Hội nghị Ngoại trưởng G7 thảo luận về an ninh lương thực và năng lượng
Trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra trong 3 ngày (12-14/5) tại bang Schleswig-Holstein, miền Bắc nước Đức, Ngoại trưởng nước chủ nhà Annalena Baerbock ngày 12/5 nhấn mạnh Hội nghị Ngoại trưởng lần này có “tầm quan trọng chiến lược” trong bối cảnh đang diễn ra cuộc xung đột ở Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, Ngoại trưởng Baerbock cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine không chỉ gây ra khủng hoảng sâu sắc đối với toàn châu Âu mà còn là cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu. Do Ukraine là nước xuất khẩu ngũ cốc quan trọng của thế giới nên cuộc xung đột ở nước này đang gây ra những tác động lớn tới an ninh lương thực toàn cầu do có hàng triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine. Ngoại trưởng Đức cảnh báo về một cuộc khủng hoảng lương thực trước tiên ở châu Phi và Trung Đông do hậu quả của xung đột vì hiện có tới 25 triệu tấn ngũ cốc mà thế giới rất cần đang bị phong toả tại các cảng ở Ukraine.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng lương thực này sẽ càng nghiêm trọng hơn nữa dưới tác động của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu. Ukraine hiện là một trong số các nhà cung cấp ngũ cốc quan trọng nhất trên toàn thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO), năm 2021, Ukraine vẫn là nước xuất khẩu lúa mạch lớn thứ ba và xuất khẩu lúa mì lớn thứ năm trên thế giới.
Video đang HOT
Theo Ngoại trưởng Baerbock, G7 muốn đảm bảo để Ukraine, bất chấp cuộc xung đột tiếp diễn, vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu nguồn lương thực quan trọng của thế giới. Nhà ngoại giao Đức nhấn mạnh G7 sẽ cùng thảo luận cách thức “phá” các phong toả đối với xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine để nước này có thể tiếp tục xuất khẩu ra thế giới, bởi nếu lúa mì được vận chuyển bằng đường bộ thay vì đường biển thì sẽ chỉ có một lượng nhỏ có thể được vận chuyển ra nước ngoài.
Liên quan đề nghị của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba muốn Đức cung cấp máy bay chiến đấu giúp nước này phòng thủ, Ngoại trưởng Baerbock bày tỏ sự dè dặt trước đề nghị của Kiev, đồng thời nhắc lại quan điểm trước sau như một của Chính phủ Đức về việc thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine.
Cho tới nay, Chính phủ Đức và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) phản đối mạnh mẽ việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine vì lo ngại việc thực thi lệnh cấm có thể dẫn đến một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga – điều có nguy cơ đẩy cuộc xung đột ở Ukraine leo thang nghiêm trọng. Trong chuyến thăm tới Kiev hồi đầu tuần, Ngoại trưởng Đức đã đề cập tới các biện pháp mà Đức có thể hỗ trợ nhằm tăng khả năng phòng thủ của Ukraine mà không kéo NATO trở thành một bên tham chiến.
Đức hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên G7, nhóm gồm các nước Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken không thể tham dự hội nghị do mắc COVID-19. Tại hội nghị lần này, các bên tham gia cũng sẽ thảo luận về an ninh năng lượng của châu Âu trong bối cảnh nguồn cung khí đốt từ Nga bị cắt giảm gần đây.
G7 cũng sẽ bàn về các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ngoại trưởng Ukraine Kuleba và người đồng cấp Moldova Nicu Popescu là khách mời tham dự hội nghị, trong khi Ngoại trưởng Retno Lestari Priansari Marsudi của Indonesia – nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), sẽ tham dự hội nghị qua hình thức trực tuyến.
Cảnh báo cuộc xung đột ở Ukraine tác động đến an ninh lương thực tại Đông Phi
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 5/5 cảnh báo cuộc khủng hoảng Ukraine đang gây ra những tác động tiêu cực đối với an ninh lương thực ở khu vực Đông Phi do nguồn cung giảm khiến giá lương thực, nhiên liệu và phân bón gia tăng.
Người nông dân bên ruộng ngô bị hư hại do hạn hán tại Turkana, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WFP, những biện pháp hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc, dầu thực vật và phân bón ngày càng thắt chặt kể từ khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, quy mô đã đạt đến mức của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 về tỷ trọng thương mại toàn cầu. Nhấn mạnh khu vực Đông Phi phụ thuộc lớn vào nguồn lương thực và phân bón nhập khẩu, WFP cho rằng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể làm tồi tệ hơn tình hình an ninh lương thực vốn đã nghiêm trọng ở khu vực này. WFP cảnh báo nếu tình trạng lạm phát tiếp diễn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Ukraine có thể đẩy thêm 7 đến 10 triệu người ở khu vực Đông Phi vào nạn đói trong năm nay.
WFP cho biết khu vực Đông Phi đang chứng kiến giá cả các mặt hàng như lúa mì, bánh mì, nhiên liệu và phân bón tăng vọt trong ngắn hạn và tình trạng thiếu nhiên liệu trên diện rộng, trong đó các nước như Kenya, Somalia, Uganda, Ethiopia, Nam Sudan và Burundi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo WFP, giá nhiên liệu đã tăng 5%, mức cao nhất trong lịch sử ở Kenya, trong khi giá lúa mì tăng kỷ lục 59% tại Ethiopia, mức cao nhất kể từ năm 2016, chỉ trong vòng 2 tuần sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine. Giá phân bón cũng tăng gấp đôi ở Kenya và gấp ba ở Ethiopia, điều này có thể gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng mùa vụ 2022, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá lương thực.
Nga và Ukraine là các nước xuất khẩu hàng đầu về lúa mì, ngô, dầu hạt cải và dầu hoa hướng dương. Nga cũng là một trong những nước xuất khẩu khí đốt và phân bón lớn nhất thế giới, nhưng nước này đang phải hứng chịu các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Các quốc gia EU muốn miễn trừ cấm vận dầu mỏ Nga Hungary, Slovakia, Bulgaria và Cộng hòa Séc đang tìm kiếm các giải pháp miễn trừ trong đề xuất cấm vận dầu mỏ Nga do lo ngại về an ninh năng lượng. Nhà máy lọc dầu của công ty Lukoil ở Volgograd, Nga. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters (Anh), trong cuộc phỏng vấn với tờ báo tài chính Capital hôm 4/5, Phó Thủ...