Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự tại TP. Hồ Chí Minh
Ngày 11/10 tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội nghị phổ biến Thỏa thuận toàn cầu về Di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (GCM) tại khu vực miền Nam do Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tổ chức.
Lãnh đạo Bộ Ngoại giao sẽ tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị phổ biến Thỏa thuận GCM tại khu vực miền Trung ngày 27/9 tại Đà Lạt. (Ảnh: Cẩm Yến)
Đây là Hội nghị lần thứ ba do Bộ Ngoại giao triển khai trong chuỗi các hoạt động tuyên truyền về Thỏa thuận GCM trên toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Các Hội nghị trước đó đã diễn ra tại Hà Nội ngày 20/8 và Đà Lạt ngày 27/9 với sự tham dự của đông đảo đại diện các Bộ, ngành và các địa phương khu vực miền Bắc và miền Trung.
Tham dự Hội nghị lần này có lãnh đạo, đại diện các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, bao gồm Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh. Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cũng tới dự và phát biểu tại phiên khai mạc.
Video đang HOT
Hội nghị diễn ra trong một ngày gồm 2 nội dung chính: giới thiệu nội dung của Thỏa thuận GCM và các ưu tiên của Việt Nam trong việc xây dựng kế hoạch triển khai; và công tác phòng chống mua bán người của Việt Nam và các biện pháp tuyên truyền đối ngoại.
Với nhiều phiên trình bày của các chuyên gia đến từ Bộ Ngoại giao và IOM, Hội nghị sẽ cung cấp cho các đại biểu bức tranh tổng quan về tình hình di cư quốc tế của Việt Nam, quá trình Việt Nam tham gia, đàm phán, thông qua Thỏa thuận, các mục tiêu của Thỏa thuận, việc triển khai Thỏa thuận ở cấp độ toàn cầu cũng như tầm quan trọng của tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu đúng về kết quả và nỗ lực Việt Nam công tác phòng chống mua bán người.
Hiện nay, Bộ Ngoại giao đang trong quá trình lấy ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan đối với dự thảo Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM. Vì vậy, Hội nghị sẽ là dịp quan trọng để Bộ Ngoại giao thực hiện tham vấn chính sách với các địa phương, đặc biệt những nơi có đông người Việt Nam di cư ra nước ngoài cũng như người nước ngoài vào Việt Nam sinh sống, làm việc, qua đó giúp bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch triển khai sát với thực tiễn, đảm bảo tính khách quan, chính xác và khả thi, góp phần đưa di cư trở thành nhân tố thúc đẩy phát triển bền vững.
Thỏa thuận GCM được chính thức thông qua tại Khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 19/12/2018 với đa số thành viên Liên hợp quốc tán thành. Đây là thoả thuận liên chính phủ bao trùm tất cả các khía cạnh của di cư quốc tế với mục đích tăng cường hợp tác về di cư quốc tế, qua đó góp phần giải quyết các thách thức của di cư và thúc đẩy sự đóng góp của người di cư đối với sự phát triển bền vững.
Việt Nam thông qua Thỏa thuận GCM vào tháng 12/2018 và hiện đang tích cực xây dựng Kế hoạch triển khai Thỏa thuận phù hợp với luật pháp và điều kiện của Việt Nam.
Theo TG&VN
Bảo đảm chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh khuyến cáo nguồn nước thô của sông Sài Gòn, sông ồng Nai đang bị ô nhiễm nặng. Thực tế đòi hỏi ngành cấp nước của thành phố phải chú trọng các biện pháp xử lý, bảo đảm nguồn nước an toàn để cung cấp cho người dân...
Nhà máy cấp nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) lấy nguồn nước thô từ sông Sài Gòn có khả năng cung cấp gần 300 nghìn m3 nước/ngày.
Kết quả khảo sát, đánh giá mới đây của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho thấy, hiện, nước sông Sài Gòn ở phía thượng nguồn từ Bình Phước trở lên đạt tiêu chuẩn nguồn loại A; còn đoạn từ Bình Phước trở xuống đến điểm đổ ra sông ồng Nai chỉ đạt chuẩn nguồn loại B. Chất lượng nước sông Sài Gòn từ Hóa An (ồng Nai) về Cát Lái ( TP Hồ Chí Minh) đang bị ô nhiễm vi sinh rất nghiêm trọng và bị ô nhiễm nhẹ dầu mỡ.
Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco), hiện, nguồn nước thô được dùng để khai thác cung cấp nước sạch chủ yếu là nguồn nước mặt lấy ở lưu vực hai sông Sài Gòn và ồng Nai (chiếm 94%), chỉ một phần nhỏ (6%) khai thác từ nguồn nước ngầm. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước đã tăng cường nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ nguồn nước nhưng chất lượng nước mặt sông ồng Nai, nhất là sông Sài Gòn, có xu hướng ngày càng xấu hơn. Các chỉ tiêu như a-mô-ni-ắc, hữu cơ, vi sinh, mangan... trong nước sông Sài Gòn ngày càng tăng. Do đó, việc quản lý và bảo vệ nguồn nước cần được xem xét một cách tổng thể, quyết liệt trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố của cả lưu vực.
Ngoài ra, nguồn nước sông còn chịu tác động rất lớn bởi đặc tính thời tiết, thủy văn và ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu như suy giảm lưu lượng vào mùa mưa, nhất là theo chu kỳ tác động của hiện tượng El Nino (khoảng 5 năm) và hiện tượng triều cường, nước biển dâng dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước vào mùa khô.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ (PGS, TS) Võ Lê Phú, Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên, ại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, nhận định, chất lượng nước sông Sài Gòn, nguồn cấp nước chính cho TP Hồ Chí Minh đang suy giảm do hoạt động đô thị ngày càng tăng. Theo đó, hằng ngày có khoảng 700 đến 900 nghìn m3 nước thải sinh hoạt thải ra môi trường thành phố. Ghi nhận tại khu vực nước "đầu vào" của Nhà máy nước Tân Hiệp lấy từ nước sông Sài Gòn (huyện Củ Chi), nồng độ một vài chất ô nhiễm thông thường đang vượt quá tiêu chuẩn sử dụng dành cho nước cấp cho sinh hoạt (QCVN 08: 2015/BTNMT) như sắt là 1.11mg/l (tiêu chuẩn 0.5 mg/l); mangan là 0.18mg/l (tiêu chuẩn 0.1mg/l); hàm lượng chất rắn lửng lơ (SS) là 40 mg/l (tiêu chuẩn là 20 mg/l). Một nghiên cứu thực hiện trong năm 2015 cho thấy nước sông Sài Gòn còn bị ô nhiễm bởi hơn 100 chất ô nhiễm vi lượng từ dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chất hóa dẻo.
Trên cơ sở phân tích, dự báo, PGS,TS Võ Lê Phú khuyến cáo: "ể cung cấp nước an toàn cho người dân, chính quyền thành phố cần quan tâm đến toàn bộ vòng đời của nước, từ nguồn nước cấp, nhà máy xử lý nước, hệ thống phân phối và hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, thành phố cần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn nữa để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng nguồn nước sông như kiểm soát nguồn nước thải từ hoạt động công nghiệp, có quy định tất cả nhà máy xử lý nước thải cần phải được trang bị cả thiết bị xử lý dinh dưỡng, xử lý bậc cao để có thể loại bỏ được những chất ô nhiễm vi lượng độc hại khó được phân hủy sinh học...".
Phó Tổng Giám đốc Sawaco Bùi Thanh Giang cho biết, tính đến tháng 9-2019, tổng công suất cấp nước tại TP Hồ Chí Minh đạt 2,4 triệu m3/ngày, trong đó lượng nước tiêu thụ thực tế là 1,8 triệu m3/ngày. Nguồn nước sạch được kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo quy định của Bộ Y tế. Trong đó, có sự kiểm soát liên tục, toàn diện từ quy trình xử lý, đầu ra tại nhà máy và nước sạch trên mạng lưới cấp nước của Tổng công ty bằng hệ thống giám sát online cũng như lấy mẫu định kỳ bởi phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025. Cùng với quy trình xử lý thủ công trước đây, hiện Sawaco đã triển khai chương trình cấp nước an toàn theo hướng dẫn từ hiệp hội cấp nước của Ô-xtrây-li-a áp dụng tại các nhà máy cấp nước. Theo đó, qua từng công đoạn xử lý sẽ thiết lập các giá trị tới hạn cho những chỉ tiêu chất lượng nước chính, ảnh hưởng đến toàn quá trình xử lý (như độ đục, hàm lượng chlorine dư, độ mầu,...). ối với nguồn nước sông Sài Gòn, Sawaco lắp đặt thêm hệ thống giám sát T.O.C (tổng hợp chất hữu cơ), a-mô-ni-ắc liên tục (online) để theo dõi diễn biến chất lượng nước thô...
Nhằm ứng phó các biến động, Sawaco cũng đã phối hợp các viện, trường đại học, đơn vị cấp nước quốc tế để nghiên cứu công nghệ xử lý nước tương ứng với điều kiện chất lượng nước nguồn bị ô nhiễm xấu hơn trong tương lai. ối với nguồn nước sông Sài Gòn ngày càng ô nhiễm và nhiễm mặn vào mùa khô, sẽ nghiên cứu phương án khai thác nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, hoặc di dời điểm lấy nước thô của Nhà máy nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) lên phía thượng nguồn và bổ sung bể dự trữ nước thô.
Về lâu dài, thành phố cần hỗ trợ nguồn vốn đầu tư để bổ sung các hạng mục công trình và giải pháp an toàn cấp nước như các công trình dự phòng, hồ chứa nước thô, các bể chứa phân phối trên mạng lưới, các dự án đổi mới công nghệ xử lý nước...
Bài, ảnh: QUÝ HIỀN
Theo NDĐT
Nâng cao hiệu quả đầu tư, bảo đảm ATGT tại các tuyến cao tốc Ngay từ khi đưa các tuyến cao tốc vào khai thác, VEC đã có chủ trương đưa hệ thống kiểm soát tải trọng vào sử dụng nhằm tăng cường bảo đảm ATGT, duy trì sự bền vững của kết cấu hạ tầng giao thông đường cao tốc, giảm thiểu chi phí duy tu bảo dưỡng sửa chữa, nâng cao hiệu quả đầu tư......