm hỏi, động viên một số gia đình chính sách Công an tiêu biểu trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.
Theo Công An Nhân Dân
Hơn 8.000 cơ sở kinh doanh có hoạt động mại dâm
Trong năm 2012, lực lượng chức năng trên cả nước đã phát hiện hơn 8.000 cơ sở kinh doanh có hoạt động mại dâm.
Đây là thông tin được Bộ Lao động- Thương binh - Xã hội công bố tại Hội nghị toàn quốc sơ kết chương trình "Hành động phòng chống mại dâm" năm 2012 vừa diễn ra tại Đà Nẵng.
Chương trình toàn quốc "Hành động phòng chống mại dâm 2011-2015" có 7 Bộ, ngành và các Tổ chức liên quan tham gia
Theo đó, Bộ Lao động- Thương binh- xã hội cho biết tính từ đầu năm tới nay, các lực lượng chức năng liên ngành đã thanh, kiểm tra hơn 26.000 cơ sở kinh doanh nghi dễ lợi dụng hoạt động mại dâm, phát hiện hơn 8.000 cơ sở vi phạm. Trong đó, có gần 2.500 cơ sở bị phạt tiển với tổng cộng hơn 6 tỷ đồng gần 4.000 cơ sở bị cảnh cáo và gần 100 cơ sở bị đình chỉ, thu hồi cấp phép kinh doanh.
Tăng cường hành động phòng chống mại dâm, riêng năm nay, lực lượng Công an đã bắt giữ hơn 1.000 vụ với hơn 4.500 đối tượng liên quan tới hành vi mua bán dâm. Trong đó, đã xử lý hình sự hơn 700 vụ với hơn 900 đối tượng. Trong hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh có điều kiện trên cả nước, lực lượng Công an cũng xác định có khoảng hơn 3.600 cơ sở với gần 8.000 nhân viên nữ nghi có hoạt động mại dâm.
Một đường dây gái gọi tại Đà Nẵng bị lực lượng chức năng bắt giữ hồi tháng 9/2012 (ảnh: Công Bính)
Lực lượng bộ đội biên phòng cũng bắt giữ và xử lý hơn 130 vụ hoạt động mại dâm và mua bán người để kinh doanh hoạt động mại dâm tại các tuyến bờ biển, biên giới. Nhiều vụ điển hình bị khởi tố hình sự đã được Tòa án Nhân dân các cấp tổ chức xét xử lưu động.
Triển khai chương trình toàn quốc "Hành động phòng chống mại dâm", hiện cả nước đã có 50/63 tỉnh thành xây dựng mô hình thí điểm về phòng chống mại dâm, và hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng gần 4.000 xã, phường đăng ký mới không có tệ nạn mại dâm, tập trung thực hiện cam kết này bằng các chính sách xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm, việc triển khai chương trình còn nhiều khó khăn do: hoạt động mại dâm trong tình hình hiện nay không chỉ xảy ra ở thành thị hay các khu du lịch, mà còn lan rộng tới cả nông thôn, miền núi. Nhiều vụ phát hiện ở cả những nơi trước đây chưa từng thấy như Đắc Nông, Côn Đảo...
Trong khi đó, việc tuyên truyền giáo dục phòng chống mại dâm đến những địa bàn này còn hạn chế. Hoạt động mua bán dâm ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi, như việc hình thành các tour du lịch có hoạt động mua bán dâm, lợi dụng công nghệ và mạng internet để mua bán dâm đơn lẻ không qua môi giới. Tình trạng xã hội còn kỳ thị với các đối tượng mua bán dâm tạo rào cản, khó cho các đôi tượng vi phạm hoàn lương, hòa nhập cộng đồng...
Theo Dantri