Hội nghị thượng đỉnh EU tập trung bàn cách trừng phạt Nga
Việc thành lập Liên minh năng lượng châu Âu và quan hệ căng thẳng với Nga sẽ những chủ đề chính được các nguyên thủ quốc gia và đại diện của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh của khối này diễn ra trong hai ngày 19-20/3 tại thủ đô Brussels, Bỉ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, trong vấn đề thành lập Liên minh năng lượng, được Ủy ban châu Âu đề xuất hồi tháng Hai vừa qua, nhằm giúp các nước châu Âu giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, các nước thành viên đều tỏ ý sẵn sàng xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường dây tải điện xuyên quốc gia để tới năm 2020 có thể đảm bảo nguồn cung cấp cho các nước tới 10% nhu cầu năng lượng trong trường hợp cần thiết.
Biện pháp này còn được xem là cơ chế phòng ngừa trong trường hợp gián đoạn nguồn cung từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine và việc kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga cũng là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại hội nghị lần này.
Việc duy trì các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga được Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk đề xuất trước đó, đang vấp sự phản đối của một số quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Do vậy, theo một số nguồn tin, ít có khả năng EU sẽ công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Nga vì đây chưa phải thời điểm thích hợp.
Cũng tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo EU cũng sẽ thảo luận về tình hình kinh tế Hy Lạp, vấn đề hỗ trợ an ninh cho Libya; cũng như cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Iraq và Syria./.
Theo (TTXVN/Vietnam )
Mỹ duy trì các lệnh trừng phạt Nga liên quan đến Crimea
Chính quyền Washington ngày 16/3 tuyên bố duy trì các biện pháp trừng phạt với Nga vì đã sáp nhập Crimea cho đến khi Mátxcơva chấm dứt "sự chiếm đóng" tại bán đảo này. Cùng ngày, chính phủ Đức tuyên bố không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Tổng thống Putin xuất hiện trong bộ phim "Crimea, đường về Tổ quốc" kỷ niệm 1 năm ngày Nga sáp nhập bán đảo Crimea. (Ảnh: CNA)
Tròn một năm kể từ khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ, Nga đã bắt đầu 3 ngày kỷ niệm tại bán đảo này nhằm đánh dấu một năm ngày Crimea "trở về" với Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý lịch sử.
AFP dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tuyên bố: "Lễ kỷ niệm một năm "cuộc trưng cầu dân ý" tại Crimea được tổ chức trong sự vi phạm rõ ràng hiến pháp và pháp luật của Ukraine". Bà Psaki nêu rõ Mỹ tái lên án cuộc bỏ phiếu "không tự nguyện, thiếu minh bạch và thiếu dân chủ" hồi tháng 3 năm ngoái.
Cùng ngày, trong một tuyên bố khác, bà Psaki cho biết: "Chúng tôi tái khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt Nga về vấn đề sáp nhập bán đảo Crimea sẽ tiếp tục được duy trì nếu tình trạng chiếm đóng vẫn diễn ra".
Trong tuyên bố này, bà Psaki cũng chỉ trích bộ phim tài liệu "Crimea, đường về Tổ quốc" của Nga, được phát sóng hôm cuối tuần. Bộ phim tái hiện lại việc Tổng thống Putin đã hướng dẫn trực tiếp cho các lực lượng vũ trang Nga thực hiện một nhiệm vụ nhanh chóng và không đổ máu để sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.
Phía Mỹ hôm qua cũng tuyên bố nước này sẽ sẵn sàng "gia tăng những cái giá" mà Nga phải trả nếu Mátxcơva không tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine, đồng thời khuyến cáo về những lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung có thể sẽ được áp đặt với Nga.
Đức không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea
Phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert. (Ảnh: AP)
Theo AP, phát ngôn viên Chính phủ Đức Steffen Seibert ngày 16/3 tuyên bố nước này sẽ không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Phát biểu tại thủ đô Berlin, phát ngôn viên Seibert khẳng định Đức ủng hộ Kiev "trong giới hạn đường biên giới được quốc tế công nhận", đồng thời cáo buộc Nga đang đeo dọa hòa bình châu Âu.
Bên cạnh đó, ông còn Seibert hôm qua cho biết Đức cũng quan ngại về tình hình nhân quyền ngày càng xấu đi ở Crimea, nơi những người dân không phải là người Nga sẽ phân biệt đối xử.
Bình luận của ông Seibert được đưa ra ngay trước chuyến thăm Đức của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.
Thoa Phạm
Theo Dantri/AP, AFP
EU tổn thất 40 tỉ euro trong năm nay vì trừng phạt Nga EU sẽ tổn thất khoảng 40 tỉ euro trong năm nay và tăng lên tới 50 tỉ euro vào sang năm do hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga. RT ngày 14/10 dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, nền kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) sẽ tổn thất khoảng 40 tỉ euro...