Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, vụ Chu Vĩnh Khang vẫn chưa thể định đoạt
Chu Vĩnh Khang vẫn là tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh này cho thấy việc đánh đổ 1 cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị không phải chuyện dễ dàng.
Thông tin về vụ điều tra Chu Vĩnh Khang vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ dư luận trong và ngoài Trung Quốc với nhiều tình tiết bí ẩn.
Tạp chí Minh Kính số 55 xuất bản tại Hồng Kông cho biết, các tập đoàn quyền lực cấp cao Trung Quốc đã chuẩn bị sẵn từ trước để gây áp lực liên tục lên Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường trong vụ việc xử lý Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng trong hội nghị Bắc Đới Hà năm nay vừa kết thúc.
Trần Tiểu Bình, giám đốc xuất bản tạp chí Minh Kính cho biết, nguồn tin thân cận của tạp chí này cho biết các “nguyên lão chính trị” hàng đầu Trung Quốc đã yêu cầu Tập Cận Bình truy cứu các thành viên gia đình, thư ký và thuộc hạ của Chu Vĩnh Khang, nhưng chỉ xử lý Khang trong nội bộ đảng, không đưa ra tòa xét xử công khai.
Cũng theo Trần Tiểu Bình, nội dung nghị sự của hội nghị Bắc Đới Hà 2014 khá nhiều, tóm lại gồm 2 vấn đề chính là chống tham nhũng và định hướng chính sách. Chống tham nhũng tập trung vào 3 nhân vật: Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch và Quách Bá Hùng; Chính sách và sự vụ kinh tế theo quan điểm quản lý nhà nước bằng luật pháp dự kiến đưa ra thảo luận tại hội nghị trung ương 4 vào tháng 10 tới.
Thực tế, việc quyết định điều tra Chu Vĩnh Khang đã được thống nhất từ hội nghị Bắc Đới Hà năm 2013, nhưng năm nay Chu Vĩnh Khang vẫn là tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh này cho thấy việc đánh đổ 1 cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị không phải chuyện dễ dàng. Vấn đề đặt ra hiện nay là xử lý Chu Vĩnh Khang tiếp theo thế nào, có đưa ra tòa truy tố hay không, xác định khung hình phạt ra sao?
Video đang HOT
Nguồn tin của tạp chí Minh Kính cho biết, bất chấp áp lực từ phe nguyên lão, Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường kiên quyết bảo lưu quan điểm trừng phạt Chu Vĩnh Khang nên trong hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, tranh cãi giữa các nguyên lão và ủy viên Bộ chính trị đương nhiệm thuộc phe này với phe Tập Cận Bình là không thể tránh khỏi, thậm chí rất kịch liệt.
Ngay từ đầu, phe Giang Trạch Dân đã thấy rõ sự bất lợi và đứng ngồi không yên trong vụ điều tra Chu Vĩnh Khang. Mặt khác Tập Cận Bình không chỉ điều tra Chu Vĩnh Khang về việc tham nhũng mà quan trọng hơn là còn có âm mưu chính trị. Phe Giang Trạch Dân đã gây áp lực lên các thành viên Bộ chính trị khóa 18 để chỉ trích Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn, yêu cầu gác lại việc xử lý Chu Vĩnh Khang trong cuộc họp đầu năm nay. Chính vì trở lực này nên việc điều tra Chu Vĩnh Khang phải 8 tháng sau mới được công bố.
Thông báo “lập án điều tra Chu Vĩnh Khang về những hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” không đơn giản là trò chơi từ ngữ mà có nội hàm chính trị bên trong. Theo Dương Tiểu Quân, giáo sư luật học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc, thông báo này nổi lên 2 điểm: Thứ nhất Chu Vĩnh Khang chưa chắc đã bị khai trừ đảng trên thực tế; Thứ hai, 2 chữ “điều tra” cho thấy vụ Chu Vĩnh Khang vẫn đang trong giai đoạn xử lý nội bộ, chưa giao cho cơ quan tư pháp.
Điều này làm cho diễn biến tiếp theo của vụ Chu Vĩnh Khang sẽ có nhiều biến số với các phương án khác nhau. Có thể thấy rõ điều này qua cách thức Bắc Kinh xử lý các tay chân thân tín của Chu Vĩnh Khang: Lý Hoa Lâm bị điều tra “vi phạm kỷ luật đảng”, trong khi Ký Văn Lâm, Dư Cương, Đàm Hồng, Lý Sùng Hỷ đều bị điều tra “vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật”.
Sái Chí Cường, giáo sư trường Đảng trung ương cho rằng: “vi phạm kỷ luật” chủ yếu là vi phạm kỷ luật đảng, trong khi “vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật” là ngoài kỷ luật đảng, còn pháp luật nhà nước. Như vậy Chu Vĩnh Khang bị điều tra “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” có khả năng ông chưa bị chuyển giao cho cơ quan tư pháp.
Về trường hợp của Lệnh Kế Hoạch, Trần Tiểu Bình cho biết ngay từ cuối năm 2013 Minh Kính đã có hơn 10 loạt bài về các hoạt động của bản thân và gia đình Lệnh Kế Hoạch cũng như quy mô tập đoàn lợi ích và mưu đồ chính trị của quan chức này.
Nguồn thạo tin Trung Nam Hải nói với Minh Kính, bất luận xét về tham nhũng hay dã tâm chính trị, kết bè kéo cánh trong đảng thì Lệnh Kế Hoạch không kém gì Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu đạt được đồng thuận xử lý Lệnh Kế Hoạch dễ dàng hơn là Chu Vĩnh Khang. Hồ Cẩm Đào thậm chí đã phủ nhận Lệnh Kế Hoạch là “người của mình”.
Theo Giáo Dục
Phát pháo lệnh trong cuộc chiến của ông Tập Cận Bình
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập bắt đầu từ khi nào? Nhiều cột mốc được giới quan sát đánh dấu, nhưng chắc chắn quan trọng nhất là Hội Nghị TW 3 (tháng 11/2013).
Theo truyền thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau khi ra mắt ban chấp hành mới (hội nghị Trung ương 1) và bầu bán nhân sự (hội nghị trung ương 2), thì kỳ họp lần thứ 3 của Trung ương Đảng sẽ bàn về các vấn đề cải cách cốt lõi của những năm tiếp theo.
Từ khi Đặng Tiểu Bình chủ trương "thể chế hóa" lại thời gian cầm quyền của lãnh đạo, thì chu kỳ hai nhiệm kỳ (10 năm) được xem như luật bất thành văn. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc sau Đặng đều tuân thủ nguyên tắc này. Dựa trên nguyên tắc đó, khởi đầu cho 10 năm lãnh đạo của mình, thế hệ thứ 5 do Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường trong vai trò hạt nhân đang muốn phác thảo con đường cải cách tương lai. Hội nghị TW 3 có thể là phát pháo lệnh quan trọng tiên yếu như 1978 hay 1993.
Yếu tố thứ ba là sự chuyển động được đánh giá là không có tiền lệ trong quá trình chuẩn bị Hội nghị TW 3. Trước đại hội, bản kế hoạch mang tên 383 bao gồm ba trọng tâm. Một là tái cấu trúc lại sự phân bổ các yếu tố sản xuất như đất đai, nguồn vốn và lao động, vận dụng nguyên tắc của thị trường trong việc sản xuất, kinh doanh. Hai là phân định lại rõ ràng chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, qua đó đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính. Ba là khai thông các thị trường từ trước đến giờ vốn nằm trong tay độc quyền của Nhà nước như dầu khí, điện lực hay đường sắt.
Các trọng tâm này, cộng với những yếu tố mang tính lịch sử trên, khiến cho Hội nghị TW 3 được kỳ vọng sẽ thiết kế lại con đường phát triển của đất nước đông dân nhất hành tinh trong thế kỷ 21. Quá trình thiết kế này mong muốn sẽ tạo dựng thế cân bằng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, vừa hiện thực hóa các chính sách an sinh xã hội mới, nhằm giải quyết những "hệ quả" bất bình đẳng như hiện nay.
Ông Tập Cận Bình và các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị TQ. Ảnh: Reuters
Quan trọng hơn, thành quả kinh tế và sự hài lòng về cuộc sống của người dân là chìa khóa đảm bảo cho việc xây dựng và bảo vệ "tính chính danh" của Đảng cầm quyền. Nó quyết định tương lai màu hồng hay màu xám của chính thể chính trị Trung Quốc. Yếu tố chính gây cản trở quá trình cải cách nằm ở sự phản đổi mạnh mẽ của rất nhiều các nhóm lợi ích khác nhau.
Các nhóm lợi ích ở đây gồm các tập đoàn kinh tế nhà nước, chính quyền địa phương, chế độ quản lý chính sách kinh tế quan liêu, các thành viên gia đình của giới tinh hoa chính trị và các giới doanh nhân có liên kết rộng rãi với Chính phủ. Khác với hai sự kiện cải cách vào năm 1978 và 1993, thế hệ lãnh đạo thứ 5 đối mặt với các thách thức lớn hơn rất nhiều, đó là việc phải đối mặt với những nhóm trong Đảng vốn đã được hưởng lợi ích quá lớn từ hệ thống kinh tế hiện tại.
GS Bùi Mẫn Hân, một chuyên gia về TQ, từ Trường Claremont McKenna (Mỹ) cho rằng chỉ có sử dụng các sức ép từ ngoài Đảng thì ông Tập mới có thể tiến hành cải cách thành công. Nói một cách khác, các nhóm lợi ích cá mập cần được đối trọng bằng các nhóm trí thức công, dân sự, cả những tầng lớp doanh nhân trung lưu đang chịu thiệt thòi từ cơ chế hiện nay. Nhưng tận dụng được những nhóm này không đơn giản. Nhiệt thành, quyết tâm phải cần cơ sở, hay ít nhất một sự liên tục.
Sự cộng hưởng từ nhiều thành phần để tham gia, đồng cảm và cuối cùng là ủng hộ cải cách cần một quá trình nuôi dưỡng. Quá trình này đã từng đứt đoạn nhiều lần trong quá khứ, mà gần đây nhất là sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Lùi về sâu hơn nữa, bức tranh Đại nhảy vọt hay Cách mạng Văn hóa ghi sâu vào tiềm thức của mỗi người dân TQ về một lịch sử hỗn loạn, đau thương và mất mát. Trung Quốc là một nước lớn về diện tích, lẫn con người. Những "thử nghiệm" mới, quyết liệt, vì thế, chưa chắc có thể thực hiện đại trà một cách nhanh chóng.
Quá trình thiết kế quốc gia của đất nước này từ 1949 đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Lúc lên, lúc xuống, lúc đứng lại dáo dác giữa ngã ba đường, lần mò từng bước như cách nói "dò đá qua sông". Mỗi giai đoạn như vậy, trong nội bộ đều có các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, xuyên suốt, tương quan giữa cải cách và thủ cựu, hướng ra thế giới hay dè dặt với bên ngoài vẫn mang một hằng số biện chứng: vượt rào nhưng không xé rào, thắng lợi nhưng không thể đồng hóa, và khẳng định cái này không nhất thiết là phủ địch sạch trơn cái kia. Sau Hội nghị TW 3, TQ sẽ có nhiều cải cách, điều này có thể. Nhưng hằng số biện chứng trên sẽ tiếp tục "như bóng với hình" cùng cải cách của nước này trong những năm sắp tới.
Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Tập đang đi vào giai đoạn then chốt. Nó mang tính thời đại nhưng cũng gánh nặng từ quá khứ. Có thể, ông Tập qua những chiến dịch và chính sách của mình mong muốn sẽ đi vào tượng đài của các tiền bối, như Đặng Tiểu Bình.
Theo Vietnamnet
Chu Vĩnh Khang có thể bị tử hình Chu Vĩnh Khang đã bị bắt giữ với một loạt tội danh lớn liên quan đến tham nhũng được truyền thông Trung Quốc công khai. Vấn đề được quan tâm nhất là tội danh nào sẽ dành được cho Chu Vĩnh Khang? Việc Lưu Hán, một đàn em ngoài xã hội đen của Chu Vĩnh Khang bị tuyên án tử hình là tín...