Hội nghị G-20: Cơ hội để Mỹ có thêm sự ủng hộ tấn công Syria
Hội nghị Thượng đỉnh G-20 được cho là cơ hội cuối cùng để Mỹ kêu gọi thêm ủng hộ tấn công quân sự Syria.
Việ c Tổng thống Obama quyết định trì hoãn hành động tấn công quân sự vào Syria sẽ khiến cho vấn đề này trở thành một trong các nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 diễn ra ở St Petersburg vào ngày 5-6/9 tới.
Ngày 3/9, Tổng thống Obama sẽ lên đường đi Thụy Điển, một điểm dừng chân được bổ sung vào hành trình của ông sau khi Nhà Trắng quyết địn h hủy cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Tổng thống Putin tại Moscow trước thềm G-20.
Nga và Mỹ ngày càng chia rẽ sâu sắc về vấn đề Syria (Ảnh: AP)
Mỹ và Nga từ lâu đã có những mâu thuẫn xung quanh cuộc nội chiến ở Syria. Nga là quốc gia bảo trợ chính cho Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cũng là nước tích cực ngăn chặn khả năng can thiệp quân sự của Hội đồng Bảo an LHQ vào Syria.
Trước đó, Nga đã cung cấp tị nạn tạm thời cho “người thổi còi” Edward Snowden, động thái này của Nga đã làm mối quan hệ giữa 2 quốc gia trở nên căng thẳng. Để đáp trả, Mỹ đã tuyên bố hủy bỏ cuộc gặp giữa ông Obama và ông Putin trước thềm G-20.
Cuối tuần qua, Tổng thống Obama tuyên bố ông muốn có hành động quân sự chống lại chế độ của Tổng thống Assad để trừng phạt việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào ngoại ô Damascus hôm 21/8, nhưng trước tiên ông muốn được Quốc hội Mỹ thông qua.
Hội nghị G-20 sẽ là cơ hội cuối cùng cho Tổng thống Obama để kêu gọi thêm sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo các nước thành viên G-20 cho một hành động can thiệp quân sự vào Syria.
Video đang HOT
Không chỉ tiến hành vận động cộng đồng quốc tế, ngày 2/9, ông Obama đã gặp Thượng nghị sĩ John McCain, Lindsey Graham tại Nhà Trắng để bàn về vấn đề Syria. Theo dự kiến ông Obama cũng sẽ gặp gỡ 12 nhà lập pháp hàng đầu đại diện cho Ủy ban An ninh Quốc gia của Quốc hội trong ngày 3/9.
Theo một quan chức giấu tên, Ngoại trưởng John Kerry và các quan chức trong nhóm phụ trách các vấn đề an ninh quốc gia của ông Obama sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp vận động hành lang khi Tổng thống đi vắng.
Trọng tâm của Hội nghị Thượng đỉnh G-20 là đàm phán về một loạt các vấn đề kinh tế toàn cầu quan trọng. Tuy nhiên, Tổng thống Obama có khả năng sẽ sử dụng các cuộc họp bên lề với các nhà lãnh đạo G-20 nhằm xây dựng một liên minh chính trị rộng lớn hơn để sẵn sàng hỗ trợ hành động can thiệp quân sự của Mỹ vào Syria.
Nhà Trắng cho biết, ông Obama và người đồng cấp Putin không có kế hoạch gặp riêng bên lề Hội nghị Thượng đỉnh, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều tranh cãi giữa Nga và Mỹ trong các cuộc họp.
Kể từ khi Tổng thống Obama công khai mong muốn tiến hành can thiệp quân sự vào Syria, “vực thẳm” trong quan hệ ngoại giao Nga- Mỹ đã được mở rộng thêm.
Ông Putin đã gọi cáo buộc Chính quyền Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học là “vô nghĩa” và kêu gọi Tổng thống Obama xem xét lại liệu việc can thiệp quân sự có thể chấm dứt bạo lực ở Syria hay chỉ mang lại thương vong cho dân thường và bất ổn trong khu vực.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng cho rằng, cáo buộc về việc Chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của Mỹ là &’hành động khiêu khích’ để lôi kéo các nước khác vào cuộc xung đột đang diễn ra ở đây.
Tổng thống Putin tuyên bố: “Nếu Mỹ khẳng định lực lượng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và tuyên bố đang nắm giữ các bằng chứng về cuộc tấn công, vậy thì cứ để họ trình các chứng cứ đó lên Hội đồng Bảo an LHQ”./.
Theo VOV
Bị Tổng thống Putin thách đố, Obama chùn tay?
Suốt hơn một tuần qua, trong khi Tổng thống Mỹ ra sức "khua chiêng, gõ trống" ầm ĩ nhằm tập hợp sự ủng hộ cho một chiến dịch tấn công vào Syria thì Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn lặng thinh. Khi người ta bắt đầu nói đến khả năng Nga bỏ rơi đồng minh Syria thì ngày hôm qua (31/8), ông chủ điện Kremlin đã lần đầu tiên lên tiếng về việc Mỹ cùng phương Tây có ý định đánh Syria để trừng phạt "tội" sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Với lập luận sắc bén, ngay từ lần đầu lên tiếng, Tổng thống Putin đã khiến người đồng cấp Obama rơi vào thế bí.
Tổng thống Putin
Nhà lãnh đạo Nga đã nói với các phóng viên rằng, nếu ông Obama có bằng chứng chứng tỏ quân đội trung thành với ông Assad có vũ khí hóa học và dùng nó để tấn công phe đối lập thì Washington nên trình nó lên nhóm điều tra về vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Phát biểu sau khi Mỹ công bố một bản đánh giá của chính phủ và tình báo nước này trong đó khẳng định, họ có sự "tin tưởng cao" về việc quân Assad sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công hôm 21/8 khiến hơn 1.400 người thiệt mạng, Tổng thống Putin cho hay: "Tôi bị thuyết phục rằng vụ tấn công bằng vũ khí hóa học này không gì hơn là một hành động khiêu khích của những kẻ đang muốn lôi kéo các nước khác vào cuộc xung đột ở Syria. Đó là những người muốn giành sự ủng hộ của các thành viên mạnh mẽ trên trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ". Phát biểu này của ông Putin rõ ràng ám chỉ đến phe nổi dậy Syria.
Ông chủ điện Kremlin bác bỏ việc Mỹ coi những thông tin mà nước này chặn được trên đường dây liên lạc, thông tin của Syria làm bằng chứng. Theo ông Putin, những bằng chứng kiểu đó không thể được sử dụng để đưa ra "những quyết định căn bản" như việc dùng vũ lực đối với Syria.
Tổng thống Nga thách ông chủ Nhà Trắng đưa ra được bằng chứng thuyết phục và lập luận xác đáng lên Liên Hợp Quốc để chứng minh chính quyền của Tổng thống Assad đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy ở bên ngoài thủ đô Damascus hôm 21/8.
"Nếu Mỹ có bằng chứng thực sự thì họ nên trình lên cho các nhà điều tra Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nếu không, điều đó có nghĩa là nó không tồn tại", ông Putin đã thẳng thắn nói như vậy.
Ông Putin cũng không quên nhắc nhở, với tư cách là người từng được giải Nobel Hòa bình, ông Obama nên ghi nhớ một điều rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào của Mỹ cũng gây ảnh hưởng đến dân thường Syria.
Theo lời Nhà lãnh đạo Nga, ông đang nói với ông Obama không phải như là một Tổng thống của nước Mỹ mà là một người nắm giữ giải Nobel Hòa bình. "Chúng ta phải nhớ chuyện gì đã xảy ra trong những thập kỷ qua, đã bao nhiêu lần Mỹ châm ngòi cho các cuộc xung đột vũ trang ở những khu vực khác nhau của thế giới . Và những hành động đó có giải quyết được thậm chí dù chỉ một vấn đề hay không?", ông Putin đặt câu hỏi.
Tổng thống Putin kêu gọi người đồng cấp Obama hãy nghĩ đến kết quả những chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Afghanistan và Iraq "trước khi đưa ra quyết định thực hiện các cuộc tấn công gây thương vong, trong đó có dân thường".
Nhà lãnh đạo Nga tiếp tục kêu gọi sự bình tĩnh đồng thời yêu cầu người đồng cấp Mỹ hãy nghĩ thật kỹ trước khi dính líu vào cuộc chiến tranh ở Syria . "Nga kêu gọi sự bình tâm suy nghĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến một chiến dịch ở Syria. Hãy cân nhắ xem liệu những cuộc tấn công đó có giúp chấm dứt bạo lực và liệu có đáng hy sinh mạng sống của dân thường hay không", ông Putin nhấn mạnh.
Cũng trong phát biểu đầu tiên về cuộc khủng hoảng Syria của mình kể từ khi Quốc hội Anh bỏ phiếu chống lại hành động can thiệp quân sự vào Syria, ông Putin nhận xét, việc Anh từ chối tham gia vào hành động trên là điều "hoàn toàn bất ngờ" nhưng nó đã thể hiện "lương tri".
Lập luận sắc bén
Tổng thống Putin đã đưa ra lập luận sắc bén rằng, việc quân đội trung thành với Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học tấn công phe nổi dậy trong khi đang ở thế thượng phong là điều hết sức phi lý. Vì thế, ông Putin không khỏi hoài nghi động cơ của phương Tây khi cứ nhăm nhăm đổ lỗi cho chính quyền Syria gây ra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21/8.
"Chính phủ Syria đang chiến thắng, đang tiến lên. Ở một số khu vực, họ đã bao vây quân nổi dậy. Trong bối cảnh như vậy, việc họ trao lá bài chiến thắng cho những kẻ liên tục kêu gọi sự can thiệp quân sự từ bên ngoài vào Syria là điều cực kỳ phi lý", ông Putin đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo ở Vladivostok.
"Cáo buộc đó cũng không phù hợp với bất kỳ thứ logic nào, đặc biệt vụ tấn công đó lại xảy ra đúng thời điểm một phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến" Damascus để điều tra về các cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học của cả hai phe ở Syria. Rõ ràng, những lập luận sắc bén mà ông Putin đưa ra ở trên khiến dư luận thế giới cũng phải đặt dấu chấm hỏi cho những cáo buộc về việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.
Trước đó, cũng từng có người phát biểu rằng, chính quyền Syria "không ngu ngốc gì" mà lại sử dụng vũ khí hóa học khi đang giành chiến thắng liên tiếp trên chiến trường và lại sử dụng vũ khí hóa học đúng thời điểm phái đoàn thanh sát viên Liên Hợp Quốc đến. Nơi sử dụng vũ khí hóa học lại chỉ cách địa điểm dừng chân của phái đoàn Liên Hợp Quốc có 5km.
Theo thông tin mới nhất, Tổng thống Obama đã hoãn việc tấn công Syria để chờ sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ. Có vẻ như ông chủ Nhà Trắng đã chùn tay khi rơi vào thế đơn độc trong chiến dịch này.
Theo_VnMedia
Trung Quốc khuyên Nga, Mỹ cắt giảm vũ khí hạt nhân Trung Quốc hôm 20.6 đã bày tỏ sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Obama yêu cầu Nga hãy cùng Mỹ cắt giảm vũ khí hạt nhân. Trung Quốc, nước đứng thứ tư trong số những cường quốc hạt nhân của thế giới, kêu gọi Mỹ và Nga nên cắt giảm vũ khí hạt nhân - Ảnh: Reuters...