Hội nghị ARF thảo luận nhiều vấn đề chính trị, an ninh khu vực
Ngày 6/8, Bộ trưởng Ngoại giao của hơn 20 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã bắt đầu các cuộc thảo luận trực tuyến về các vấn đề khu vực như cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar cũng như an ninh hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham dự Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) lần thứ 28 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Phạm Kiên/TXVN
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) với 27 thành viên được coi là hội nghị chính trị và an ninh lớn nhất ở khu vực châu Á. Hội nghị được tổ chức sau khi Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 4/8 đã nhất trí bổ nhiệm ông Erywan Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei, làm đặc phái viên ASEAN về Myanmar.
Các vấn đề lớn khác nhiều khả năng sẽ được thảo luận tại ARF bao gồm tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Video đang HOT
ARF có sự tham gia của 10 nước ASEAN, cùng một số nước khác như Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. Đây cũng là diễn đàn đa phương hiếm hoi có sự góp mặt của Triều Tiên.
Malaysia tổ chức lễ kỷ niệm 54 năm ngày thành lập ASEAN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 6/8, Malaysia - một trong 5 nước sáng lập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - đã tổ chức kỷ niệm 54 năm ngày thành lập tổ chức hàng đầu của khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Tun Hussein. Ảnh: TTXVN
Lễ kỷ niệm diễn ra theo hình thức trực tuyến do Bộ trưởng cấp cao, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Hishamuddin Tun Hussein, Trưởng phái đoàn ASEAN của Malaysia, đồng thời là người đứng đầu trụ cột Chính trị - An ninh ASEAN chủ trì.
Đại diện cho trụ cột Kinh tế ASEAN tại sự kiện có Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế, Mohamed Azmin Ali, trong khi Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa, Nancy Shukri tham gia với tư cách là người đứng đầu trụ cột Văn hóa - Xã hội ASEAN.
Thông cáo báo chí do Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) đưa ra ngày 6/8 nhấn mạnh, Ngày ASEAN hàng năm là ngày để nhớ lại quá trình phát triển của ASEAN trong quá trình trở thành một trong những khu vực kinh tế của thế giới kể từ khi thành lập vào ngày 8/8/1967 và ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới.
Năm nay, với vai trò Chủ tịch điều hành của Brunei Darussalam với chủ đề "Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng", ASEAN đang từng bước tiến tới phục hồi kinh tế thông qua nhiều sáng kiến khác nhau trong Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF), bao gồm Dự thảo Sắp xếp Hành lang Du lịch ASEAN (ATCAF).
Trọng tâm của những thành tựu mà ASEAN đạt được trong thời điểm toàn cầu bất ổn chưa từng có này là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2020.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Azmin nhấn mạnh việc ký kết RCEP không chỉ là minh chứng của Malaysia về quyết tâm và cam kết củng cố hệ thống thương mại đa phương, mà còn là một công cụ phục hồi kinh tế chống lại COVID-19 sẽ giúp đảm bảo việc liên tục mở cửa thị trường cũng như lưu chuyển hàng hóa không bị gián đoạn và tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực.
Ông Azmin nói thêm: "RCEP sẽ góp phần duy trì vị thế của Malaysia như một trung tâm thương mại và điểm đến đầu tư cạnh tranh trong khu vực, đồng thời trao quyền cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu, tăng cường vai trò quan trọng của họ như là xương sống của nền kinh tế ASEAN".
Ngoài ra, ATCAF và việc phê chuẩn RCEP đã được xác định là một trong những công cụ chính để thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực trong khuôn khổ ACRF.
Anh nhấn mạnh ý nghĩa việc trở thành đối tác đối thoại của ASEAN Ngày 5/8, Ngoại trưởng Vương quốc Anh Dominic Raab nhấn mạnh, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trao tư cách Đối tác Đối thoại trong 25 năm qua, như một phần trong chiến lược thay đổi chính sách hậu Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) của London hướng sang khu...