Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2
Tham dự hội nghị có Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN; Tổng thư ký ASEAN; đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN 3. Uy viên T.Ư Đảng Công san Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Tài chính Việt Nam tham dự Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 2 diễn ra trong năm 2016 là năm đầu tiên triển khai các công việc của Cộng đồng kinh tế ASEAN trong lĩnh vực tài chính. Hội nghị đã thảo luận về tình hình phát triển kinh tế khu vực và thế giới, tiến độ triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính ASEAN và thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính tầm nhìn 2025.
Cập nhật tình hình kinh tế khu vực, Hội nghị ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN đạt 4,4% trong năm 2015 mặc dù nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khăn; nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục là động lực cho tăng trưởng ở các nền kinh tế các nước thành viên ASEAN; bất ổn bên ngoài sẽ vẫn là những thách thức lớn cho khu vực. Các Bộ trưởng cũng ghi nhận rằng, những yếu tố bất ổn bên ngoài vẫn là thách thức cho các nền kinh tế ASEAN trong năm tới.
Các Bộ trưởng tái khẳng định cam kết thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các biện pháp chính sách thận trọng khác để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính, kinh tế vĩ mô, trong đó, tái cơ cấu kinh tế vẫn là ưu tiên của khu vực. Các Bộ trưởng nhất trí tăng cường hợp tác và triển khai các sáng kiến hội nhập để duy trì sự phát triển ổn định của khu vực ASEAN trước những cú sốc bên ngoài khu vực và biến động của thị trường tài chính. Các Bộ trưởng các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) trong việc giám sát kinh tế tài chính để ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng khu vực.
Về lộ trình hội nhập tài chính – tiền tệ ASEAN, Hội nghị rà soát các công việc đã triển khai của lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN về tự do hóa dịch vụ tài chính, tự do hóa tài khoản vốn và phát triển thị trường vốn. Về tăng cường hợp tác tài chính khu vực, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN tiếp tục ủng hộ các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực nhằm tăng cường kết nối và hỗ trợ phát triển thương mại nội khối ASEAN.
Video đang HOT
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN cũng đã thảo luận về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính ASEAN tầm nhìn 2025. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để định hướng hoạt động hội nhập và hợp tác tài chính ASEAN trong mười năm tới nhằm hướng tới sự ổn định, toàn diện và hội nhập tài chính.
Toàn cảnh Hội nghị.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã nhất trí tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư của các Bộ trưởng Tài chính ASEAN (AFMIS) lần thứ 11 trong năm 2016 để quảng bá ASEAN là một điểm đầu tư hấp dẫn và khẳng định AFMIS là sự kiện quan trọng để đối thoại với các bên liên quan và nhà đầu tư về tình hình phát triển và năng lực cạnh tranh, trong đó có triển vọng và cơ hội tiềm năng kinh doanh tại ASEAN.
Bên lề Hội nghị, các Bộ trưởng đã có buổi gặp gỡ với Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN, Hội đồng kinh doanh EU-ASEAN để tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, châu Âu và ASEAN thông qua các chủ đề gồm: kết nối ASEAN, thuận lợi hóa thương mại, đối thoại giữa khu vực công và tư, tài chính toàn diện và hội nhập tài chính ASEAN.
Kết thúc, Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố chung Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ hai (AFMGM 2)” gồm 29 điểm và đã thành công tốt đẹp. Hội nghị tiếp theo sẽ diễn ra tại Phi-líp-pin vào năm 2017.
Sáng 4-4, tại Thủ đô Viêng Chăn, cũng đã diễn ra chính thức Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 20 và Hội nghị Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 12.
Sau Hội nghị, trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam về kết quả đạt được của AFMGM 2, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN đã trao đổi nhiều nội dung về hợp tác tài chính khu vực. Một số kết quả đạt được của hội nghị như sau: Một là, các Bộ trưởng tiếp tục khẳng định tái cơ cấu nền kinh tế sẽ vẫn là ưu tiên của khu vực và nhất trí tăng cường hợp tác và triển khai các sáng kiến hội nhập để duy trì sự phát triển ổn định của khu vực ASEAN trước những biến động của kinh tế thế giới. Hai là, các nước ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) trong việc giám sát kinh tế tài chính để ngăn ngừa và xử lý khủng hoảng khu vực. Ba là, các nước đã kết thúc đàm phán Gói cam kết 7 về Tự do hóa dịch vụ tài chính tiến tới ký kết vào giữa năm 2016, trong đó tam nước ASEAN đã tự do hóa hoàn toàn phương thức cung cấp qua biên giới đối với dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không và quá cảnh, tiếp tục hỗ trợ cho thương mại nội khối. Các nước cũng nhất trí khởi động vòng đàm phán 8 trong năm 2016 để mở cửa hơn nữa thị trường dịch vụ tài chính. Bốn là, các nước đã hoàn tất việc ký kết Nghị định thư về Khung pháp lý để áp dụng triển khai Cơ chế Một cửa ASEAN nhằm tạo thuận lợi hơn nữa hoạt động thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN. Theo đó, các nước thành viên ASEAN cam kết tích cực triển khai Dự án thí điểm Cơ chế Một cửa ASEAN và Cơ chế Một cửa quốc gia. Năm là, các Bộ trưởng đã khởi động thảo luận về vấn đề xói mòn cơ sở thuế và chuyển giá nhằm củng cố tài khóa của các nước thành viên. Cuối cùng, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN đã trao đổi về Kế hoạch hành động chiến lược hội nhập tài chính ASEAN tầm nhìn 2025. Đây sẽ là tài liệu cơ sở để định hướng hoạt động hội nhập và hợp tác tài chính ASEAN trong 10 năm tới nhằm hướng tới sự ổn định, toàn diện và hội nhập tài chính”.
TOAN THĂNG
Theo_Báo Nhân Dân
G20 cam kết tăng cường phục hồi kinh tế toàn cầu
Sau hai ngày làm việc, Hội nghị ra thông cáo trong đó nhấn mạnh: "Kinh tế toàn cầu đang trên đà phục hồi nhưng vẫn không đồng đều và không đáp ứng được tham vọng của các quốc gia về sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng".
Các nhà hoạch định chính sách của G20 nhìn nhận tình trạng các dòng vốn đầu tư không ổn định, giá hàng hóa giảm mạnh, các căng thẳng địa chính trị leo thang, khả năng Anh rời khỏi Liên hiệp châu Âu (EU) và dòng người tị nạn ngày càng gia tăng như những nguy cơ chính đối với nền kinh tế toàn cầu.
Thông cáo nêu rõ, các chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ hoạt động kinh tế và bảo đảm ổn định giá các mặt hàng, tuy nhiên một mình công cụ tiền tệ không thể dẫn tới tăng trưởng câng bằng.
"Chúng tôi sẽ sử dụng chính sách tài chính một cách linh hoạt để thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm và sự tin tưởng", các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng của G20 cam kết.
Các quốc gia G20 một lần nữa xác nhận các cam kết trước đó về tỷ giá hối đoái, gồm có kiềm chế phá giá cạnh tranh và không hướng tới các tỷ giá hối đoái vì mục đích cạnh tranh.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu và bất ổn gia tăng trong các thị trường tài chính. Đầu tuần này, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi hành động khẩn cấp và táo bạo để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
Ngân hàng trung ương bị tin tặc đánh cắp 81 triệu USD Sáng nay, 15/3, Thống đốc Ngân hàng trung ương Bangladesh Atiur Rahman đã tuyên bố từ chức sau khi 81 triệu USD bị tin tặc đánh cắp khỏi tài khoản ngân hàng. Đây là vụ trộm lớn nhất trong lịch sử các vụ tấn công an ninh mạng ở quốc gia này. Trước đó, tin tặc đã đột nhập các hệ thống máy...