Hội NDVN chung sức phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi
Nhận thức ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết Nghị quyết số 24-NQ/TW về “Công tác Dân tộc”; hơn 15 năm qua, Đảng đoàn, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đã chủ động xây dựng và ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HNDTW ngày 15/10/2005, về “ Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế – xã hội nông thôn vùng dân tộc và miền núi khó khăn” với nhiều nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ.
Sát cánh cùng nông dân vùng khó
Với trên 1,8 triệu hội viên nông dân là người dân tộc thiểu số, trên tổng số 10,2 triệu hội viên nông dân toàn quốc, chiếm tỷ lệ khoảng 17,6%; Hội NDVN có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở, thôn, bản, phum, sóc; công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của hội viên, nông dân là nhiệm vụ quan trọng, việc làm thường xuyên của tổ chức Hội, để kịp thời phản ánh với cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền có những chính sách phù hợp với đặc thù của vùng và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
T.Ư Hội NDVN vừa phối hợp Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội thảo với chủ đề “Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Ảnh: T.L
Về nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Thường trực T.Ư Hội, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất theo định hướng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đã góp phần thúc đẩy xây dựng các loại hình trang trại, gia trại…
Bình quân mỗi năm có 6,5 triệu hộ nông dân đăng ký thi đua; trong đó, có 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (cấp tỉnh và Trung ương chiếm 06,0%, cấp huyện chiếm 20,0% và cấp xã chiếm 74,0%); nhiều mô hình quy mô sản xuất lớn thu hút hàng trăm lao động, thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi năm; đến nay, có 2.180.240 lượt hộ sản xuất kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số.
Phong trào có ý nghĩa thiết thực, lôi cuốn khích lệ hàng triệu hội viên, nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư, có ý thức vươn lên làm chủ trong cuộc sống, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, đã góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…
Video đang HOT
Giúp hơn 14.000 hộ thoát nghèo
Dự án “Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam” được Hội NDVN thực hiện từ năm 2006-2014 tại 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Hà Tĩnh. Qua 8 năm thực hiện, dự án đã thành lập được 821 nhóm nông dân phát triển cộng đồng có cùng sở thích (trung bình mỗi nhóm có từ 10-15 hộ tham gia); ngoài ra, với sự hỗ trợ kinh phí từ các nhà tài trợ đơn lẻ từ Đan Mạch, 41 nhóm đã được nhận tài trợ để xây dựng các công trình thiết yếu như bể nước, hệ thống thủy lợi nhỏ, cầu dân sinh… phục vụ các nhu cầu của người dân nơi nhóm đang hoạt động…
Dự án “Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm ở các xã đặc biệt khó khăn” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; trong 10 năm (2000-2010) đã triển khai tại 129 xã nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của 43 tỉnh; xây dựng 22 loại mô hình sản xuất do chính các hộ nghèo thực hiện, Nhà nước hỗ trợ kinh phí dưới sự hướng dẫn, quản lý và giám sát của Hội theo cách “cầm tay chỉ việc” giúp cho 14.232 hộ nông dân là đồng bào DTTS thoát nghèo và vươn lên khá giàu.
Dự án “Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn” từ năm 2011-2018, xây dựng 27 mô hình/27 xã (mỗi xã một mô hình), đã hỗ trợ 525 hộ hội viên nông dân nghèo có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản; qua đây, tổng đàn bò của địa phương được nâng lên; 100% hộ tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ dự án, 100% hộ tham gia dự án tạm thời thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nơi thực hiện dự án từ 4-6%.
Phát huy vai trò “bà đỡ”
Đồng hành cùng nông dân trực tiếp hỗ trợ vốn giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, từ nguồn vốn khởi điểm 40 tỷ ban đầu do Chính phủ cấp; đến nay tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tính đến 31/12/2018 đạt 3.065,82 tỷ đồng tăng hơn gấp 76 lần so với thời điểm khi mới thành lập; dư nợ cho vay trong toàn hệ thống hiện đạt hơn 2.800,0 tỷ đồng, với hơn 151.042 hộ tham gia vay vốn.
Tính riêng 5 năm (từ 2013 – 2018), doanh số cho vay nguồn vốn quỹ trong toàn hệ thống Hội đạt hơn 6.404,0 tỷ đồng, xây dựng được 15.529 mô hình liên kết hợp tác, hỗ trợ cho 310.050 lượt hộ vay vốn; trong đó, doanh số cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt gần 2.100,0 tỷ đồng, với gần 100.000 lượt hộ được tham gia vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư phát triển kinh tế, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống…
Theo Danviet
Cán bộ phải xuống thôn, ấp, xã, phường thường xuyên để nghe dân nói
Tại buổi tọa đàm đóng góp ý kiến xây dựng 2 Nghị quyết: "Xây dựng xã hội nông thôn văn minh, hiện đại" và "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nghề và đào tạo việc làm cho nông dân" của Hội Nông dân Việt Nam (Hội NDVN), ngày 20/9 tại Tiền Giang, đã có ý kiến đề nghị cán bộ, nhất là cán bộ Hội ND phải xuống thôn, ấp, xã, phường thường xuyên nắm bắt, ghi nhận ý kiến người dân...
Ông Trần Văn Chính - Phó ban Xây dựng Hội (Hội ND tỉnh Tiền Giang) đặt vấn đề, tại sao thành viên các hội, đoàn khác đều mặc đồng phục, mang huy hiệu của họ, còn Hội ND không thể?
"Tôi nghĩ, để có màu cờ, sắc áo, rõ nét hơn, Hội nên có đồng phục riêng. Cán bộ, hội viên nông dân mặc đồng phục, mang huy hiệu Hội mỗi khi tham dự hội họp, đi làm...", ông Chính chia sẻ.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Nguyễn Xuân Định (phải) trao đổi với nông dân trong chuyến khảo sát tại tỉnh Tiền Giang.
Ông Đỗ Tấn Hùng - Chủ tịch Hội ND tỉnh Tiền Giang cũng cho rằng, trong một số lần đi tiếp xúc cán bộ, hội viên nông dân, nhiều người cũng thắc mắc tại sao Hội không có đồng phục?
HND tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện tỉnh có hơn 10.000 cán bộ, hội viên nông dân.
Theo Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Nguyễn Xuân Định, Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng cũng có ý định cho cán bộ, hội viên nông dân mang huy hiệu khi đi làm.
Về công tác cán bộ Hội, ông Chính cũng có ý kiến, cán bộ trung ương nên tăng cường về cơ sở để lắng nghe, giải quyết kịp thời những khó khăn, búc xúc của nông dân.
"Để tăng cường quản lý cán bộ, thời gian qua, Hội ND tỉnh Tiền Giang yêu cầu cấp cơ sở hàng tuần phải gởi báo cáo kế hoạch sinh hoạt. Cán bộ tỉnh Hội sẽ đi kiểm tra đột xuất, nếu sai phạm sẽ trừ điểm thi đua", ông Chính cho biết.
Đồng quan điểm này, ông Trần Quang Trung - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Tiền Giang chia sẻ: "Tôi đồng tình với ý kiến cán bộ Hội nên tăng cường đi cơ sở để nắm bắt kịp thời ý kiến, nguyện vọng của bà con nông dân để kiến nghị xử lý".
Theo Nghị quyết về "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội NDVN đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới" vừa được Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN ban hành, cán bộ cấp trên sẽ được luân chuyển về cơ sở để làm nhiệm vụ.
Theo ông Hùng, toàn tỉnh Tiền Giang hiện nay có 201 HTX nông nghiệp, 530 THT nông nghiệp-thủy sản.
Bà Võ Thị Ngọc Trâm-Phó Chi cục trưởng Chi cục PTNN tỉnh Tiền Giang cho rằng, Hội ND cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, vận động nông dân tham gia HTX, THT.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Dân - đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy Tiền Giang, vấn đề phát triển HTX, THT không phải chỉ là đi vận động nông dân mới tham gia mà cái chính là hiệu quả hoạt động của HTX, THT.
Nông dân Tiền Giang thu hoạch mít Thái.
"Nếu HTX, THT làm ăn có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho thành viên thì không cần vận động nông dân cũng xin vào. Vì thế, Hội phải có đối sách phát triển HTX, THT hiệu quả", ông Dân khẳng định.
Ông Dân lấy ví dụ việc huyện Chợ Gạo gặp khó khăn khi thành lập các HTX, THT, trong khi vùng này thanh long nổi tiếng chất lượng.
Điều ông Dân nói cũng lý giải cho việc, tỉnh Tiền Giang có khoảng 200.000ha đất lúa, nhưng năm qua chỉ làm được 4.500ha cánh đồng lớn do nông dân không hăng hái tham gia.
Theo Danviet
Nông dân "thủ phủ trái cây" mong làm sầu riêng sạch Trước việc Trung Quốc dựng rào cản kỹ thuật nhập khẩu trái cây, nông dân "thủ phủ trái cây" Tiền Giang đã có nhiều ý kiến với Đoàn khảo sát của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc chuyển giao khoa học kỹ thuật làm nông sản sạch đáp ứng yêu cẩu của thị trường này. Nhằm chuẩn bị xây dựng...