Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi thúc đẩy hợp tác kinh tế
Tham dự hội nghị có 500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước châu Á và châu Phi.
Ngày 21/4, tại Trung tâm hội nghị quốc tế Jakarta, Indonesia diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á – Phi (AABS 2015), với chủ đề “Hiện thực hóa Quan hệ đối tác Á-Phi vì Tiến bộ và Thịnh vượng”. Hội nghị diễn ra một ngày, là cơ hội để các nước bàn thảo những biện pháp thúc đẩy hợp tác hai châu lục. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Á-Phi 2015 đang diễn ra tại Indonesia.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Á – Phi (AABS 2015) (ảnh: Reuters)
Tham dự hội nghị có 500 đại biểu gồm các quan chức chính phủ, nhà ngoại giao và lãnh đạo doanh nghiệp từ các nước châu Á và châu Phi. Hội nghị tập trung thảo luận các vấn đề về hàng hải, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, đầu tư và thương mại.
Theo các đại biểu, châu Á và Phi hiện đều ưu tiên vào phát triển kinh tế- xã hội, thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu, đồng thời tăng cường liên kết khu vực và liên khu vực. Với đà tăng trưởng nhanh của hai khu vực hiện nay, hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Á-Phi là cơ hội cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ cả hai khu vực thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực tư nhân và tăng cường hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau.
Video đang HOT
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định, đây là thời điểm để châu Á – châu Phi thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, cũng là lúc để giới kinh doanh có vai trò lớn hơn nhằm cụ thể hóa tinh thần của Hội nghị Bandung.
Ông Widodo nói: “Tôi tin rằng diễn đàn doanh nghiệp là nơi hiện thực hóa và tăng cường tinh thần Bandung thông qua hợp tác và đầu tư, đảm bảo những lợi ích song phương. Hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế đang phát triển và người dân. Tôi hi vọng sẽ có sự đột phá tại hội nghị này, giúp tăng cường sự hợp tác của hai châu lục”.
Các đại biểu cũng cho rằng, là khu vực chiếm tới 75% dân số của thế giới, châu Á và châu Phi có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy vậy, sự hợp tác của hai châu lục thời gian qua vẫn chưa đem lại được nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội cho người dân hai khu vực.
Phó Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tham dự hội nghị kêu gọi các nhà lãnh đạo Á-Phi giải quyết sự mất cân bằng thương mại đang tồn tại giữa hai châu lục. Ông Cyril Ramaphosa nhấn mạnh: “Chúng ta cần tăng cường thương mại giữa hai khu vực châu Á và châu Phi để đảm bảo thực hiện hóa các triển vọng trong chương trình phát triển kinh tế. Chúng ta cũng cần giải quyết được sự mất cân bằng thương mại tồn tại giữa hai châu lục. Bằng việc tăng cường hợp tác, hai bên sẽ bắt đầu một giai đoạn mới trong thương mại toàn cầu”.
Nước chủ nhà Indonesia trước đó cũng có kế hoạch thành lập một hội đồng doanh nghiệp để tăng cường đầu tư và thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp châu Á và châu Phi. Hội đồng doanh nghiệp Á-Phi sẽ giúp tổ chức các cuộc gặp thường xuyên giữa những nhà doanh nghiệp hàng đầu hai châu lục, thúc đẩy việc thực hiện một cách hiệu quả và kịp thời bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa hai bên.
Bên lề hội nghị cũng diễn ra nhiều cuộc gặp song phương giữa quan chức các quốc gia của hai châu lục. Qua đó, cụ thể hóa những mục tiêu hợp tác, mang lại những hiệu quả thiết thực của hội nghị.
Ngày 22/4, Hội nghị Á-Phi sẽ bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh với sự tham dự của 34 nhà lãnh đạo các nước. Đoàn đại biểu Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu tham dự hội nghị./.
Phạm Hà Tổng hợp
Theo_VOV
Mỹ, Hàn, Nhật quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông
Ngày 16/4, các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại về các động thái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp và hối thúc Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt.
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập ở Biển Đông ngày 17/7/2012. (Nguồn: TTXVN)
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Washington rằng tất cả các tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại Biển Hoa Đông và Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua luật pháp.
Ông nhấn mạnh các nước không "nên có các hành động đơn phương" sau khi các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình đối với hầu hết Biển Đông là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của Mỹ với các đối tác Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki nói: "Chúng tôi nhất trí hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và hài hòa của Trung Quốc. Nhưng đồng thời, Trung Quốc, với tư cách là một nước lớn, không chỉ trong khu vực mà trên thế giới, phải có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế. Trung Quốc có trách nhiệm giải quyết thỏa đáng các quan ngại chung của các nước trong khu vực và ở châu Á.
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-Yong đã kêu gọi triển khai các khuôn khổ hiện có "để chúng ta có thể bảo vệ quyền tự do lưu thông, sự ổn định trên vùng biển này."
Ông cũng hối thúc Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khẩn trương ký kết Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông và Biển Hoa Đông./.
Theo Vietnam
Ý đồ TQ thúc đẩy ngoại giao tích cực với láng giềng Bắc Kinh đang nhắm mục tiêu thúc đẩy ngoại giao tích cực và mang tính chiến lược hướng tới các nước láng giềng. Đó là nhận định của báo cáo thường niên Thẩm duyệt Chiến lược Đông Á 2015 của Nhật Bản công bố ngày 10/4 do Viện Nghiên cứu Phòng vệ, cơ quan nghiên cứu chính sách chủ chốt của Bộ Quốc...