Hội nghị Bắc Đới Hà: Cuộc gặp bí mật quyết định vận mệnh Trung Quốc
Từ sau “hội nghị không chính thức” ở Bắc Đới Hà 10 năm trước, đã có những dấu hiệu cho thấy Tập Cận Bình được chọn để kế nhiệm Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào năm 2012.
Chủ tịch Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Lý Khắc Cường, thế hệ lãnh đạo thứ 5 của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Các nhà quan sát cho rằng, cuộc họp kín tại khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc có thể là nơi đường lối lãnh đạo tương lai của nước này được hình thành, giữa bối cảnh căng thẳng diễn ra ở Bắc Kinh.
Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ chủ trì cuộc họp giữa các vị lãnh đạo cấp cao nhất, cả đương nhiệm và về hưu, của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mặc dù nhiều khả năng không có quyết định quan trọng nào nào liên quan đến bộ máy lãnh đạo được đưa ra ngay tại hội nghị không chính thức năm nay, song các quan chức cấp cao được dự đoán sẽ đề cập tới chủ đề này.
Địa điểm chính thức của hội nghị không bao giờ được tiết lộ, tuy nhiên nguồn tin thân cận với hãng CNBC (Mỹ) cho biết các cuộc họp thường diễn ra trong 4-5 biệt thự tại Bắc Đới Hà.
Video đang HOT
Các nhà quan sát tại Bắc Kinh sẽ bám sát bình luận theo sau hội nghị năm nay nhằm tìm hiểu các chủ đề được bàn thảo.
CNBC cho hay, ông Tập Cận Bình đang ở năm cuối cùng của nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên, sẽ kết thúc vào tháng 10/2017. Do đó, các chuyên gia cho rằng nội dung họp sẽ có các chủ đề chính trị và chuyển giao quyền lực tại Đại hội khóa XIX của đảng CSTQ dự kiến tổ chức vào mùa thu năm sau.
Ông Duncan Wrigley, trưởng phòng nghiên cứu Trung Quốc tại quỹ đầu tư NSBO cho biết: “Chúng tôi sẽ tìm các tín hiệu cho thấy người kế nhiệm ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường đã được chọn, do tại thời điểm này 10 năm trước, việc ông Tập và ông Lý sẽ lên nắm quyền sau 5 năm đã rất rõ ràng.”
Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy thế hệ lãnh đạo thứ 6, kế thừa Tập-Lý, tại Trung Nam Hải sẽ là ai. Mặc dù vậy, ông Wrigley cho rằng chủ đề quan trọng nhất ở Bắc Đới Hà sẽ liên quan đến bất kỳ thay đổi nào trong nhóm lãnh đạo của ông Tập.
“Trong nhóm 7 Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc sẽ có khoảng 4 đến 5 người về hưu, và rất nhiều vị trí tầm trung đến cao trong đảng, chính phủ, quân đội và doanh nghiệp nhà nước sẽ thay đổi,” ông Wrigley nói.
Theo CNBC, những chuyển dịch này sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách kinh tế cũng như quân sự của Trung Quốc, khi nước này tiếp tục giữ lập trường cứng rắn trong tranh chấp tại Biển Đông.
Bắc Kinh đã công bố hoạt động tập trận hải quân chung với với Nga vào tháng 9 tại Biển Đông, sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết vụ kiện biển Đông giữa Philippines-Trung Quốc hôm 12/7.
Về lâu dài, việc cải thiện chính sách kinh tế sẽ trở nên quan trọng hơn và gần như chắc chắn sẽ có trong nội dung hội nghị, bởi kinh tế Trung Quốc đang chững lại.
Các nhà hoạch định chiến lược chỉ ra rằng, gần đây Trung Quốc đã tập trung hơn vào ổn định tình hình kinh tế và vạch ra đường lối dài hạn cho cải cách.
Theo Soha News
Sau phán quyết, Trung Quốc bơm hơn nửa tỷ USD cho Campuchia
Trung Quốc sẽ rót thêm cho Campuchia hơn nửa tỷ USD tiền viện trợ, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tuyên bố như vậy trên trang facebook cá nhân của mình vào ngày 15.7, chỉ ít ngày sau khi Toà Trọng tài ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
Ông Hun Sen nói trên trang Facebook của mình rằng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra khoản viện trợ trong cuộc gặp ở Ulaanbaatar, Mông Cổ, nơi họ đang tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu (ASEM). "Thủ tướng Trung Quốc đã tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ cung cấp 3.600 triệu Nhân dân tệ, khoảng 600 triệu USD cho Campuchia, trong giai đoạn từ 2016-2018. Theo yêu cầu của tôi, những người bạn Trung Quốc đã đồng ý cung cấp viện trợ cho tiến trình bầu cử, y tế, giáo dục và chương trình nước sạch, như đào giếng, những dự án đem lại lợi ích cho nhân dân chúng ta".
Giới chức Campuchia cho rằng, khoản viện trợ đến với Campuchia ở thời điểm này là "hoàn toàn ngẫu nhiên".
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Mông Cổ được đăng kèm thông báo Trung Quốc viện trợ cho Campuchia trên facebook của ông Hun Sen ngày 15.7.
Tuyên bố về việc rót viện trợ được đưa ra chỉ chưa đầy một tuần sau khi Bộ Ngoại giao Campuchia ra tuyên bố tái khẳng định quan điểm của Chính phủ Hoàng gia nước này rằng Trung Quốc và Phillipines nên giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán song phương.
Trong tuyên bố ngày 9.7, Bộ Ngoại giao Campuchia cũng ra tuyên bố cho rằng phán quyết của PCA "không liên quan đến tất cả các thành viên ASEAN" nên Campuchia sẽ không tham gia vào "bất kỳ việc bày tỏ quan điểm chung nào khi phán quyết được đưa ra".
Trước đó, Toà Trọng tài được thành lập dưới sự bảo hộ của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đã ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc.
Trung Quốc từ chối công nhận thẩm quyền của Tòa án Trọng tài. Tuy nhiên, theo Điều 296 cũng như Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS, phán quyết của Toà Trọng tài là cuối cùng và có tính ràng buộc.
Trước ngày phán xét, Trung Quốc sử dụng tất cả các loại chiến thuật để làm cho Philippines thất bại. Bắc Kinh cố gắng để đe dọa Tòa án Trọng tài bằng cách thông báo, Bắc Kinh sẽ thành lập cơ quan trọng tài quốc tế riêng của Trung Quốc như là một thay thế cho chế độ pháp lý toàn cầu hiện có. Trung Quốc cũng tìm cách bôi nhọ các thủ tục tố tụng pháp lý, vận động cán bộ tòa án quốc tế để bỏ qua những trường hợp, và xa hơn nữa là đe dọa rút khỏi UNCLOS.
Nhưng những tính toán của Bắc Kinh đã không thể làm thay đổi luật pháp quốc tế. Công lý đã được thực thi và phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài là cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp về biển một cách hoà bình.
Theo Danviet
Lãnh đạo Nhật, Trung tranh cãi vì biển Đông Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh Á-Âu. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) tại hội nghị ASEM Ngày 15-7, tại thủ đô Ulaanbaatar (Mông Cổ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường...