Hội nghị cấp cao ASEAN ra tuyên bố về thảm họa động đất Nepal
Hội nghị cấp cao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chính thức diễn ra hôm nay (27.4) vừa ra tuyên bố chung về việc mở rộng hỗ trợ chính quyền và nhân dân các nước Nepal, Ấn Độ, Bangladesh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất hôm 25.4 vừa qua.
Nhiều người nỗ lực đào bới trong đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót.
Hội nghị cấp cao ASEAN kéo dài 3 ngày tại Kuala Lumpur, Malaysia kể từ hôm nay (27.4). Trong một tuyên bố chung, Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN nhấn mạnh: “Chúng tôi, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN vẫn còn đang cảm thấy bị sốc và đau buồn bởi trận động đất mạnh 7,8 độ richter xảy ra ở Nepal và một số nước láng giềng như Ấn Độ, Bangladesh ngày 25.4. Chúng tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc đến chính phủ và nhân dân Nepal, Ấn Độ, Bangladesh cũng như các gia đình bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Chúng tôi rất đau xót trước những mất mát và thiệt hại về người cũng như tài sản, các cơ sở hạ tầng hay các di tích lịch sử ở thủ đô Kathmandu và các khu vực lân cận”.
Theo đó, các nước ASEAN cam kết mở rộng hỗ trợ cho chính phủ và nhân dân các nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thảm họa động đất ngày 25.4: “Tại thời điểm này, ASEAN bày tỏ tình đoàn kết và sẵn sàng mở rộng sự hỗ trợ cũng như tích cực tham gia các nỗ lực quốc tế trong việc giúp đỡ chính phủ và nhân dân các nước Nepal, Ấn Độ và Bangladesh”.
Trận động đất mạnh 7,9 độ richter hôm 25.4 là trận động đất gây thiệt gại nặng nề nhất trong 80 năm qua ở Nepal
Tính đến thời điểm này, hơn 2.500 người đã thiệt mạng trong khi hàng nghìn người khác bị thương và mất nhà cửa trong trong trận động đất kinh hoàng mạnh 7,9 độ ricter hôm 25.4 ở Nepal mà dư chấn tác động và ảnh hưởng tới cả các nước láng giềng như Ấn Độ và Bangladesh.
Chỉ riêng thủ đô – Kathmandu, ít nhất 777 người được xác định thiệt mạng. Tại các khu vực trung tâm của Nepal ghi nhận 1.017 trường hợp tử vong. Ở các tỉnh Bhaktapur và Lalitpur của Ấn Độ, số người chết lần lượt là 224 và 151.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, số người thiệt mạng cuối cùng có thể lên đến hơn 10.000 người.
Lý giải cho điều này, nhà địa chấn học James Jackson thuộc Đại học Cambridge của Anh cho hay, những nguyên nhân khiến số người chết cao như vậy sau động đất tại khu vực này chủ yếu là do con người gây ra. Ngoài nguyên nhân do lở đất, phần lớn trong số 2.200 người chết ở Nepal là do bị sập nhà chứ không phải do động đất.
Thiết kế của các tòa nhà tại Nepal rất lỏng lẻo. Nhà cửa cũng như cơ sở hạ tầng của Nepal không đủ để chống chọi lại với những cơn động đất lớn tầm cỡ như trận động đất ngày 25.4.
Bằng chứng là, nhiều tòa nhà, chung cư đã đổ sập ngay sau động đất, chôn vùi nhiều người dưới lớp đất đá.
Một loạt di tích lịch sử của Nepal cũng bị hư hại hoặc phá hủy sau trận động đất, trong đó có Quảng trường Durbar tại thành cổ của thủ đô Kathmandu, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Tòa tháp cổ Dharahara (Bhimsen) được xây từ năm 1832.
Trên thực tế, thảm họa động đất ở Nepal đã được cảnh báo trước. Cách đây một tuần, khoảng 50 nhà khoa học xã hội và địa chấn từ nhiều quốc gia trên thế giới đã tới thủ đô Kathmandu của Nepal để tìm cách giúp đỡ nước này đối phó tốt hơn với một thảm họa động đất mà họ biết sắp xảy ra, có thể có sức hủy diệt tương tự như trận động đất đã san phẳng thành phố này vào năm 1934.
Căn cứ vào những dữ liệu thu thập được, các nhà địa chấn học biết rằng sẽ có một trận động đất khủng khiếp xảy ra ở gần thủ đô Kathmandu nhưng không biết chính xác thảm họa đó sẽ giáng xuống vào thời điểm nào. Không ai ngờ rằng trận động đất khủng khiếp này lại diễn ra sớm như vậy.
“Cơn ác mộng này chỉ chờ chực xảy ra. Những gì đã diễn ra đúng như dự đoán của chúng tôi”, nhà địa chấn học James Jackson nhấn mạnh.
Theo ông, thủ đô Kathmandu của Nepal đã từng được cảnh báo nhiều lần về các nguy cơ động đất. Đây là trận đống đất lớn thứ 5 ở khu vực này trong vòng 205 năm qua, trong đó có trận động đất khủng khiếp san phẳng thành phố vào năm 1934.
“Họ biết rằng khu vực này có vấn đề về địa chất. Tuy nhiên, vấn đề này quá phức tạp đến mức họ không biết phải bắt đầu từ đâu và như thế nào”, ông Hari Ghi, điều phối viên tổ chức Nguy cơ Địa chất Quốc tế cho biết.
Chính phủ Nepal ngày 26.4 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và lập một quỹ đặc biệt để xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị hư hỏng trên toàn quốc đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế.
Theo_Dân việt
"Bất cứ việc gì xảy ra trên Biển Đông đều thu hút sự chú ý của quốc tế"
Sáng 27/4, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26. Thúc đẩy thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông là một nội dung quan trọng của Hội nghị lần này.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Malaysia dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 26.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng nước chủ nhà Malaysia và đồng thời là Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN 2015, Najib Razak khẳng định năm 2015 sẽ là một dấu mốc lịch sử của ASEAN bởi viễn cảnh về việc hình thành Cộng đồng sẽ trở thành hiện thực. Đây sẽ là nền tảng để 10 nước Đông Nam Á tăng cường tình đoàn kết và hội nhập sâu rộng trong vòng 10 năm tới.
Thủ tướng Najib Razak đã nêu mục tiêu của ASEAN trong năm nay là lấy người dân làm trung tâm, để mỗi người dân đều cảm thấy mình là một phần của Cộng đồng ASEAN. Do vậy, mỗi quốc gia cần có một nền quản trị nhà nước tốt, nâng cao hơn nữa mức sống của người dân, phát triển bền vững, và một ASEAN lấy người dân làm trung tâm phải hành động vì lợi ích của người dân ASEAN.
Thủ tướng Najib Razak cũng đưa ra quan điểm về việc giải quyết những khác biệt, tranh chấp trong khu vực và nhấn mạnh đến việc sớm tiến tới kết quả của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
"Trong khi chúng ta tiếp tục cam kết gắn bó với nhau và cùng hợp tác với các nước bên ngoài ASEAN thì chúng ta cần giải quyết những khác biệt một cách hòa bình trong khu vực của chúng ta, trong đó có cả các tuyên bố chủ quyền trên những vùng biển chồng lấn mà không làm gia tăng căng thẳng. Những diễn biến gần đây đã làm gia tăng sự quan ngại về vấn đề Biển Đông và đã cho thấy sự tầm quan trọng của các tuyến vận tải quốc tế đối với giao thương quốc tế. Cũng là lẽ tự nhiên là khi bất cứ sự việc gì xảy ra ở đây đều thu hút sự chú ý. Do vậy, ASEAN phải chủ động giải quyết những diễn biến này, nhưng phải theo cách xây dựng và tích cực. Tôn trọng luât pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 phải là nền tảng của các quy tắc về hợp tác và hoạt động trên Biển Đông. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN, Malaysia hy vọng sẽ đạt được tiến bộ trong nỗ lực sớm tiến tới kết quả của Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông" - Thủ tướng Najib Razak phát biểu .
Lễ đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại sân bay.
Sau lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo ASEAN đã tham dự phiên họp toàn thể, tập trung bàn phương hướng và biện pháp tiếp tục thúc đẩy hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015; xây dựng tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; cải tiến tổ chức bộ máy và lề lối làm việc; thảo luận về quan hệ đối ngoại của Hiệp hội; vai trò trung tâm của ASEAN; các thách thức đối với ASEAN và hướng xử lý và trao đổi tình hình khu vực và quốc tế. Ngoài Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị, dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ thông qua 3 văn kiện gồm: Tuyên bố Kuala Lumpur về ASEAN lấy người dân làm trung tâm; Tuyên bố Langkawi về Phong trào ôn hòa toàn cầu và Tuyên bố Kuala Lumpur về thể chế hóa sự tự cường của ASEAN, của các cộng đồng và người dân đối với thảm họa và biến đổi khí hậu.
Các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN cũng sẽ tham dự cuộc họp Hội đồng liên nghị viện ASEAN và với Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN 26 là Hội nghị Cấp cao đầu tiên trong năm Chủ tịch ASEAN 2015 của Malaysia với chủ đề "Người dân của chúng ta, Cộng đồng của chúng ta, Tầm nhìn của chúng ta" và xác định 8 nội dung ưu tiên của năm Chủ tịch gồm: Chuẩn bị cho Cộng đồng ASEAN hình thành vào 31/12/2015; Hoàn tất soạn thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015; Tăng cường thể chế ASEAN; Đưa người dân ASEAN xích lại gần nhau hơn; Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Mở rộng thương mại và đầu tư nội khối; Thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực; Tăng cường vai trò toàn cầu của ASEAN.
P.Thảo
Theo Dantri
Lãnh đạo Nhật - Trung lần thứ hai gặp mặt Khác lần gặp gỡ cuối năm ngoái, lãnh đạo Nhật - Trung ngày 22/4 đã tươi cười bắt tay trước phóng viên báo giới tại Jakarta, khi có cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á - Phi. Sau đó, ông Abe còn nói cuộc hội đàm "rất hữu ích". Đây là lần thứ hai Thủ tướng Nhật Shinzo Abe...