Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ – ASEAN: Nâng thế cho nhau
Với Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN ở California, Mỹ và ASEAN vừa nâng tầm vóc của quan hệ song phương vừa đề cao vị thế cho nhau ở khu vực và trên thế giới.
Tổng thống Barack Obama đến California tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN – Ảnh: Reuters
Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và ASEAN ở California là dấu mốc lịch sử mới trong cặp quan hệ này. Nó tiếp đà phát triển mà hai bên có được nhờ thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN – Mỹ năm 2015 ở Kuala Lumpur (Malaysia). Với sự kiện này, Mỹ và ASEAN vừa nâng tầm vóc của quan hệ song phương vừa đề cao vị thế cho nhau ở khu vực và trên thế giới.
Với sáng kiến tổ chức hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama chủ ý khẳng định sự coi trọng dành cho châu Á – Thái Bình Dương và coi ASEAN có vai trò trung tâm trong chiến lược của Washington đối với khu vực. Đấy đồng thời là sự khẳng định những cam kết của Mỹ đối với an ninh, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Vừa là đối trọng vừa là sự bổ sung cho quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Nhật Bản, Mỹ đặt quan hệ với ASEAN gần ngang tầm với quan hệ với hai đối tác kia. Tương tự như vậy đối với ASEAN khi khối thực sự cân bằng được quan hệ hợp tác với cả Mỹ lẫn Trung Quốc và Nhật Bản. Ý nghĩa chính trị to lớn và tính chiến lược của sự kiện này ẩn hiện ở chỗ đó.
Chương trình nghị sự ở California nặng về những chủ đề nội dung liên quan trực tiếp đến lợi ích của hai phía. Trong đó không thể thiếu vấn đề Biển Đông, chống khủng bố cũng như thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư và trao đổi thương mại thông qua và dưới tác động của tự do hóa mậu dịch, không thể không đề cập chuyện Trung Quốc tăng cường tranh chấp chủ quyền và Hiệp ước Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nâng vị thế cho nhau như vậy vừa hậu thuẫn lẫn nhau lại vừa đặt ra yêu cầu cao hơn đối với nhau.
Video đang HOT
La Phù
Theo Thanhnien
Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - ASEAN
Trong cuộc họp báo tại Washington ngày 11.2, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN với nước này, xác nhận Biển Đông sẽ là đề tài thảo luận quan trọng trong Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ vào ngày 15-16.2.
Ông Daniel Kritenbrink (trái) và ông Daniel Russel tại cuộc họp báo ngày 11.2 - Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Ông Daniel Kritenbrink, giám đốc cấp cao về sự vụ châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, và ông Daniel Russel, Trợ lý ngoại trưởng Vụ Đông Á và Thái Bình Dương, vào ngày 11.2 (giờ VN) đã tổ chức cuộc họp báo công bố chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ, sẽ diễn ra tại Sunnylands, bang California trong vài ngày tới.
ASEAN - cốt lõi của kiến trúc thể chế
Theo ông Kritenbrink, toàn bộ chương trình nghị sự gồm 3 phần, lần lượt là phiên thảo luận về các đề tài kinh tế, kế đến là tiệc tối tiếp tục bàn thảo và cuối cùng là phiên kết về chính trị và an ninh, trong đó có các vấn đề như xung đột lãnh hải, chống khủng bố, nạn buôn người, bệnh dịch và thay đổi khí hậu.
Bên cạnh hội nghị tại Sunnylands, Tổng thống Mỹ sẽ đến Nhật Bản vào tháng 5 tham gia hội nghị G7, tháng 9 đến Trung Quốc dự sự kiện G20 và thăm Lào nhân Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, trở thành tổng thống đầu tiên đến nước này.
Giám đốc Kritenbrink nhận định ASEAN là trung tâm của hệ thống kiến trúc thể chế đang trỗi dậy tại châu Á (với kiến trúc thể chế là các kiến trúc tạo nên trật tự khu vực), do vậy ASEAN đã trở thành đối tác chủ chốt của Mỹ trong việc xây dựng và duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại châu Á - Thái Bình Dương.
Về phần mình, Trợ lý ngoại trưởng Russel đã giải thích tầm quan trọng của ASEAN trong 3 từ: tăng trưởng, ổn định và luật lệ.
Nhà ngoại giao Mỹ cũng cho rằng chính sự trung lập của ASEAN đã đóng vai trò chủ chốt đối với ổn định và tăng trưởng, giúp khu vực tránh xa nguy cơ bị lôi kéo vào vòng vây bất ổn hoặc biến thành chiến trường như những điểm nóng trên thế giới.
Ông Russel chỉ ra hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Sunnylands không phải là một hội nghị chính thức mà thay vào đó là sự kiện thân mật giữa các bên. Hội nghị không chỉ giới hạn trong 1 giờ hội họp, bị xen kẽ trong các loạt sự kiện khác như thường thấy, mà sẽ là những cuộc thảo luận trên tinh thần cởi mở giữa các nguyên thủ quốc gia, và không đối mặt với sức ép phải đưa ra các tuyên bố chung hoặc kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề cụ thể.
Máy bay của hãng China Southern đáp phi pháp xuống đường băng Trung Quốc xây trái phép trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 6.1.2016 - Ảnh: Reuters
Hai đề tài thảo luận: Biển Đông và Trung Quốc
Cả ông Kritenbrink và Russel đồng thời xác nhận Biển Đông sẽ là đề tài được bàn thảo tại Sunnylands, và Washington hoàn toàn không hề giấu diếm quan điểm của mình về cuộc tranh chấp ở vùng biển này.
Trả lời câu hỏi về thắc mắc cho rằng phải chăng đây là hội nghị "chống" Trung Quốc, các nhà ngoại giao Mỹ trả lời rằng Trung Quốc là đối tác chủ chốt của Mỹ, nhưng hội nghị trên nhằm xoáy vào quan hệ chiến lược giữa ASEAN và Mỹ, cũng như các hướng phát triển quan hệ và tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực quan trọng. Vì Biển Đông là một trong những đề tài sẽ được đề cập trong hội nghị, và Bắc Kinh đang tham gia cuộc tranh chấp, nên lẽ dĩ nhiên cái tên Trung Quốc dù muốn dù không cũng sẽ xuất hiện trong các cuộc trao đổi.
Trước thắc mắc về TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương), với thực tế là hiện chỉ có 4 thành viên của ASEAN tham gia (Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam), ông Kritenbrink cho hay điều cần làm hiện nay là các bên phải thông qua và triển khai hiệp ước. Kế đến, các thành viên TPP sẽ tiếp tục bàn thảo để mở rộng việc gia nhập cho những nước khác (chẳng hạn như các thành viên còn lại trong ASEAN - NV).
Thuỵ Miên
Theo Thanhnien
Người biểu tình ném đồ chơi tình dục vào Bộ trưởng Kinh tế New Zealand Một phụ nữ biểu tình phản đối New Zealand tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ném đồ chơi tình dục vào mặt Bộ trưởng Kinh tế nước này vào ngày 4.2. Người biểu tình ném đồ chơi tình dục vào mặt Bộ trưởng Kinh tế New Zealand trong buổi họp báo - Ảnh chụp màn...