Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi : Lịch sử và cơ hội
Liệu Nga có “chậm chân” sau khi các đối trọng khác là Mỹ và Trung Quốc đã hiện diện ở châu Phi?
Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 23-24/10. Với một loạt các chính sách ngoại giao quan trọng có thể thấy Trung Đông-châu Phi chính là một trong những ưu tiên hàng đầu đối với nước Nga hiện nay. Liệu Nga có “chậm chân” sau khi các đối trọng khác là Mỹ và Trung Quốc đã hiện diện ở châu Phi? Quan hệ Nga- châu Phi sẽ mang lại lợi ích gì cho mỗi bên?
Tổng thống Ai Cập Sisi – Chủ tịch AU năm 2019 và Tổng thống Nga Putin – Ảnh Elmarada
Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi là hội nghị cấp cao đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai bên, trong đó tập trung vào ba chủ đề chính “Phát triển quan hệ kinh tế”, “Tạo dự án chung” và “Hợp tác trong các lĩnh vực nhân đạo và xã hội”. Hội nghị này có tầm quan trọng lớn với các bên trong bối cảnh có những thay đổi mạnh mẽ trên toàn cầu và quốc tế. Dự kiến 47 nguyên thủ quốc gia trên lục địa, lãnh đạo các liên đoàn lớn và các tổ chức khu vực tham gia sự kiện này.
Các nhà lãnh đạo châu Phi kỳ vọng hội nghị sẽ góp phần thiết lập mối quan hệ chiến lược mang tính xây dựng mới dựa trên sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực và để hiện thực hóa nguyện vọng của người dân châu Phi và người dân Nga. Kinh tế, thương mại và đầu tư là ưu tiến hàng đầu trong quan hệ Nga – châu Phi, nhất là sau khi khu vực thương mại tự do châu Phi vừa được thành lập. Một khu vực với quy mô dân số 1,2 tỷ người và tổng sản phẩm quốc nội khoảng 3,4 nghìn tỷ đô la, tương đương 3% sản lượng tổng số toàn cầu.
Đáng chú ý, dư luận khu vực cũng như các nhà lãnh đạo châu Phi luôn coi Nga là đối tác truyền thống, tin cậy. Chính vì vậy, các nước châu Phi muốn củng cố mối quan hệ này, không chỉ góp phần tạo sự ổn định, phát triển kinh tế mà còn cân bằng quan hệ chính trị phù hợp với chính sách đa dạng hóa quan hệ mà các nước châu Phi đang theo đuổi.
Chiến lược của Nga ở châu Phi
Mỹ và Trung Quốc từ lâu đã hiện diện ở khu vực châu Phi với những chính sách rõ ràng và ít chồng chéo. Dù cả hai đều có sự hiện diện về quân sự, các hợp đồng mua bán vũ khí, viện trợ, đầu tư.v.v… ở khu vực này. Từ những năm 1976, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ với châu lục giàu tài nguyên này và một trong những hướng đi mới của Trung Quốc là tập trung vào phát triển kinh tế với ưu tiên là đầu tư, thương mại và nhập khẩu.
Video đang HOT
Bắc Kinh không nhắm đến sự hiện diện này cho bất kỳ lợi ích chính trị nào so với Mỹ, cũng như không can thiệp vào các vấn đề nội bộ. Trong khi đó mục tiêu của Mỹ là “xây dựng dân chủ, thúc đẩy phát triển, hỗ trợ thương mại và tăng cường an ninh.”
Trao đổi thương mại Trung Quốc châu Phi lên hơn 200 tỷ USD vào năm 2018 và đã tổ chức hội nghị Trung Quốc – Châu Phi năm 2018, cùng chính sách xuất khẩu rẻ, cho vay đầu tư hạ tầng, cách mạng văn hóa với 47 Viện Khổng Tử ở châu Phi.
Như chúng ta đều biết, Nga bắt đầu hiện diện ở lục địa đen từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng mối quan hệ này bị đóng băng vào cuối thời kỳ Xô-Viết. Mối quan hệ này được “hâm nóng” lại sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên nắm quyền vào năm 2000, đặc biệt, từ năm 2014, Nga coi châu Phi là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Như vậy có thể thấy sự phục hồi của Nga ở khu vực là chậm hơn so với Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, với uy tín và vị thế của mình, cùng các chính sách tiếp cận, Nga đã được các nước châu Phi chào đón và phục hồi mạnh mẽ. Năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Nga và châu Phi đạt 22 tỷ đô la và con số này được dự báo có thể vượt 40 tỷ USD vào năm 2023. Tổng giá trị đầu tư tích lũy của Nga vào châu Phi đạt 17 tỷ USD.
Vũ khí, thương mại vũ khí và máy bay là một trong những lĩnh vực được thúc đẩy mạnh mẽ chính sách của Nga với châu Phi. Qua đó tạo một cửa ngõ cho quan hệ chính trị, vì nó nhằm mục đích trở thành một nguồn vũ khí chính của Nga ở châu Phi. Theo thông tin từ Trung tâm nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, xuất khẩu vũ khí của Nga sang các nước châu Phi chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga ra thế giới bên ngoài vào năm 2017.
Các chính sách chống khủng bố, hỗ trợ quân sự sẽ vẫn là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong chính sách của Nga đối với Sừng châu Phi. Nếu Nga có thể tăng cường ảnh hưởng của mình ở vùng Sừng châu Phi sẽ mang lại lợi thế cho việc xây dựng ảnh hưởng quốc tế lớn hơn và định hình lại các thể chế chính trị quốc tế.
Sự “xoay trục” của Nga và chiến lược đa dạng quan hệ của châu Phi
Trong bối cảnh kinh tế nước Nga cũng có những khó khăn thì việc mở rộng đối tác chính trị, thương mại và đầu tư sang châu Phi được cho là một lựa chọn đúng đắn của Tổng thống Putin vì vừa cân bằng quan hệ quốc tế vừa củng cố nền kinh tế Nga. Sự “xoay trục” này gặp đúng thời điểm khi châu Phi cũng đang đa dạng hóa quan hệ, chú trọng phát triển kinh tế, đầu tư, thương mại nhằm tránh sự phụ thuộc vào Trung Quốc hay Mỹ cả về kinh tế, chính trị và quân sự.
Mặc dù vậy phải mất tới 10 năm đàm phán, củng cố mới có hội nghị thượng đỉnh “Nga Châu Phi” lần đầu tiên này. Đây là cơ hội tốt để đa dạng hóa các hình thức hợp tác giữa hai bên trong một giai đoạn hợp tác chiến lược mới. Hai bên dựa trên lợi ích chung, tôn trọng chủ quyền quốc gia, nâng cao chất lượng quan hệ kinh tế và thương mại và tạo ra khuôn khổ mới cho hợp tác xây dựng trong tất cả các lĩnh vực.
Quan hệ này giúp các nước châu Phi xử lý các khoản nợ với Nga; hợp tác dầu mỏ, năng lượng và cơ sở hạ tầng để bù đắp tổn thất nợ; hợp tác thực hiện các tham vọng xây dựng các lò phản ứng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Cùng với việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Địa Trung Hải, châu Phi là một thị trường quan trọng cho vũ khí Nga lên tới hàng chục tỷ USD. Nga dường như đã chuyển chính sách của mình từ đối đầu sang chính sách cạnh tranh, trao đổi lợi ích hoặc chia sẻ quyền lực với các nước sản xuất dầu và khí đốt của khu vực.
Ngoài ra, quan hệ Nga – châu Phi sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề của khu vực và toàn cầu trong bối cảnh vai trò chính trị của các nước châu Phi đang tăng lên. Nga được coi là đối tác tin cậy và ủng hộ sự ổn định, tôn trọng chủ quyền, nội bộ nên được các quốc gia châu Phi hoan nghênh./.
Theo Ngọc Thạch/VOV-Cairo
Nga xoay trục về châu Phi, Putin tìm thêm đồng minh chống phương Tây
Tổng thống Vladimir Putin sẽ tiếp đón hàng chục nhà lãnh đạo châu Phi vào tuần tới khi Nga tìm cách tái khẳng định ảnh hưởng của nước này tại lục địa đen.
Tổng thống Nga Putin đang xoay trục về phía châu Phi
Theo Digitaljournal, nguyên thủ của khoảng 35 quốc gia châu Phi dự kiến sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Nga đầu tiên tại khu nghỉ mát Biển Đen ở thành phố Sochi (Nga) vào tuần tới.
Đối với Tổng thống Nga Putin, hội nghị thượng đỉnh này là cơ hội để vực dậy các mối quan hệ thời Liên Xô với châu Phi và xây dựng các liên minh mới, củng cố ảnh hưởng toàn cầu của Moscow trước cuộc đối đầu ngày càng căng thẳng với phương Tây.
"Nga luôn có mặt ở châu Phi, đây là một lục địa rất quan trọng. Nga có nhiều thứ để cung cấp cho các nước châu Phi trên cơ sở hợp tác cùng có lợi", phát ngôn viên của Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov tuyên bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh.
Mặc dù chưa từng là một cường quốc thực dân ở châu Phi, song Moscow đóng vai trò quan trọng không thể phủ nhận ở lục địa đen trong thời kỳ Liên Xô vì ủng hộ các phong trào độc lập tại nhiều nước châu Phi và giúp đào tạo một thế hệ các nhà lãnh đạo châu Phi nổi tiếng.
Xoay trục về châu Phi
"Diễn đàn này báo hiệu sự xoay trục của Nga về phía châu Phi", Yevgeny Korendyasov, cựu đại sứ Nga tại Burkina Faso và Mali nay là một chuyên gia tại Viện nghiên cứu châu Phi của Moscow bình luận.
Mối quan hệ của Nga với châu Phi đã suy giảm sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991 và trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nổi lên như một cường quốc nước ngoài đóng quan trọng bậc nhất tại lục địa đen.
Nhưng chính quyền Putin - với động lực là sự hiện diện ngày càng tăng của Nga ở Trung Đông và sự thành công của chiến dịch quân sự tại Syria - đang cố gắng cạnh tranh với Bắc Kinh trong việc gây dựng ảnh hưởng ở châu Phi.
Các công ty Nga đã đầu tư vào dầu khí ở Ai Cập, Nigeria và các mỏ kim cương ở Angola hay kim loại ở Guinea và Nam Phi.
Moscow cũng xuất khẩu vũ khí, cố vấn an ninh và hỗ trợ chính quyền địa phương để tăng cường sự hiện diện chính trị và kinh tế của Nga trong khu vực.
Cộng hòa Trung Phi là ví dụ điển hình nhất khi Nga vừa bán vũ khí vừa cử chuyên gia huấn luyện binh sĩ ở nước thuộc địa cũ của Pháp. Moscow đã thành công trong việc tăng hiện diện ở Cộng hòa Trung Phi, với các nhà thầu quân sự Nga tuần tra trên đường phố thủ đô Bangui và một cố vấn an ninh cho Tổng thống Faustin-Archange Touadera tên là Valery Zakharov là người Nga.
Moscow đã ký một loạt thỏa thuận quân sự với các nước châu Phi khác. Đặc biệt, tại Libya, các nhà thầu quân sự Nga được cho là đang chiến đấu cho phe Chỉ huy lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA), Tướng Khalifa Haftar và tại Mozambique, họ đã giúp chính phủ chống lại các chiến binh thánh chiến. Trong khi đó, các máy bay chiến đấu Nga đã được phát hiện ở Sudan và Madagascar.
Theo danviet
Nơi trở thành "chiến trường" mới giữa Mỹ và Trung Quốc Giới chuyên gia đã đưa ra dự đoán về chiến trường trong cuộc chiến tranh lạnh mới giữa hai cường quốc đang căng thẳng là Mỹ và Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc thời gian qua tiếp tục căng thẳng trong vấn đề thương mại. Theo The Sun, Mỹ đang có dấu hiệu tập trung hoạt động quân sự ở châu Phi, trước...