Hội nghị Liên Hiệp Quốc về nhân đạo: Đầu voi, đuôi chuột
Hội nghị cấp cao của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về nhân đạo tổ chức ở Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra không như mong đợi của ban tổ chức.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bắt tay trong buổi họp báo kết thúc hội nghị nhân đạo thế giới tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là hai trong số ba lãnh đạo cấp cao ít ỏi tham dự hội nghị này. REUTERS
Mục đích của hội nghị là tìm ra biện pháp thích hợp và khả thi, nhằm tổ chức kịp thời hơn, hiệu quả hơn việc cứu trợ khẩn cấp cũng như giúp đỡ lâu dài người tị nạn trên thế giới. Đây là lần đầu tiên LHQ đứng ra tổ chức hẳn một hội nghị cấp cao về chủ đề này.
Vấn đề đặt ra không phải là tìm kiếm cam kết tài chính của các bên tham dự mà là phối hợp hoạt động cứu trợ và ngăn chặn vấn đề tị nạn từ gốc rễ.
Ý tưởng rất tích cực, đáng khích lệ và thời sự bởi vấn đề tị nạn đang ngày càng thêm nhức nhối đối với cộng đồng quốc tế. Theo LHQ, hiện có khoảng 60 triệu người tị nạn và khoảng 125 triệu người khác bị ảnh hưởng của tị nạn cần sự trợ giúp của thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ được lựa chọn làm nơi tổ chức hội nghị bởi nơi đây hiện là một trong những trung tâm tị nạn lớn nhất trên thế giới với hơn 3 triệu người. LHQ muốn qua đó làm nổi bật tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề tị nạn.
Video đang HOT
Chỉ có điều hội nghị lớn bàn về vấn đề cấp bách của thế giới nhưng sự tham gia lại nghèo nàn. Gần như tất cả các nước lớn và giàu chỉ tham dự ở cấp thấp. Chỉ thấy có Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel đến chủ yếu để thương thảo với ông Erdogan về thực hiện thỏa thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn đổ về EU. Có thiên thời vẫn không cứu vãn nổi sự thiếu vắng của địa lợi và nhân hòa.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghịREUTERS
La Phù
Theo Thanhnien
Cuộc đua vào chiếc ghế tổng thư ký LHQ: Không được miếng cũng được tiếng
Không chỉ Argentina mà nhiều thành viên khác của Liên Hiệp Quốc đều nuôi tham vọng có đại diện của mình trở thành tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Ngoại trưởng Argentina, bà Susana Malcorra. REUTERS
Quá trình lựa chọn người thay thế ông Ban Ki-moon (người Hàn Quốc) trên cương vị Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã bắt đầu từ khá lâu rồi mà nay Tổng thống Argentina Mauricio Macri mới chính thức đẩy ngoại trưởng nước này, bà Susana Malcorra, vào tham gia cuộc đua. Bà Malcorra đã có thời làm trợ tá cho đích thân ông Ban Ki-moon nên không đến nỗi như tờ giấy trắng đối với 193 thành viên hiện tại của Liên Hiệp Quốc.
Không chỉ Argentina mà nhiều thành viên khác của Liên Hiệp Quốc đều nuôi tham vọng có đại diện của mình trở thành tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Hiện tại, tính cả bà Malcorra thì có cả thảy 9 ứng cử viên, trong đó có 7 nữ và 2 nam. Chiều hướng tâm lý ở các thành viên Liên Hiệp Quốc và dư luận bên ngoài cho thấy rất thuận đối với việc lần đầu tiên có một người phụ nữ đứng đầu Liên Hiệp Quốc.
Người thay thế ông Ban rất có thể sẽ là một phụ nữ. AFP
Tuy nhiên, một tác nhân khác có thể còn quyết định hơn thế nữa trong cuộc bầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc năm nay là đại diện cho khu vực địa lý.
Châu Âu đã từ rất sớm lên tiếng đòi tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phải là đại diện của châu Âu bởi hiện đến lượt châu lục này cử đại diện làm Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Giữa các nước châu Âu có cuộc tranh luận sôi động và đầy bất đồng về việc đại diện cho khu vực nào của châu Âu sẽ trở thành người thay thế ông Ban Ki-moon. Nga đã công khai thể hiện thái độ ủng hộ một đại diện của các nước ở Đông Âu mà Nga lại có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Bởi thế, nhiều khả năng người thay thế ông Ban sẽ là một phụ nữ từ một quốc gia Đông Âu.
Ông Macri không phải không biết điều đó, nhưng cố đấm ăn xôi vì chẳng có gì để mất và gầy dựng danh tiếng là Argentina có vai trò chính trị thế giới.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
175 nước ký hiệp định chống biến đổi khí hậu Tông công 175 nước đã ký vào hiêp định chông biên đôi khí hâu vào ngày 22.4 tại trụ sở đại hôi đông Liên Hiêp Quôc ở New York, Mỹ. Tông thư ky LHQ Ban Ki-moon phat biêu tai buôi lê ngay 22.4 - Anh: Reuters Tổng thống Pháp Francois Hollande là người đầu tiên đặt bút ký vào bản hiệp định, tiếp...