Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Xanh Trung Đông sẽ khai mạc tại Ai Cập
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Thủ tướng Saudi Arabia, Thái tử Mohammed bin Salman và Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi sẽ đồng chủ trì việc ủng hộ Hội nghị thượng đỉnh Sáng kiến Xanh Trung Đông (MGI) lần thứ hai theo dự kiến sẽ được khai mạc vào ngày 7/11 tại Ai Cập.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Hội nghị MGI được tổ chức trùng với Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố nghỉ mát Sharm El Sheikh của Ai Cập. Saudi Arabia khẳng định sẽ nêu bật những thách thức khí hậu chính mà khu vực đang phải đối mặt, cập nhật tiến trình thực hiện các kế hoạch của MGI lần đầu tiên được khai mạc trong năm 2021 và công bố các chương trình mới thúc đẩy hành động vì khí hậu trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh MGI lần đầu diễn ra vào tháng 10/2021 tại thành phố Riyadh (Saudi Arabia) do Thái tử bin Salman chủ trì, đã tạo điều kiện cho nền tảng đầu tiên của khu vực liên quan đến hành động vì khí hậu, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ hơn 20 quốc gia cùng thống nhất phối hợp chung để giải quyết các vấn đề về biến đổi khí hậu. Các sáng kiến của MGI bao gồm trồng 50 tỷ cây xanh trên toàn bộ khu vực, khôi phục diện tích đất bị thoái hóa tương đương 200 triệu ha. Các sáng kiến này sẽ hỗ trợ các nước trong khu vực giảm và loại bỏ khí thải CO2, tương đương với 10% lượng phát thải trên toàn cầu. MGI sẽ giúp giảm hơn 60% lượng khí thải CO2 từ sản xuất hydrocacbon trong khu vực bằng cách tạo điều kiện cho các quan hệ đối tác và hành động tập thể bền chặt.
Video đang HOT
Theo Bloomberg New Energy Finance (BNEF) – công ty tư vấn năng lượng có trụ sở ở New York (Mỹ), tổng đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Trung Đông đã tăng gấp bảy lần trong một thập kỷ, từ 960 triệu USD năm 2011 lên 6,9 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, năm ngoái, Saudi Arabia đã đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vào năng lượng Mặt Trời. Còn Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đầu tư gần 9 tỷ USD vào công nghệ này kể từ năm 2017. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) từ năm 2020, khu vực này hiện sản xuất dưới 4% điện năng từ các nguồn tái tạo. Trung bình trên toàn thế giới con số này là 28%.
Các nước Arab khẳng định tầm quan trọng việc giải quyết xung đột Israel - Palestine
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 16/7, Quốc vương Jordan Abdullah II, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah el-Sissi và Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani đều đã đề cập tới vấn đề Palestine và Israel trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Arab ở Jeddah (Saudi Arabia).
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) cùng Mỹ, Ai Cập, Iraq và Jordan ở Jedda (Saudi Arabia), ngày 16/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại hội nghị, Quốc vương Abdullah II cảnh báo sẽ không thể đạt được ổn định trong khu vực mà không có giải pháp cho cuộc xung đột Israel - Palestine. Tổng thống Sisi cũng kêu gọi một giải pháp 2 nhà nước trên cơ sở đường biên giới trước năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine. Cùng chung quan điểm này, Quốc vương Thani đã kêu gọi các thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) không từ bỏ sáng kiến hoà bình Arab năm 2002 chỉ vì Israel bác bỏ đề xuất này.
Sáng kiến năm 2002 đề xuất Israel được bình thường hóa đầy đủ quan hệ với 22 quốc gia thành viên Liên đoàn Arab, nếu Israel đồng ý với giải pháp 2 nhà nước với đường biên giới trước năm 1967 và giải pháp công bằng cho người tị nạn Palestine.
Hội nghị thượng đỉnh tại Jeddah có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo từ 6 quốc gia thuộc GCC cùng với Ai Cập, Jordan và Iraq.
Trong diễn biến khác cùng ngày, truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin Tổng thống Biden đã hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Iraq Mustafa Al-Kadhimi về tổ chức các cuộc đàm phán giữa Saudi Arabia và Iran tại Baghdad. Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Biden được đưa ra trong cuộc họp báo tại thành phố Jeddah sau cuộc gặp với Thủ tướng Iraq Al-Kadhimi.
Trong nhiều tháng qua, Iran và Saudi Arabia đã tiến hành một số cuộc đàm phán với sự trung gian của Iraq. Theo giới quan sát, Iran và Saudi Arabia vốn là hai quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực. Việc hai nước định hình lại mối quan hệ thông qua các cuộc đàm phán dưới vai trò trung gian hòa giải của Iraq sẽ góp phần làm giảm căng thẳng ở khu vực Trung Đông vốn đã có nhiều điểm nóng.
Cũng trong cuộc họp báo ở thành phố Jeddah, ông Biden khẳng định ủng hộ nền dân chủ của Iraq.
Về phần mình, Thủ tướng Al-Kadhimi đã đánh giá cao "mối quan hệ hữu nghị, chiến lược" giữa Mỹ và Iraq, đồng thời cảm ơn việc Mỹ hỗ trợ nước này chống khủng bố.
Ước tính có khoảng 2.500 lính Mỹ vẫn đang đóng quân tại Iraq để hỗ trợ cho cuộc chiến chống các phần tử khủng bố cực đoan.
Ai Cập, Mỹ cam kết thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Theo báo Ahram Online của Ai Cập, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và người đồng cấp Mỹ Joe Biden ngày 16/7 đã tái khẳng định cam kết thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Mỹ-Ai Cập và tăng cường tham vấn về một loạt thách thức an ninh khu vực và toàn cầu. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi. Ảnh...