Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao nhóm G7: Chủ nhà được mùa!
Với hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao tổ chức ở thành phố Hiroshima của Nhật Bản vừa kết thúc ngày 11.4, nhóm G7 hoàn tất những công việc chuẩn bị cần thiết cho hội nghị cấp cao của nhóm, dự kiến vào cuối tháng 5 tới đây cũng tại Nhật Bản.
Thành công ngoài mong đợi
Lần cuối cùng Nhật Bản đảm nhận cương vị nước chủ nhà thì vẫn còn khuôn khổ diễn đàn G8, có nghĩa là G7 và Nga. Từ khi Nga tiếp nhận Crimea, các nước thành viên G7 xưa trong G8 quyết định ngừng khuôn khổ diễn đàn G8 và khôi phục khuôn khổ diễn đàn G7 để cô lập Nga về chính trị, đồng thời áp dụng những biện pháp trừng phạt Nga về kinh tế, thương mại và đầu tư để gây áp lực và khó khăn cho Nga với mục đích buộc Nga buông rời Crimea và ngừng hậu thuẫn phe ly khai chống chính phủ ở Ucraine. Vấn đề Ucraine và cả nhiều vấn đề khác nữa hiện diện trên chương trình nghị sự của hội nghị này và rồi đây cả của hội nghị cấp cao của G7.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang trò chuyện với Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida sau buổi lễ mặc niệm tại đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử Hiroshima. ảnh: Getty Images
Chưa biết rồi đây hội nghị cấp cao của G7 sẽ diễn ra và kết thúc như thế nào nhưng hiện đã có thể nói hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao của G7 vừa rồi ở Hiroshima rất thành công đối với nước chủ nhà, trong chuyện đối nội cũng như đối ngoại, trong chuyện chính trị khu vực cũng như chính trị thế giới.
Video đang HOT
Trên thế giới này, nếu cần một nơi để phát đi thông điệp về cần phải giải trừ vũ khí hạt nhân và làm cho thế giới không còn vũ khí hạt nhân thì không đâu thích hợp hơn ngoài Hiroshima và Nagasaki. Tuyên bố Hiroshima về giải trừ vũ khí hạt nhân được hội nghị vừa rồi thông qua mang đậm dấu ấn của Nhật Bản…
Hiroshima không phải là một thành phố đơn thuần như bao đô thị khác ở Nhật Bản. Cùng với Nagasaki, Hiroshima đã hứng chịu bom nguyên tử của Mỹ ném xuống đầu tháng 8.1945 khi quân đội phát xít Nhật Bản đã bị Hồng quân Liên Xô đánh bại ở khu vực Viễn Đông và chiến tranh thế giới thứ 2 trên thực tế đã kết thúc. Hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã hủy hoại hai thành phố và đã sát hại hơn 220.000 dân Nhật Bản, hậu quả khủng khiếp đối với con người và thiên nhiên còn dai dẳng đến tận ngày nay. Hiroshima và Nagasaki vì thế trở thành chứng tích cho tội ác của Mỹ và biểu tượng cho sự cần thiết phải loại trừ vũ khí hạt nhân ra khỏi thế giới loài người. Trên thế giới này, nếu cần một nơi để phát đi thông điệp về cần phải giải trừ vũ khí hạt nhân và làm cho thế giới không còn vũ khí hạt nhân thì không đâu thích hợp hơn ngoài Hiroshima và Nagasaki. Tuyên bố Hiroshima về giải trừ vũ khí hạt nhân được hội nghị vừa rồi thông qua mang đậm dấu ấn của Nhật Bản bởi Hiroshima và bởi nước này chủ ý không sở hữu và sản xuất vũ khí hạt nhân cũng như không để nước khác triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
Không chấp nhận hành vi của Trung Quốc
Đối với riêng Nhật Bản, việc G7 thể hiện thái độ về Triều Tiên và Trung Quốc cũng là kết quả có ý nghĩa quan trọng về nhiều phương diện. Trong tuyên bố chung, G7 lên án Triều Tiên tiếp tục thử nghiệm hạt nhân và tên lửa cũng như yêu cầu Triều Tiên chấm dứt những hành động làm cả thế giới phải lo ngại. Tuyên bố này và cả bản tuyên bố riêng biệt của hội nghị về tình hình trên biển Hoa Đông và Biển Đông đều đáp ứng yêu cầu và mong đợi của Nhật Bản, thể hiện G7 không đồng tình và không chấp nhận những hành vi của Triều Tiên và Trung Quốc, thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và nhấn mạnh những nguyên tắc cần được áp dụng để giải quyết hoà bình những chuyện liên quan đến hai khu vực này.
Có ý nghĩa quan trọng không kém đối với Nhật Bản là cử chỉ ngoại giao mới nhất của Mỹ. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry là quan chức cao cấp nhất trong Chính phủ Mỹ tới thành phố Hiroshima kể từ năm 1945. Ông Kerry không nói ra lời xin lỗi của Mỹ về vụ tàn sát Hiroshima và Nagasaki, nhưng cũng đã đặt vòng hoa tưởng niệm. Chính phủ Mỹ thường cần rất nhiều thời gian để nhìn ra và công nhận sai lầm, còn cần nhiều thời gian hơn thế nữa để nói ra lời xin lỗi về sai lầm. Nhưng ít ra thì ông Kerry đã làm bước khởi đầu, mở đường cho khả năng trong dịp hội nghị cấp cao G7 tới ông Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới Hiroshima. Như thế chẳng phải chủ nhà vừa đã được mùa hay sao?./.
Theo Danviet
Nga và Iran tham gia đàm phán về cuộc xung đột Nagorno-Karabakh
Trong bối cảnh Azerbaijan và Armenia cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Nga và Iran hôm nay đã có cuộc gặp với người đồng cấp Azerbaijan tại Thủ đô Baku. Cùng ngày, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã tới Thủ đô Yerevan của Armenia.
Cũng trong ngày 7-4, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, phía Armenia đã vi phạm lệnh ngừng bắn 119 lần trong vòng 24 giờ qua và các lực lượng của Azerbaijan đã bắn đáp trả. Tuy nhiên, Bộ này không ghi nhận trường hợp thương vong nào.
Quân đội Nagorno-Karabakh cáo buộc Azerbaijan đã nã pháo và cho biết, một binh sĩ của lực lượng này đã thiệt mạng trong cuộc nã pháo vào đêm 6-4.
Ngày 6-4, Azerbaijan và Armenia đều cho biết, các binh sĩ của mỗi nước đang thực thi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ một ngày trước đó.
Giao tranh giữa các lực lượng của Azerbaijan và Armenia bùng phát từ cuối tuần qua, làm ít nhất 64 người thiệt mạng, trong đó có ba dân thường. Cuộc giao tranh hiện nay làm dấy lên quan ngại về khả năng leo thang chiến sự tại khu vực Nagorno-Karabakh.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Baku, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cho biết với hãng thông tấn quốc gia của nước này (IRNA), ông dự kiến sẽ thảo luận về việc tăng cường hợp tác với Azerbaijan và Nga, trong đó có vấn đề vận chuyển hàng hóa.
H.H
Reuters
Theo_Báo Nhân Dân
Trung Quốc tạo ảnh hưởng với Myanmar Trung Quốc và Nhật đang nhảy vào các đặc khu kinh tế ở Myanmar. "Bản thân tôi và Bộ trưởng Ngoại giao Suu Kyi đã đạt được đồng thuận rằng mọi vấn đề đều có thể tìm được giải pháp thích hợp thông qua tham vấn hữu nghị". Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc (TQ) Vương Nghị đã phát biểu như trên tại...