Hội nghị bàn chuyện “đại sự” của HTX mà có tới 6 tỉnh vắng mặt?
“Đường lối đúng, nông dân giỏi, doanh nghiệp giỏi, tại sao nông dân vẫn chưa vươn lên giàu? Tại sao vẫn phải “giải cứu” sản phẩm”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đặt câu hỏi.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị.
Từ thiếu ăn… đến “giải cứu”
Chiều 17/6, Bộ NN&PTNT đã tổ chức Hội nghị sơ kết thi hành Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012 trong nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và đại diện các bộ, ngành, chính quyền địa phương.
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, thực hiện đường lối đổi mới, chỉ trong một thời gian ngắn, nước ta đã chuyển từ chỗ thiếu ăn, đến thừa ăn, và hiện nay là phải “giải cứu” sản phẩm.
“Đường lối đúng, nông dân giỏi, doanh nghiệp giỏi, tại sao nông dân vẫn chưa vươn lên khá giàu? Tại sao vẫn phải “giải cứu” nông sản”, ông Cường đặt câu hỏi.
Theo ông Cường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa nặng tính thị trường nên hiệu quả chưa cao. Vì thế cần phải cấp bách tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết HTX, liên kết với doanh nghiệp để có sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh, phục vụ cho xuất khẩu.
“Tổ chức lại sản xuất là yêu cầu hết sức cấp bách lúc này. Nếu không liên kết sản xuất, khó mà phát triển được”, ông Cường nói.
Video đang HOT
Khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ
Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của HTX trong giai đoạn này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu các bộ, ngành và địa phương cần đẩy mạnh hơn tuyên truyền nội dung, quan điểm các quy định trong Luật HTX năm 2012 tới cán bộ, chính quyền và người dân.
“Nhiều cán bộ không hiểu rõ về HTX kiểu mới. Bản chất của mô hình là liên kết sản xuất nhưng dựa trên nền tảng là kinh tế hộ gia đình, làm gia tăng giá trị kinh tế hộ gia đình, chứ không triệt tiêu vai trò của kinh tế hộ”.
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Phó Thủ tướng cũng bày tỏ chưa hài lòng khi tại hội nghị có tính chất “đại sự” như này mà có tới 6 tỉnh không có lãnh đạo tỉnh tham dự. Đồng thời yêu cầu các địa phương tiếp tục phát triển nghị quyết Đại hội Đảng của địa phương, căn cứ nghị quyết của Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ để triển khai.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT đẩy nhanh tiến độ xây dựng các chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xây dựng Nghị định của Chính phủ về hỗ trợ các ngành nghề ở nông thôn, Nghị định giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch.
Bộ KH&ĐT phối hợp với VPCP trình Chính phủ sửa Nghị định 193/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012; tạo điều kiện thuận lợi cho HTX, hộ nông dân vay vốn trong gói 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao.
Trước đó Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, đến hết năm 2016 toàn vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ có trên 5,5 nghìn HTX nông nghiệp. Nhìn chung các HTX đều thiếu vốn.
Từ đó, Bộ NN&PTNT đề nghị tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, ngân hàng, chính sách tín dụng cho các HTX. Thực hiện cho vay đối với dự án liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản theo chuỗi giữa HTX với doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện bảo lãnh tín dụng.
Theo Văn Kiên (Tiền Phong)
Hợp tác xã ở Đức có gì đặc biệt?
Với hệ thống hợp tác xã (HTX) phát triển theo chuyên môn hóa, các HTX ở Đức đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước. Bằng các giải pháp đúng đắn các HTX tại Đức đã tối đa hóa lợi ích các thành viên...
Doanh thu từ HTX đạt tới 50 tỷ USD
Ông Christian Staacke- Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ phát triển HTX của DGRV tại Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển HTX tại Đức. Ảnh: Phú Lãm
Không thay thế kinh tế hộ
Các HTX nông nghiệp ở Đức không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hay kinh tế tư nhân. HTX chủ yếu cung cấp các dịch vụ, hỗ trợ cho các thành viên. Lợi ích kinh tế thiết thực trực tiếp, lâu dài. Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ đầu vào, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm; theo dõi và cung cấp, tư vấn cho thành viên các thông tin thị trường, giúp cho các sản phẩm của thành viên luôn đổi mới, xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu các HTX đã tối đa hóa lợi ích các thành viên.
Chia sẻ tại hội thảo "Vai trò của HTX và kinh nghiệm từ các HTX ở Đức" mới diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia Đức cho biết, nước Đức có hệ thống HTX đa dạng hoạt động theo chuyên môn hóa gồm: HTX nông nghiệp Raiffeisen; HTX giao thông vận tải; Ngân hàng HTX; Hệ thống liên kết tài chính các ngân hàng HTX; HTX Thương mại dịch vụ tiểu thủ công nghiệp; HTX tiêu dùng và dịch vụ...
Ngành nông nghiệp Đức hiện có 17 triệu ha đất canh tác. Toàn quốc có 260.000 doanh nghiệp (DN) có diện tích canh tác lớn hơn 5ha. Bình quân 59ha/trang trại; khoảng 50% nông dân (135,400 người) làm việc toàn thời gian.
Tổng doanh thu các HTX nông nghiệp của Đức năm 2010 đạt 38 tỷ euro (khoảng 50 tỷ USD). Sở dĩ, ngành nông nghiệp Đức có những bước phát triển nhảy vọt bởi trong cơ cấu ngành có sự đóng góp quan trọng của Liên đoàn HTX Raiffeisen CHLB Đức (DGRV). Hiện nay, DGRV tại Đức gồm 5 liên đoàn cấp khu vực; 17 HTX đầu mối về Cung ứng và Phân phối; 2.299 HTX Raiffeisen (gồm 981 HTX hàng hóa và dịch vụ; 553 HTX Raiffeisen khác và 765 HTX nông nghiệp).
Là thành phần quan trọng của nền kinh tế, các HTX tại Đức (khoảng 18 triệu thành viên) đang quản lý 400 xưởng máy nông nghiệp; 715 đại lý cung ứng vật liệu xây dựng; 1,600 chợ Raiffeisen; 250.000ha đất canh tác cây trồng cho DN sản xuất năng lượng; 5 triệu tấn phân bón tại Đức; 1.600 siêu thị kinh doanh vật liệu, nông cụ; 670 siêu thị xây dựng, điện máy; 850 cửa hàng xăng dầu...
Nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao
Ông Christian Staacke- Phó Giám đốc Dự án hỗ trợ phát triển HTX của DGRV tại Việt Nam cho biết, các HTX tại Đức hiện thực hiện các nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường; điều tiết các thị trường địa phương và khu vực; tư vấn định hướng theo sản phẩm; cho vay vốn; cung ứng và tư vấn cho thị trường giao thương; mua bán vật tư nông nghiệp; thu mua và lưu trữ nông sản...
Đồng thời, vị chuyên gia này đúc kết 3 nguyên tắc "vàng" phát triển HTX: Nguyên tắc "Tự chịu trách nhiệm" (các thành viên tự nguyện đóng góp tài chính, các nguồn lực khác hỗ trợ lẫn nhau); "Tự quản lý" (tự tổ chức dựa trên điều lệ, quy chế, thông qua đại hội thành viên để thống nhất điều lệ, bình chọn ban lãnh đạo. Mọi thành viên đều có thể trở thành lãnh đạo HTX); "Tự chịu trách nhiệm" (thành viên phải đóng góp tài chính theo nhu cầu phát triển của HTX. Tất cả các thành viên chịu trách nhiệm cho sự thành công, thất bại của HTX).
Ông Ulrich Werner (cố vấn cao cấp GRGV) chia sẻ, có sự phát triển như vậy đối với khu vực HTX ở Đức là nhờ chủ trương, chính sách xây dựng nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao và bền vững. Ngoài ra, nông nghiệp được giao nhiệm vụ mới: Cấp các sản phẩm nguyên vật liệu cho công nghiệp; thực hiện bảo tồn chăm sóc môi trường; hơn 30% diện tích đất canh tác nông nghiệp được khai thác, sử dụng theo phương pháp ít tổn hại nhất đến môi trường. Hiện nay, các chính sách nông nghiệp của Đức do Ủy ban châu Âu quyết định. Nhưng, nhà nước Đức vẫn có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho các HTX" - ông Werner nói. n
Theo Danviet
Bình Định điều động nhiều nhân sự để đảm bảo một Sở chỉ có 3 phó Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Định đã ra quyết định điều động và cho thôi chức đối với các Sở "thừa" Phó Giám đốc mà báo chí phản ánh thời gian qua. Theo Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, trong số 6 Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định, trong ngày 31/5, ông...