Hội nghị AFMGM: Nền tảng cho phục hồi các hoạt động kinh tế
Ngày 8/4, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN ( AFMGM) lần thứ 8.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Phạm Hậu/TTXVN
Bên lề hội nghị, các Bộ trưởng và Thống đốc đã có phiên đối thoại với lãnh đạo các tổ chức tài chính quốc tế bao gồm: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN 3 (AMRO)
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ kinh nghiệm Chính phủ Việt Nam thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, giảm thuế môi trường đối với xăng dầu, đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vaccine đã làm nền tảng cho việc phục hồi các hoạt động kinh tế.
Cũng tại phiên đối thoại, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các tổ chức quốc tế đã chia sẻ nhận định về tình hình kinh tế vĩ mô toàn cầu và khu vực ASEAN; trong đó, những thách thức chính sách trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 vẫn còn dai dẳng, đặc biệt là làn sóng của biến thể Omicron và tác động bất ổn chính trị ở châu Âu.
Hội nghị ghi nhận bức tranh khả quan về phục hồi của khu vực với mức tăng trưởng từ 4% năm 2021 lên dự kiến 5,2% trong năm nay.
Video đang HOT
Các Bộ trưởng, Thống đốc và lãnh đạo các tổ chức quốc tế cho rằng tiến trình tiêm chủng tiếp tục là ưu tiên hàng đầu, chính sách tài khóa, tiền tệ thích ứng kịp thời vẫn cần thiết nhằm phục hồi kinh tế.
Cũng trong buổi sáng, các Bộ trưởng Tài chính đã nhóm họp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 26 để cập nhật về tiến độ triển khai các hoạt động hợp tác tài chính trong khuôn khổ các ủy ban công tác ASEAN.
Dự kiến, trong buổi chiều, các bộ trưởng và thống đốc ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 8 và sẽ có phiên đối thoại với các cộng đồng doanh nghiệp ASEAN. Các Bộ trưởng và Thống đốc cũng sẽ thảo luận và thông qua Tuyên bố chung của hội nghị.
Thủ tướng: Nhanh chóng mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với đơn vị liên quan rà soát các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với lộ trình mở cửa du lịch, hàng không, trường học, thể thao...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị đôn đốc, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022.
Bắt tay ngay vào công việc
Trước bối cảnh đất nước tiếp tục phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng yêu cầu các cấp ngành, địa phương doanh nghiệp và nhân dân cả nước phải nỗ lực, quyết tâm cao hơn nữa trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng yêu cầu, ngay sau kỳ nghỉ Tết, phải bắt tay ngay vào công việc để thúc đẩy mạnh mẽ và từng bước nhanh chóng mở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh, các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thủ tướng yêu cầu các đơn vị bắt tay ngay vào công việc ngay sau kỳ nghỉ Tết (Ảnh: Nhật Bắc).
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đơn vị liên quan tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh; tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 đã đề ra.
Bộ Y tế được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan bảo đảm nguồn và phân phối kịp thời vaccine, thuốc điều trị Covid-19; tập trung triển khai việc mua, tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn và triển khai thực hiện các biện pháp y tế, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp với lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các hoạt động dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và mở cửa lại trường học.
Khẩn trương kết thúc thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế
Thanh tra Chính phủ được yêu cầu khẩn trương kết thúc các cuộc thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các cơ quan liên quan chỉ đạo, lên kế hoạch và triển khai kiểm tra các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học về việc đưa học sinh, sinh viên đi học trực tiếp gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 phấn đấu trước ngày 14/2.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý phải kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong việc dạy học trực tiếp để có biện pháp tháo gỡ theo thẩm quyền và đề xuất nếu vượt quá thẩm quyền.
Liên quan đến tình trạng thiếu hụt lao động sau Tết, Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có phương án khắc phục, hỗ trợ người lao động quay trở lại nơi làm việc, nhất là khu vực đang vào đà phục hồi, khôi phục và phát triển.
Để thúc đẩy mọi hoạt động hiệu quả, Thủ tướng quán triệt tất cả cán bộ, công chức, viên chức tập trung xử lý công việc ngay từ ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán. Đặc biệt, không tổ chức hoạt động du xuân, chúc Tết làm ảnh hưởng đến công việc, thời giờ làm việc và công tác phòng, chống dịch.
Bộ Công an được yêu cầu tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là các loại tội phạm có xu hướng gia tăng trong dịp đầu xuân như tội phạm liên quan đến tín dụng đen, đánh bạc, tổ chức đánh bạc, chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích; đấu tranh có hiệu quả với tội phạm tham nhũng, đặc biệt cần đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương theo dõi, chỉ đạo; tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh những hành vi phạm tội liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Vượt 'bão COVID-19', đất nước vững vàng bước vào năm mới 2022 Năm 2021 để lại nhiều khó khăn, thách thức cho nền kinh tế cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Cùng với sự điều hành, thích ứng linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nền kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế-xã hội trong bối cảnh bình thường mới. Năm...