Hội nghị Ngoại trưởng G20: Xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung sẽ ‘chiếm sóng’?
Các bộ trưởng ngoại giao thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều khách mời đang ‘tụ hội’ ở New Delhi (Ấn Độ) trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và căng thẳng Mỹ-Trung đang leo thang.
Hội nghị Ngoại trưởng G20 năm nay được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) từ ngày 1-2/3. (Nguồn: PTI)
Hội nghị Ngoại trưởng G20 diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương G20 ở Bengaluru (Ấn Độ) – đã kết thúc mà không thể đưa ra tuyên bố chung, do những bất đồng liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Cuộc họp hai ngày ở New Delhi có sự góp mặt của các Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Ngoại trưởng Anh James Cleverly, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương… và nhiều đại diện không thuộc Nhóm G20 được chủ nhà Ấn Độ mời tham dự. Tổng cộng sẽ có đại diện của 40 nước, cùng các tổ chức đa phương tham dự Hội nghị.
Trong ba ngày đầu tháng 3, cuộc họp giữa các ngoại trưởng các nước thuộc nhóm Bộ tứ (QUAD), bao gồm Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản, dự kiến sẽ được tổ chức bên lề hội nghị.
Video đang HOT
Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ giấu tên, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi mong muốn tập trung thảo luận các vấn đề, như biến đổi khí hậu và nợ công của các quốc gia đang phát triển.
Vị quan chức này cũng tiết lộ, Ấn Độ không muốn sự kiện này chỉ xoay quanh xung đột Nga-Ukraine. Tuy nhiên, đây vẫn sẽ là vấn đề được cho là sẽ “phủ bóng” lên chương trình nghị sự. Ông này còn cho biết, “Ý định của New Delhi là tiếp tục thể hiện tiếng nói của Nam bán cầu và đưa ra các vấn đề liên quan đến khu vực”.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề kinh tế và kinh doanh Ramin Toloui cho biết, ông Blinken sẽ nhấn mạnh những nỗ lực của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề gây ảnh hưởng lớn đến các nước đang phát triển như an ninh lương thực và an ninh năng lượng.
Bên cạnh đó, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng sẽ nêu ra những thiệt hại do chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, đồng thời kêu gọi các nước cùng “hối thúc” Moscow dừng các cuộc xung đột với Kiev.
Cuộc họp của các Ngoại trưởng G20 lần này cũng được đánh giá là nơi cho thấy mức độ căng thẳng giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt về xung đột ở Ukraine.
Trong tháng qua, mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đặc biệt trở nên căng thẳng, sau khi quân đội Mỹ bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc bay trên bầu trời nước này, vì cho rằng, mục đích của vật thể này là để do thám các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã giải thích, khinh khí cầu phục vụ cho nghiên cứu khí tượng và chỉ vô tình bị thổi bay vào không phận Mỹ. Bắc Kinh đồng thời cho rằng, Washington đã “phản ứng thái quá”. Những bất đồng trong vụ khinh khí cầu này đã khiến Ngoại trưởng Blinken hoãn chuyến thăm Bắc Kinh vào hồi đầu năm nay.
Ngoài ra, hôm 28/2 vừa qua, Bắc Kinh đã cáo buộc Washington “đe dọa” hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan (Trung Quốc), sau khi một máy bay quân sự trinh sát và tàu tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Mỹ đi ngang qua khu vực này.
Về xung đột Nga-Ukraine, ông Anil Wadhwa – nhà ngoại giao Ấn Độ dự đoán, các vị quan chức G20 sẽ tiếp tục đưa ra những quan điểm khác nhau về vấn đề này.
“Các ngoại trưởng G20 sẽ khó có thể thống nhất trong việc đề xuất các cách thức, cũng như cơ chế giải quyết xung đột ở Ukraine… Có nhiều lý do có thể dẫn đến tranh cãi, nhưng điều quan trọng nhất là tình hình ở Ukraine đã trở nên vô cùng bất ổn”, ông Anil Wadhwa khẳng định.
Anh nêu điều kiện ký Nghị định thư Bắc Ireland
Ngày 24/2, Ngoại trưởng Anh James Cleverly tuyên bố nước này sẽ không ký thỏa thuận sửa đổi quy chế thương mại của Bắc Ireland hậu Brexit với Liên minh châu Âu (EU) nếu không có sự ủng hộ của đảng Hợp nhất dân chủ (DUP), chính đảng ủng hộ London lớn nhất tại Bắc Ireland.
Quốc kỳ Anh (trái) và cờ Liên minh châu Âu (EU) tại một cuộc họp ở Brussels, Bỉ ngày 9/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, phát biểu trên đài phát thanh Times Radio, ông Cleverly cho biết các cuộc đàm phán của Anh về Nghị định thư Bắc Ireland tập trung vào việc giải quyết các mối lo ngại của DUP. Ông nhấn mạnh: "Hy vọng rằng khi chúng tôi giải quyết được những vấn đề đó, DUP sẽ nhận ra rằng chúng tôi đã giải quyết lo ngại của họ. Chúng tôi sẽ không ký vào thỏa thuận cho đến khi giải quyết được những lo ngại của DUP".
Anh và EU đang cố gắng sửa đổi Nghị định thư Bắc Ireland, vốn được hai bên nhất trí nhằm tránh việc thiết lập đường biên giới cứng giữa vùng Bắc Ireland của Anh với Cộng hòa Ireland, thành viên EU khi Anh rời EU (Brexit) vào năm 2020. Tuy nhiên, London cần sự ủng hộ của DUP đối với thỏa thuận để khôi phục chính phủ chia sẻ quyền lực của Bắc Ireland mà đảng này hiện đang tẩy chay để phản đối Nghị định thư.
DUP đã chứng tỏ vai trò trung tâm trong các cuộc đàm phán Brexit bế tắc suốt 7 năm qua và sự phản đối của họ đã phá hỏng những nỗ lực đạt thỏa thuận trước đó. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đa số cử tri Bắc Ireland, vốn trước đó phản đối Brexit, và đa số nghị sĩ được bầu vào nghị viện Bắc Ireland năm 2022 đã ủng hộ ý tưởng về Nghị định thư này.
Tuy nhiên, việc áp đặt kiểm tra đối với một số hàng hóa đến từ các khu vực khác của Vương quốc Anh vào Bắc Ireland đã khiến nhiều người ủng hộ Anh lo ngại điều này làm suy yếu khối liên hiệp với Anh.
Một cuộc thăm dò hằng quý do Đại học Queen's Belfast (Bắc Ireland) công bố ngày 24/2 cho thấy 53% số người được hỏi coi việc áp dụng các quy định nhẹ nhàng hơn hiện tại là một phương tiện thích hợp để quản lý Brexit, giảm 1 điểm phần trăm trong 3 tháng qua. Con số phản đối đã tăng lên 38% từ mức 34% lần trước đó.
Anh khẳng định không muốn 'làm điều tồi tệ với Nga' Bộ trưởng Ngoại giao Anh James Cleverly cho biết, các nước phương Tây muốn chấm dứt xung đột giữa Moscow và Kiev, họ không mong muốn "làm điều gì đó tồi tệ cho Nga". Theo ông Cleverly, việc giao vũ khí cho Ukraine sẽ tiếp tục vì nước này có quyền tự vệ. "Bất chấp cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine, không...