Hội nghị Davos 2024: WTO đánh giá về thương mại toàn cầu trong năm 2024
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 18/1 cho biết bà cảm thấy không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong năm nay.
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, phát biểu trước báo giới khi tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại thành phố Davos, bà Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu hơn do “căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng, những gián đoạn mới mà WTO nhận thấy ở Biển Đỏ, trên Kênh đào Suez, Kênh đào Panama”. Theo bà, điều này đồng nghĩa với việc WTO cảm thấy “kém lạc quan hơn”.
WTO từng dự báo hoạt động thương mại sẽ tăng 0,8% trong năm ngoái và 3,3% trong năm nay. Tuy nhiên, đây là số liệu được ghi nhận và tính toán trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Trung Đông và những diễn biến mới đây liên quan tới địa chính trị.
Video đang HOT
Vì vậy, bà Ngozi Okonjo-Iweala cảnh báo các dự đoán tiếp theo sẽ đưa ra con số thấp hơn trong năm nay.
Trong thời gian qua, tuyến đường thương mại quan trọng đã bị gián đoạn do các vụ tấn công của lực lượng Houthi vào hoạt động vận chuyển trên Biển Đỏ, cùng với đó là đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ xảy ra ở Kênh đào Panama. Theo Tổng Giám đốc WTO, cá nhân bà hy vọng cuộc xung đột ở Trung Đông có thể sớm chấm dứt, đồng thời cảnh báo việc này có thể tạo ra “tác động lớn thực sự” đối với dòng chảy thương mại toàn cầu vốn đã yếu nếu xung đột mở rộng ra toàn khu vực. Bà Okonjo-Iweala cũng cho rằng xung đột ở Trung Đông có thể là nhân tố bổ sung vào các yếu tố kìm hãm tăng trưởng thương mại, ví dụ như lãi suất cao hơn, thị trường bất động sản Trung Quốc đóng băng và cuộc xung đột ở Ukraine. Bà Okonjo-Iweala cho biết thêm: “Chúng tôi hy vọng chuyện này sẽ sớm kết thúc và mọi cuộc xung đột dừng lại. Nỗi lo sợ lớn nhất của chúng tôi là xung đột ở Trung Đông lan rộng ra toàn khu vực, bởi vì điều đó sẽ có tác động thực sự lớn đến thương mại. Mọi người đều đang lo lắng và hy vọng vào điều tốt nhất”.
WTO kêu gọi đa dạng hóa chuỗi cung ứng để phục hồi thương mại
Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia "phi tập trung hóa" chuỗi cung ứng thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu.
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, bà Okonjo-Iweala đưa ra tuyên bố này tại một diễn đàn thương mại do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đồng tổ chức tại Seoul. Tại sự kiện này, bà đã bày tỏ lo ngại về xu hướng ngày càng gia tăng của các hoạt động thương mại mà trong đó một số quốc gia phối hợp thiết lập mạng lưới chuỗi cung ứng độc quyền và áp dụng các chính sách nhằm giảm thương mại với một số quốc gia khác.
Theo bà Okonjo-Iweala, "đó là sự tập trung quá mức vào một số mối quan hệ thương mại đối với các sản phẩm quan trọng. Cách làm cho chuỗi cung ứng trở nên mạnh mẽ hơn và bền vững hơn là phi tập trung hóa chúng".
Người đứng đầu WTO cho rằng những hành động "kết bạn" như vậy sẽ không chỉ làm suy yếu thương mại toàn cầu mà còn có thể gây ra những chi phí kinh tế lớn. Theo một nghiên cứu của WTO, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia sẽ suy giảm nếu kinh tế thế giới bị chia thành 2 khối thương mại. Bà Okonjo-Iweala cảnh báo GDP thực tế trung bình toàn cầu có thể giảm ít nhất 5%, tương đương với phần đóng góp của kinh tế Nhật Bản vào GDP thế giới.
Theo bà Okonjo-Iweala, hợp tác quốc tế cũng rất quan trọng trong giải quyết những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, và chuỗi cung ứng kém đa đạng hơn sẽ đồng nghĩa với việc khả năng phục hồi kém hơn trước các cú sốc mang tính cục bộ như thời tiết khắc nghiệt hoặc dịch bệnh bùng phát.
Bà kêu gọi cần phải "đưa các quốc gia bên lề của tiến trình toàn cầu hóa vào dòng chảy chính", hoặc cái mà bà gọi là "tái toàn cầu hóa" như chủ trương của WTO. Bà Okonjo-Iweala đề nghị các quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, tìm kiếm các đối tác phi truyền thống để đầu tư, trong đó đề cập đến việc Hàn Quốc đã tăng cường quan hệ kinh tế với các quốc gia châu Phi trong những năm gần đây.
Theo bà, chính sách tái toàn cầu hóa cũng có thể đem lại cho Hàn Quốc nhiều cơ hội kinh doanh và đầu tư khi dân số già hóa và lực lượng lao động bị thu hẹp đã bắt đầu tác động đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nước này.
Tổng giám đốc WTO đang có chuyến thăm 3 ngày tại Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 22/5, để thảo luận với quan chức chính phủ cũng như các doanh nghiệp nước này về thương mại toàn cầu và nhiều vấn đề khác. Đây là lần đầu tiên của một người đứng đầu WTO đến Hàn Quốc trong gần 1 thập niên qua, sau chuyến thăm của cựu Tổng giám đốc Roberto Azevedo vào tháng 5/2014.
Ấn Độ bác bỏ phán quyết của WTO về thuế sản phẩm công nghệ thông tin Ngày 25/4, Chính phủ Ấn Độ ra tuyên bố bác bỏ mọi tác động tức thì từ phán quyết của hội đồng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rằng quốc gia Nam Á này đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách áp thuế đối với một số sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT). Cơ sở sản...