Hội nghị Mỹ-Triều: Kim Jong-un thắng lớn, Trump ra về tay trắng?
Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên ở Singapore được coi là chiến thắng với Kim Jong-un, nhưng ông Trump đã ra về tay trắng, chuyên gia Ankit Panda nhận định.
Người Triều Tiên đọc thông tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều tại một ga tàu điện ngầm ở Bình Nhưỡng.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), một trong những hội nghị thượng đỉnh mang ý nghĩa lịch sử đã kết thúc hồi tuần này. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên đã ký thỏa thuận chung dài hai trang, khẳng định bình thường hóa quan hệ song phương trong khi Triều Tiên sẽ “ phi hạt nhân hóa hoàn toàn”.
Chuyên gia Ankit Panda, nhà phân tích quan hệ ngoại giao quốc tế nhận định, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm điều mà những người tiền nhiệm chưa từng làm được, đó là ngồi vào bàn đàm phán với Kim Jong-un.
Đối với Triều Tiên, chỉ riêng hội nghị thượng đỉnh thôi đã là một thành công lớn, đó là lý do các chính quyền Mỹ tiền nhiệm né tránh khả năng gặp gỡ lãnh đạo Triều Tiên.
Sáng ngày 13.6, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên nhấn mạnh chiến thắng của ông Kim trong hội nghị thượng đỉnh. Điều này chứng minh chiến lược chế tạo vũ khí hạt nhân đồng thời với phát triển kinh tế đã đem lại kết quả ấn tượng.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore.
Trước đây, Mỹ tìm cách cấm vận, gây sức ép toàn diện nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng Kim Jong-un vẫn nghiên cứu xong vũ khí hạt nhân để buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Bức ảnh Kim Jong-un ngồi cạnh ông Trump được Rodong Sinmun đăng tải, giống như là hai nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia sở hữu công nghệ vũ khí hạt nhân.
Một số nhà quan sát bày tỏ quan ngại rằng, ông Trump đã quá tập trung đến vấn đề phi hạt nhân hóa, mà bỏ qua những vấn đề khác như nhân quyền, an ninh mạng ở Triều Tiên.
Kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều hầu như không khác biệt so với hội nghị thượng đỉnh liên Triều diễn ra vào ngày 27.4. Triều Tiên đều cam kết hướng tới “phi hạt nhân hóa toàn diện”.
Ông Trump và ông Kim đã ký thỏa thuận dài hai trang.
Theo chuyên gia Panda, ông Trump không những đồng ý để Triều Tiên “từng bước phi hạt nhân hóa”, mà còn tuyên bố sẽ chấm dứt tập trận Mỹ-Hàn. Đây đều là những điều mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un mong muốn.
Sự thất vọng đối với Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh là việc ông Trump không đạt được bất cứ mục tiêu gì cụ thể, ngoài những hy vọng về một Triều Tiên “sẽ làm điều đúng đắn”.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị, ông Trump cũng nhắc tới điều này với lý do hội nghị thượng đỉnh chỉ kéo dài khoảng 5 giờ là không đủ thời gian cho những thỏa thuận cụ thể hơn.
Điểm thành công của hội nghị thượng đỉnh có lẽ là việc bán đảo Triều Tiên đã không gia tăng căng thẳng. Kết quả này sẽ giúp gia tăng tiến trình hòa bình ở hai miền Triều Tiên.
Theo Danviet
Sợ bị "ra rìa", Nhật Bản đề nghị trả tiền phi hạt nhân hóa Triều Tiên
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga trong một tuyên bố ngày 13.6 đã đưa ra đề nghị trả chi phí ban đầu cho việc phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Báo chí Nhật Bản đưa tin về hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã đề nghị giúp Triều Tiên phi hạt nhân hóa và ông Suga cho biết Nhật Bản sẽ chi trả cho các cuộc thanh tra của IAEA nếu hoạt động này được tiến hành.
Trước đó, chỉ vài ngày sau khi ông Donald Trump hồi tháng Ba công bố quyết định đầu tiên gặp ông Kim Jong-un, Nhật Bản đã cam kết cung cấp hơn 2.8 triệu USD cho việc thanh sát của IAEA đối với các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng đồng ý. Các thanh sát viên IAEA đã bị trục xuất hồi tháng 4.2009 sau khi đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên sụp đổ.
Trong tuyên bố chung ký kết tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 12.6, hai bên cam kết hành động "hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên".
Mặc dù ông Donald Trump nói tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ bắt đầu "ngay lập tức", nhưng không có chi tiết cụ thể nào được đưa ra về việc giải trừ vũ khí, kể cả thời gian và cơ chế.
Khi được hỏi ai sẽ trả chi phí cho việc giải trừ hạt nhân của Triều Tiên tại buổi họp báo sau thượng đỉnh, ông Donald Trump nói ông nghĩ rằng cả Nhật Bản và Hàn Quốc "sẽ giúp đỡ rất nhiều".
Trong bối cảnh hoạt động ngoại giao sôi nổi mà đỉnh cao là thượng đỉnh tại Singapore, Nhật Bản thường phải lên tiếng nhấn mạnh quan điểm của mình để khỏi bị "gạt ra ngoài lề".
Thủ tướng Shinzo Abe trong nhiều lần đối thoại với Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh mối quan ngại của Tokyo, bao gồm cả sự cần thiết hiện diện quân sự liên tục của Mỹ trong khu vực.
Ngày 13.6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc và các cuộc tập trận là "sống còn" và cần được tiếp tục. Trước đó hôm 12.6, ông Donald Trump tuyên bố Mỹ ngừng tập trận với Hàn Quốc vì chúng "khiêu khích và tốn kém".
KHÁNH MINH
Theo Laodong
Tổng thống Trump: "Mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên đã không còn"! Ngay sau khi trở về Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã lại có một tuyên bố gây chấn động thế giới. Đoạn Tweet đầy chấn động mới được Tổng thống Donald Trump đăng tải Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Donald Trump tuyên bố: "Vừa mới hạ cánh sau một chuyến đi dài. Từ ngày tôi nắm quyền, mọi người đều được...