Hội nghị AMM-55: Campuchia thông báo kết quả hội nghị và các cuộc họp liên quan
Ngày 6/8, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn cho biết Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 ( AMM-55) và các cuộc họp liên quan đã kết thúc thành công tại Phnom Penh, thông qua khoảng 30 văn kiện về hợp tác khu vực.
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 29 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: TTXVN
Phát biểu họp báo kết thúc các cuộc họp, ông Prak Sokhonn nói: “Chúng tôi đã đánh giá những tiến bộ đạt được cho đến nay nhằm tăng cường xây dựng Cộng đồng ASEAN, thúc đẩy hội nhập khu vực và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài”. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã thông qua và tán thành khoảng 30 văn kiện từ các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội và văn hóa đến quan hệ đối ngoại”. Đây là kết quả sau 19 phiên họp liên tục trong hơn 3 ngày, có sự tham gia của ngoại trưởng và đại diện đến từ 38 quốc gia.
Về đại dịch COVID-19, đại diện Campuchia cho biết bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN khuyến khích việc vận hành hiệu quả Kho Dự phòng vật tư y tế khu vực ASEAN cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi hài lòng với tiến bộ đạt được trong việc thực thi Khuôn khổ Phục hồi toàn diện ASEAN và Kế hoạch Thực thi nhằm thúc đẩy các nỗ lực phục hồi của ASEAN sau đại dịch COVID-19″.
Video đang HOT
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia cho biết thêm rằng hội nghị cũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ phục hồi kinh tế và cải thiện sự ổn định và khả năng phục hồi của khu vực. Các bộ trưởng ngoại giao ASEAN và các đối tác đối thoại cũng đã trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về kinh tế, ông Prak Sokhonn khẳng định ASEAN quyết tâm đảm bảo việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Ông nói: “ASEAN quyết tâm đảm bảo thực thi RCEP để nâng cao sức hấp dẫn của ASEAN về thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Trong thông cáo chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 được công bố ngày 5/8, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nêu rõ: “RCEP sẽ đóng góp đáng kể vào chiến lược phục hồi của chúng ta và tiếp tục hỗ trợ một cấu trúc thương mại và đầu tư rộng mở và toàn diện trong khu vực”.
RCEP bao gồm 15 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có 10 quốc gia thành viên ASEAN (Việt Nam, Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Thái Lan) và 5 đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Nhật Bản và Hàn Quốc nhất trí đẩy nhanh tham vấn về vấn đề lao động thời chiến
Ngày 4/8, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và người đồng cấp Hàn Quốc Park Jin đã gặp nhau bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) tại Phnom Penh, Campuchia.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi tại Hội nghị, sáng 4/8. Ảnh: Nguyễn Vũ Hùng/PV TTXVN tại Campuchia
Tại cuộc gặp, hai nhà ngoại giao đã tập trung thảo luận về khả năng đạt tiến triển trong việc giải quyết tranh cãi về các yêu cầu bồi thường liên quan vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến.
Hãng tin Kyodo dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho biết hai nhà ngoại giao đã nhất trí đẩy nhanh các cuộc tham vấn về vấn đề lao động thời chiến, vốn khiến quan hệ song phương trở nên căng thẳng.
Trong khi đó, phát biểu với báo giới sau cuộc gặp kéo dài 30 phút, ông Park Jin cho biết hai bên đã trao đổi quan điểm một cách chân thành để hai nước có thể đối mặt với lịch sử và phát triển quan hệ hướng tới tương lai, cũng như giải quyết những vấn đề song phương còn tồn tại. Ông xác nhận hai bên đã nhất trí tiếp tục các cuộc tham vấn liên quan và hợp tác an ninh 3 bên với Mỹ "trong bối cảnh tình hình an ninh nghiêm trọng trên Bán đảo Triều Tiên".
Đây là cuộc gặp trực tiếp thứ 2 giữa các Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi và Park Jin trong vòng nửa tháng qua, được xem là dấu hiệu cho thấy các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ giữa hai nước láng giềng dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-Yeol thông qua việc thu hẹp khoảng cách về những vấn đề xuất phát từ lịch sử thời chiến.
Tại cuộc gặp trước đó ở Tokyo (Nhật Bản) vào giữa tháng 7 vừa qua, hai Ngoại trưởng đã nhất trí sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động thời chiến. Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa ngoại trưởng hai nước kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol nhậm chức vào tháng 5.
Các cuộc gặp trên diễn ra trong bối cảnh Tòa án Tối cao Hàn Quốc dự định phán quyết về việc thanh lý các tài sản của 2 công ty Nhật Bản bị giữ tại Hàn Quốc. Ngoại trưởng Park Jin cam kết sẽ nỗ lực đưa ra "giải pháp mong muốn" trước khi các tài sản bị đưa ra thanh lý.
Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc đã xuống đến mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, sau khi Tòa án Tối cao Hàn Quốc tháng 10/2018 ra phán quyết yêu cầu 2 công ty Nippon Steel Corp. và Mitsubishi Heavy Industries Ltd. của Nhật Bản phải bồi thường thiệt hại cho các nguyên đơn Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Tháng 7/2019, Chính phủ Nhật Bản quyết định thắt chặt kiểm soát xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 loại vật liệu công nghệ cao dùng trong sản xuất chíp điện tử và màn hình - các lĩnh vực mũi nhọn của Hàn Quốc.
Quan hệ hai nước có dấu hiệu khởi sắc khi Tổng thống Yoon Suk-yeol chủ trương thúc đẩy cải thiện quan hệ song phương với Tokyo. Mặc dù chưa có một hội nghị thượng đỉnh song phương, nhưng hai bên đã có một loạt các cuộc tiếp xúc quan trọng mang tính khởi động.
Hội nghị AMM-55: Malaysia đề xuất mở rộng đối thoại giữa ASEAN và Myanmar Tại các cuộc thảo luận về Myanmar trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các cuộc họp liên quan tại Phnom Penh (Campuchia), Malaysia đã đề xuất cuộc đối thoại giữa ASEAN và tất cả các bên liên quan ở Myanmar được xúc tiến hiệu quả và có tính bao trùm hơn. Thủ tướng Campuchia...