Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 20 về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới
Từ ngày 3-7/6, Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 20 (AMMSTI-20), Hội nghị lần thứ 85 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ASEAN (COSTI-85) và các hội nghị liên quan tại tỉnh Siem Reap, Tây Bắc nước này.
Hội nghị Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 20. Ảnh:khmertimeskh.com
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia cho biết, trong ngày đầu tiên của hội nghị đã diễn ra hai cuộc họp quan trọng, gồm Cuộc họp lần thứ 60 của Tiểu ban Phát triển cơ sở hạ tầng và Tài nguyên khoa học & công nghệ (SCIRD-60) và Phiên họp lần thứ 16 của Hội đồng Tư vấn ASEAN (BAC-16). Tham gia các cuộc họp này có các đại biểu từ 10 quốc gia thành viên ASEAN, Ban Thư ký ASEAN. Timor Leste tham gia với tư cách quan sát viên nhằm thảo luận các vấn đề quan trọng và tiến bộ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (STI) cho khu vực.
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia Hul Siengheng cho biết AMMSTI-20, ASEAN COSTI-85 và các hội nghị liên quan là những nền tảng quan trọng cho hợp tác khu vực về khoa học và công nghệ. Với tư cách là nước chủ nhà, Campuchia cam kết nâng cao năng lực khoa học của ASEAN, đồng thời thúc đẩy đổi mới vì sự phát triển bền vững và toàn diện.
Những hội nghị này nhằm tăng cường hợp tác khu vực và thúc đẩy việc thực hiện Kế hoạch Hành động ASEAN về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (APASTI) giai đoạn 2016-2025, cũng như phát triển APASTI giai đoạn 2026-2035. APASTI là lộ trình nhằm tăng cường hợp tác STI trong khu vực ASEAN. Kế hoạch vạch ra các lĩnh vực hành động chính như tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy chuyển giao và đổi mới công nghệ, cải thiện giáo dục khoa học và công nghệ, cũng như thúc đẩy quan hệ đối tác với khu vực tư nhân. Mục tiêu cuối cùng của APASTI là khai thác tiềm năng của STI để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực.
Video đang HOT
Các dự án hợp tác với các đối tác đối thoại bao gồm Australia, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng được thảo luận.
Ngoài ra, các báo cáo từ các cơ quan và mạng lưới trực thuộc như Nhóm chuyên gia về đo lường, Mạng lưới các nhà khoa học trẻ ASEAN và Mạng lưới ASEAN về nền kinh tế xanh, tuần hoàn-sinh học cũng được trình bày trong các hội nghị.
Bữa ăn được gắn sao Michelin trong không gian đầu tiên trên thế giới
SpaceVIP, một trong những công ty du lịch vũ trụ sang trọng đầu tiên, sẽ tổ chức trải nghiệm ăn uống ngay trên không gian với đầu bếp được gắn sao Michelin người Đan Mạch Rasmus Munk.
Theo NYPost, 6 nhà thám hiểm "sẽ làm nên lịch sử bằng cách thưởng thức bữa ăn từ đầu bếp hạng Michelin để đời trên 99% bầu khí quyển trái đất" trong chuyến hành trình kéo dài 6 giờ, bắt đầu với mức giá 495.000 USD/vé. Tất cả số tiền thu được từ sứ mệnh sẽ cung cấp cho Space Prize Foundation nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong khoa học và công nghệ.
Space Perspective cung cấp cách "an toàn và dễ tiếp cận nhất" để du hành vào vũ trụ với Spaceship Neptune. Ảnh SPACE PERSPECTIVE
Người sáng lập SpaceVIP Roman Chiporukha cho biết: "Đây là chuyến thám hiểm đầu tiên trong chuỗi chuyến thám hiểm hợp tác với các nghệ sĩ hàng đầu được thiết kế để khai thác sức mạnh của du hành vũ trụ nhằm nâng cao nhận thức của con người và thúc đẩy hiểu biết về không gian toàn cầu".
Đầu bếp sẽ phục vụ bữa ăn trên tàu vũ trụ trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới Spaceship Neptune của Space Perspective trong sứ mệnh dự kiến phóng vào cuối năm 2025 từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ).
SpaceVIP đã chiêu mộ đầu bếp Rasmus Munk. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Trong tuyên bố, người sáng lập kiêm đồng CEO Jane Poynter của Space Perspective cho biết công ty đang biến trải nghiệm về không gian trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết nhờ những chuyến bay độc đáo, tạo điều kiện cho những khoảnh khắc thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người, mang đến cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới.
Khi lên độ cao khoảng 30km so với mực nước biển, các nhà thám hiểm sẽ có quyền truy cập wifi trên máy bay và có thể phát trực tiếp trải nghiệm của họ cũng như kết nối với bạn bè và gia đình trên trái đất trong suốt chuyến bay. Du khách cũng sẽ được ngắm mặt trời mọc trên độ cong của trái đất một cách đầy phong cách.
Các nhà thám hiểm cũng sẽ ngắm mặt trời mọc trên độ cong của trái đất. Ảnh SPACE PERSPECTIVE
Theo Chiporukha, đầu bếp Rasmus sẽ phục vụ những món ăn giàu trí tưởng tượng "lấy cảm hứng từ vai trò của việc khám phá không gian của lịch sử loài người và tác động của nó đối với xã hội chúng ta trong 60 năm qua, cả về mặt khoa học và triết học". Mặc dù vậy, Chiporukha cho biết các món ăn vẫn chưa được chốt và sẽ tiết lộ sau giai đoạn lập kế hoạch thám hiểm tiếp theo.
Nhà hàng Alchemist có trụ sở tại Copenhagen (Đan Mạch) của đầu bếp Ramsus đã nhận được 2 sao Michelin kể từ năm 2020 và được xếp hạng thứ năm trong số các quán ăn hàng đầu thế giới trong 50 nhà hàng tốt nhất thế giới.
Nhà vua tương lai của Đan Mạch: Một vị quân vương hiện đại, một nhà hoạt động môi trường Giống như Vua Charles III của Anh, Thái tử Frederik - người sẽ lên ngôi tại Đan Mạch vào cuối tuần này - là một phần của thế hệ hoàng gia mới, hiện đại hơn và rất quan tâm đến các vấn đề môi trường. Nhà hoạt động môi trường nhiệt huyết Giống như hầu hết người Anh, nhiều người Đan Mạch trong...