Hội nghị Thượng đỉnh Thụy Điển Việt Nam
Hội nghị Thượng đỉnh Thụy Điển – Việt Nam tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, thúc đẩy thương mại và đầu tư, qua đó tăng cường kết nối các doanh nghiệp giữa 2 nước
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị Thượng định Việt Nam – Thụy Điển. Ảnh: Văn Điệp – TTXVN
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thụy Điển, ngày 7/5, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển cùng các đối tác tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Thụy Điển – Việt Nam với chủ đề “Đối tác vì Phát triển bền vững và Đổi mới sáng tạo”.
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, đại diện các bộ, ngành, các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Đặc biệt quan trọng là sự hiện diện của Công chúa kế vị Hoàng gia Thụy Điển Victoria, Hoàng tử Daniel, Bộ trưởng Ngoại thương Thụy Điển Ann Linde và phái đoàn doanh nghiệp gồm đại diện 50 doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Điển như ABB, Astra Zeneca, Atlas Copco, Ericsson, Electrolux, IKEA, Oriflame, SAAB, Volvo Buses…
Hội nghị Thượng đỉnh Thụy Điển – Việt Nam tập trung thảo luận nhiều vấn đề quan trọng như: Thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Thụy Điển qua đó tăng cường kết nối các doanh nghiệp giữa 2 nước nhằm chia sẻ kinh nghiệm, lợi thế giữa các bên; Sản xuất đổi mới bền vững, thành phố thông minh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; Các khuyến nghị mới có liên quan tới ngành giáo dục và y tế….
Phát biểu khai mạc hội nghị, Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria khẳng định, Việt Nam và Thụy Điển đã có mối quan hệ lâu dài, bền vững dựa trên niềm tin và tôn trọng lẫn nhau; từ đó, dần chuyển sang mối quan hệ đối tác thương mại.
Video đang HOT
Tiến trình phát triển kinh tế đang tạo ra nhiều thách thức để tiến tới một xã hội bền vững, năng động và phát triển lâu bền. Có rất nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác hơn nữa giữa doanh nghiệp hai nước Thụy Điển và Việt Nam. Hội nghị thượng đỉnh lần này sẽ góp phần hiện thực hóa tiềm năng ấy.
Cũng tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá cao mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia Thụy Điển và Việt Nam; cũng như sáng kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này.
Đại diện Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác với phía Thụy Điển trong việc phát triển sản xuất kinh doanh trên một số lĩnh vực mới hướng tới sự bền vững và đem lại lợi ích cho cả hai dân tộc, hai quốc gia.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh: “Thụy Điển là những người bạn giúp đỡ Việt Nam từ trong chiến tranh, những công trình, thiết bị của Thụy Điển đã góp phần không nhỏ giúp Việt Nam tái thiết và hòa nhập với thế giới. Tôi mong rằng với sự hỗ trợ tích cực của Thụy Điển, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vào cuối năm nay sẽ được ký kết, tiếp tục mở ra một thời kỳ mới về hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Thụy Điển nói riêng, Liên minh châu Âu nói chung”.
Về phía Thụy Điển, bà Ann Linde, Bộ trưởng Ngoại Thương Thụy Điển cho biết, có rất nhiều lý do để Chính phủ và các doanh nghiệp Thụy Điển tìm kiếm cơ hội thương mại và kinh doanh tại Việt Nam.
Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cộng thêm tiềm năng tới từ khu vực tiêu dùng và tinh thần lạc quan của các doanh nghiệp.
Với những cam kết thương mại toàn cầu như nhiều hiệp định thương mại tự do đã và sắp được ký kết; trong đó, gồm cả Hiệp định tự do thương mại với Liên minh châu Âu (dự kiến bắt đầu hiệu lực vào năm 2020), Việt Nam không chỉ là thị trường mới nổi hấp dẫn cho các tập đoàn đa quốc gia, mà còn là một trung tâm sản xuất toàn cầu trong tương lai.
Việt Nam còn có hệ sinh thái kinh doanh rất năng động nên nhiều công ty của Thụy Điển và các tổ chức thương mại muốn tham gia vào quá trình phát triển của Việt Nam
Song song thời điểm diễn ra hội nghị là Triển lãm về những giải pháp của Thụy Điển để giới thiệu và trưng bày những thành tựu mới của Thụy Điển trong lĩnh vực sáng tạo đổi mới và phát triển bền vững.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về thị trường Thụy Điển; chia sẻ và học tập các kinh nghiệp về quản lý, sáng tạo và gặp gỡ các đối tác tiềm năng trong các lĩnh vực liên quan./.
Theo Thạch Huê/Bnews/TTXVN
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói về quan hệ Việt - Mỹ trước những biến động
Theo tư lệnh ngành ngoại giao, trong năm 2018, quan hệ Việt - Mỹ phát triển tốt đẹp dù có những thay đổi.
Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã trả lời câu hỏi của phóng viên về những thay đổi trong chính quyền Mỹ có tác động như thế nào đối với quan hệ Việt - Mỹ.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại buổi gặp mặt báo chí ngày 15-1 - Ảnh: Ngô Nhung
Theo Phó Thủ tướng, quan hệ Việt - Mỹ phát triển từ cựu thù trong quá khứ đến đối tác toàn diện hiện nay. Quan hệ này không phải là với một đảng cầm quyền mà với cả hai Đảng, dù dưới thời Tổng thống nào, không phải là quan hệ với một cá nhân mà là với cả một đất nước. Do đó, quan hệ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nào trong chính quyền Mỹ. "Điều rất mừng là cả hai Đảng cũng đều rất ủng hộ quan hệ với Việt Nam"- Phó Thủ tướng khẳng định.
Theo tư lệnh ngành ngoại giao, trong năm 2018, quan hệ Việt - Mỹ phát triển tốt đẹp dù có những thay đổi. "Cá nhân tôi đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ và có quan hệ tốt. Trong năm 2018, hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng phát triển rất tốt, lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ vào thăm, không có sự dừng lại trong hợp tác giữa hai bên"- Phó Thủ tướng khẳng định.
Đề cập đến vấn đề biển Đông, Phó Thủ tướng nhận định đây vẫn là vấn đề được quan tâm lớn, không chỉ của Việt Nam, của các nước trong khu vực mà cả các nước ngoài khu vực. Bởi bất cứ vấn đề gì xảy ra ở biển Đông cũng tác động tới môi trường hòa bình, an ninh, tự do hàng hải, thương mại hàng hải, giao lưu trên khu vực biển Đông.
Quan điểm của Việt Nam là tất cả những đóng góp nào nếu phục vụ cho mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông thì chúng ta không phản đối. Đặc biệt, phải tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đó là con đường tự do thông thương trên cơ sở hòa bình, là mục tiêu chúng ta hướng tới.
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có thuận lợi, khó khăn gì?
Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong năm 2018 vẫn tiếp tục phát triển, mức độ các chuyến thăm trong năm diễn ra bình thường. Mặc dù không có các chuyến thăm cấp cao nhất như trong năm 2017 (Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước của Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam). Thời gian tới, chuyến thăm của lãnh đạo hai nước vẫn tiếp tục.
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều là hơn 100 tỉ USD.
Ngoài những mặt hết sức tích cực trong quan hệ giữa 2 nước, giữa Việt Nam - Trung Quốc cũng có những vấn đề còn tồn tại, đó là vấn đề trên biển. Qua các trao đổi, Việt Nam vẫn tiếp tục nêu các vấn đề trong quan hệ như những diễn biến trên biển Đông, đồng thời triển khai các cơ chế của chúng ta. Hiện Việt Nam có 3 cơ chế hợp tác trên biển với Trung Quốc: Hợp tác về những vấn đề ít nhạy cảm, hợp tác phân định bên ngoài và hợp tác cùng phát triển. Các vòng đàm phán về các cơ chế này vẫn tiếp tục.
D.Ngọc. Ảnh: Ngô Nhung
Theo NLĐO
Bộ Chính trị trình Trung ương lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội Đảng Ngày làm việc đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương tại hội nghị lần thứ 8, Trung ương nghe báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược biển, nghe đề án quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ cấp cao và tờ trình về việc lập các tiểu ban...