Hội nghị An ninh Munich: Trật tự quốc tế đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng
Theo Tân Hoa Xã, ngày 17/2, Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 55 đã khép lại trong bối cảnh nhiều nước tham gia hội nghị chia sẻ quan điểm rằng trật tự quốc tế đang đối mặt nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phát biểu bế mạc hội nghị, Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger nhấn mạnh trong 3 ngày diễn ra diễn đàn an ninh này, nhiều đại biểu tham dự có chung quan điểm rằng trật tự quốc tế đang trong trạng thái “tồi tệ”. Ông lưu ý rằng khi hội nghị MSC năm ngoái nhận định thế giới đang bên bờ vực xung đột lớn và dự báo một kỷ nguyên bất ổn mới, nhiều người vẫn còn hoài nghi. Tuy nhiên năm nay, khi báo cáo của MSC đề cập việc trật tự quốc tế bị phá vỡ, phần lớn các đại biểu chia sẻ quan điểm này.
Video đang HOT
Tại MSC lần thứ 55, hơn 500 đại biểu, trong đó có các lãnh đạo nhà nước và chính phủ cũng như các nhân vật có uy tín trong lĩnh vực chính trị và an ninh thế giới, đã thảo luận một loạt vấn đề an ninh toàn cầu, trong đó có sự cạnh tranh và hợp tác giữa các siêu cường, tương lai của Liên minh châu Âu (EU), cùng các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang bị suy yếu.
MSC được tổ chức lần đầu tiên năm 1963 với mục tiêu ban đầu là diễn đàn phối hợp các chính sách quốc phòng của các nước phương Tây. Đến nay, hội nghị thường niên này đã trở thành một diễn đàn toàn cầu cho các vấn đề an ninh của thế giới, thúc đẩy tiến trình giải quyết các xung đột bằng con đường hòa bình dựa trên hợp tác và đối thoại quốc tế.
Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Mỹ tuyên bố sẽ không vội vã rút quân khỏi Syria
Ngày 17/2, đặc phái viên của Mỹ về vấn đề Syria James Franklin Jeffrey khẳng định, Mỹ sẽ không rút quân vội vã khỏi Syria và sẽ tham vấn chặt chẽ với các đồng minh về vấn đề này.
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (MSC), ông Jeffrey nêu rõ: "Chúng tôi liên tục nói với các đồng minh rằng việc rút quân không diễn ra nhanh chóng, vội vã mà sẽ diễn ra từng bước."
Đặc phái viên Jeffrey còn khẳng định: "Mục tiêu của chúng tôi ở khu vực Đông Bắc Syria là không thay đổi. Trước tiên đó là duy trì an ninh trong khu vực, có nghĩa rằng chúng tôi quyết tâm ngăn không cho chính quyền Syria giành lại quyền kiểm soát khu vực này bởi chính quyền không thúc đẩy sự ổn định, giống như những gì chúng tôi chứng kiến ở những khu vực khác."
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: The Defense Post)
Tuy nhiên đề cập tới việc thiết lập một vùng an toàn ở khu vực biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc phái viên Jeffrey và Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar dường như có quan điểm khác biệt về việc làm thế nào giải quyết vấn đề liên quan tới việc lực lượng dân quân do người Kurd dẫn đầu phối hợp với liên quân do Mỹ dẫn đầu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Bộ trưởng Akar nhấn mạnh: "Chúng tôi tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria nhưng vấn đề quan trọng nhất là sự an toàn và an ninh của biên giới cũng như người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề chủ yếu là an ninh nhằm loại bỏ khủng bố, cho dù đó là Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) hay IS".
Nguồn: Vietnam
Thủ tướng Đức: Trung Quốc cần tham gia nỗ lực giải giáp quốc tế Trung Quốc cần phải cùng tham gia vào các nỗ lực giải giáp quốc tế. Đây là tuyên bố được Thủ tướng Đức Angela Merkel đưa ra trong phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich ngày 16/2. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở miền nam Đức ngày 16/2/2019. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...