Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương
Ngày 24/10, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị báo cáo viên các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, tháng 11/2019, bằng hình thức trực tuyến.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tại Hội nghị, các báo cáo viên đã nghe báo cáo nhanh Kết quả Hội nghị lần thứ 11 ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thông tin về “ Xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới”.
Quán triệt trọng tâm công tác thông tin tuyên truyền trong tháng 11, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Mạnh Hùng đề nghị Ban Tuyên giáo các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tập trung tuyên truyền kết quả Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tuyên truyền Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Trong tuyên truyền Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2019; một số kết quả nổi bật phát triển kinh tế – xã hội tháng 10/2019 và 10 tháng năm 2019, nêu bật 5 chỉ tiêu Chính phủ điều hành thực hiện vượt kế hoạch Quốc hội giao năm 2019, đó là: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI); Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều; Số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế.
Video đang HOT
Các báo cáo viên tuyên truyền những kết quả quan trọng sau 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh tuyên truyền phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021-2025; nhấn mạnh yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đó là: Đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào nội dung thực hiện kết quả nhiệm vụ chính trị, bình xét thi đua hằng năm của các địa phương; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong phong trào thi đua, tạo điều kiện để người dân trực tiếp tham gia phong trào gắn với thực hiện phát triển kinh tế-xã hội của từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực.
Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tuyên truyền các hoạt động hướng tới Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Bên cạnh đó, đồng chí Lê Mạnh Hùng lưu ý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cần chủ động đấu tranh phản bác những thông tin xuyên tạc, nói xấu cán bộ trước đại hội Đảng các cấp…
Theo Quỳnh Hoa (TTXVN)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản
Sáng 14/8, Đoàn khảo sát của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư pháp về việc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 27/01/2003 về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong tình hình mới" (Chỉ thị số 20).
Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.
Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Nhà xuất bản Tư pháp (Bộ Tư pháp) Hồ Quang Huy cho biết, công tác xuất bản sách lý luận chính trị sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20 đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, nội dung và hình thức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước với hoạt động xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị ngày càng được tăng cường, đổi mới. Vai trò cơ quan chủ quản dành cho nhà xuất bản tiếp tục được quan tâm, tạo điều kiện để công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nhận thức của các cơ quan Đảng, nhà nước, nhà xuất bản và bạn đọc về tầm quan trọng của công tác xuất bản sách lý luận, chính trị đối với đời sống xã hội có bước chuyển biến rõ rệt.
Kết quả quan trọng nhất sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20 đối với Bộ Tư pháp là hoạt động xuất bản đã thực sự đi vào nề nếp, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, cũng như đáp ứng được nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân. Qua tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20, Bộ Tư pháp đã đề xuất một số kiến nghị cụ thể đối với cơ quan Trung ương, với Nhà xuất bản Tư pháp.
Trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Chỉ thị mới của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị" (bao gồm đẩy mạnh xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị điện tử; cơ sở dữ liệu điện tử đối với sách lý luận, chính trị) phù hợp với tình hình hiện nay của đất nước, gắn với tiến trình hội nhập kinh tế, quốc tế. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản năm 2012 liên quan đến các điều khoản quy định riêng đối với xuất bản, phát hành sách lý luận chính trị; xây dựng Nghị định của Chính phủ hướng dẫn hoạt động xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị; nghiên cứu quy hoạch lại và chỉ cấp phép cho các nhà xuất bản có năng lực...
Trao đổi tại buổi làm việc, các thành viên đoàn khảo sát đánh giá cao dự thảo Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20 của Bộ Tư pháp, đồng thời nêu lên một số vấn đề để Bộ Tư pháp tiếp tục làm rõ, hoàn thiện các nội dung của Báo cáo như: đánh giá về Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn; các định hướng cho việc xây dựng tủ sách điện tử; đánh giá hiệu quả của việc xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị trong hoạt động của Bộ nói chung, của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng; việc quản lý, sử dụng sách lý luận, chính trị trong Thư viện của Bộ và Thư viện của các đơn vị thuộc Bộ, đặc biệt là tại các cơ sở đào tạo...
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của Chỉ thị số 20 trong công tác xuất bản nói chung và xuất bản sách chính trị, lý luận nói riêng. Thực tế cho thấy, Chỉ thị số 20 đã giúp Bộ Tư pháp có thêm những nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xuất bản và phát hành sách lý luận, chính trị. Từ đó, thực hiện Chỉ thị số 20 một cách tích cực hơn, đặc biệt là phát triển thêm một số quan điểm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xuất bản, phát hành sách lý luận, chính trị.
Ngoài ra, trên cơ sở đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 20, Thứ trưởng cũng đưa ra các đề xuất cụ thể như, tiếp tục phát triển, thực hiện những quan điểm, chủ trương trong Chỉ thị số 20; phải có quy định, tiêu chí cụ thể đối với các nhà xuất bản in ấn, xuất bản, phát hành các sách luật, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật và đạo luật, để đảm bảo chất lượng phát hành. Đồng thời chủ trương tăng cường các sách đặt hàng, xác định rõ chủ đề, kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung và hỗ trợ các công tác khác. Liên quan đến tủ sách pháp luật ở xã, phường địa phương, thị trấn, Thứ trưởng kiến nghị mỗi xã chỉ nên có một tủ sách, các đầu sách đưa về xã quản lý, cập nhật các đầu sách pháp luật làm phong phú hơn cho tủ sách...
Phương Mai
Theo PLVN
Hội thảo khoa học "Công đoàn Việt Nam - 90 năm xây dựng và phát triển" Sáng 24-7, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Công đoàn Việt Nam (CĐVN) - 90 năm xây dựng và phát triển". Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên...