Hội NDVN-Bộ LĐTB&XH: Hợp tác vì chất lượng nhân lực nông thôn
Chiều 24.1, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức Lễ ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2019 – 2023. Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng và Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ Trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cùng chủ trì lễ ký kết.
Dạy nghề gắn với nhu cầu của nông dân
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Thông qua chương trình phối hợp, hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo của Tổ quốc đã được ban hành khá đầy đủ, toàn diện. Công tác tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện quan hệ lao động cũng được thực hiện tốt. Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 – 2020, rất thiết thực hiệu quả, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước giảm còn khoảng 5,35%.
Theo Chủ tịch Thào Xuân Sùng, năng suất lao động nông thôn ở Việt Nam còn thấp, thu nhập trung bình của người lao động chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều, tình trạng ngược đãi, bạo hành trẻ em ở nhiều nơi còn xảy ra gây bức xúc trong xã hội… Do đó, thời gian tới, hai cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nhằm thực hiện tốt các hoạt động về an sinh xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động nông thôn; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, hướng đến phát triển “nông nghiệp thịnh vượng; nông dân giàu có; nông thôn văn minh, hiện đại”.
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng và Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung ký kết chương trình phối hợp công tác giữa hai cơ quan, giai đoạn 2019 – 2023. ảnh: Thu Hà
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Hội NDVN đã ngày càng khẳng định được vị thế của mình
Video đang HOT
trong phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn; gắn bó sâu sát với hội viên nông dân, kịp thời có những giải pháp hoặc kiến nghị giải pháp hỗ trợ, từ cơ chế, chính sách cho đến tài chính và nhiều nguồn lực khác giúp người nông dân thoát nghèo, vượt khó, vươn lên, hợp tác bình đẳng hơn, nhất là với doanh nghiệp…
Để công tác phối hợp đạt hiệu quả, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, thời gian tới, hai bên cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ trong việc hoàn thiện, phát triển đồng bộ thị trường lao động; tư vấn hướng nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.
Phối hợp thực hiện 11 nội dung, chương trình
Báo cáo tổng kết Chương trình phối hợp giữa Hội NDVN và Bộ LĐTBXH giai đoạn 2011 – 2018 cho thấy, các chủ
đề hoạt động được hai bên lựa chọn có trọng tâm, trọng điểm cho từng năm, từng giai đoạn, đã đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu lao động, sản xuất, đời sống của bà con nông dân.
Đáng chú ý, công tác tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn được tăng cường. Tỷ lệ nông dân sau khi học nghề có việc làm và thu nhập ổn định đạt khoảng 90%. Hàng năm, các cấp Hội đã phối hợp và trực tiếp tổ chức tuyển sinh và dạy nghề được hơn 220.000 người, trong đó 521 người học trung cấp nghề, gần 220.000 người trình độ sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.
Giai đoạn 2019 – 2023, hai cơ quan sẽ phối hợp thực hiện 11 nội dung, chương trình. Theo đó, hai cơ quan chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội, bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, bình đẳng giới, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo… Đồng thời, tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực công tác lao động xã hội cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở.
Bên cạnh đó, hai bên tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; phối hợp nâng cao chất lượng đào tạo nghề dạy nghề, giới thiệu việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nông dân; xây dựng nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, thu nhập cho người nghèo; tạo cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, giảm nghèo bền vững.
Theo Danviet
Đại hội Hội ND tỉnh Cà Mau: Huy động nguồn lực hỗ trợ ND
Sau 5 năm thực hiện thành công Nghị quyết đại hội VIII, nhiệm kỳ 2013-2018, Ban Chấp hành Hội Nông dân (ND) tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu trong nhiệm kỳ 2018-2023 sẽ đẩy mạnh các phong trào thi đua trong hội viên, ND; huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ ND phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.
Thu nhập của ND tăng lên
Ông Ngô Minh Chiến - Chủ tịch Hội ND tỉnh Cà Mau cho biết: Trong 2 ngày 11 và 12.9, Hội ND tỉnh sẽ tổ chức Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh Cà Mau lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023. Theo ông Ngô Minh Chiến, trong nhiệm kỳ vừa qua, BCH Hội ND tỉnh đã bám sát sự chỉ đạo của T.Ư Hội NDVN, sự lãnh đạo, quản lý của Tỉnh ủy, UBND, phối hợp hiệu quả với các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn.
Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng (phải) thăm mô hình nuôi tôm của nông dân Cà Mau). Ảnh: Chúc Ly
Điểm nhấn thể hiện vai trò của các cấp Hội ND trong phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn của địa phương là chương trình phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. "Trong thời gian qua, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh tương đối ổn định, duy trì phương pháp nuôi thân thiện với môi trường, nuôi quảng canh đạt hơn 190.600ha; nuôi quảng canh cải tiến gần 114.700ha (trên 40.000ha luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ tôm); gần 10.000ha nuôi thâm canh, năng suất đạt 5 - 7 tấn/ha; nuôi tôm siêu thâm canh 1.797 ha"- ông Chiến cho biết.
Cũng theo lãnh đạo tỉnh, hiện đời sống ND trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được cải thiện rõ rệt. Theo đó, thu nhập của ND hàng năm đều tăng. Đầu nhiệm kỳ 2013-2018 đạt bình quân 28 triệu đồng/người, đến năm 2017 đạt 41,4 triệu đồng/người/năm (tăng gần 14 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ); trên 83% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 75% hộ ND có nhà ở kiên cố, bán kiên cố. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được Nhà nước quan tâm nhiều hơn...
Nói về kết quả công tác hội và phong trào ND ở nhiệm kỳ 2013-2018, ông Chiến cho biết: Các cấp Hội tập trung tham mưu với cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư và Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 9/9 đơn vị cấp huyện, 100/100 đơn vị cấp xã đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban vận động và Tổ vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Hội ND tỉnh đã ký 25 chương trình phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan. Các cấp Hội tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ, tư vấn, dạy nghề...
Cụ thể hóa 16 chỉ tiêu thi đua
Phát huy kết quả của nhiệm kỳ 2013-2018, ông Chiến cho biết: Trong nhiệm kỳ 2018-2023, BCH Hội ND tỉnh Cà Mau sẽ bám sát và thực hiện tốt nội dung nghị quyết đại hội Đảng các cấp; các chủ trương, nghị quyết của BCH, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. "Trọng tâm của các cấp Hội trong nhiệm kỳ mới vẫn là tham mưu, phối hợp hiệu quả để thực hiện tốt hơn Kết luận số 6 của Ban Bí thư; Quyết định số 67 của Thủ tướng Chính phủ để qua đó tạo nguồn lực hỗ trợ ND tốt hơn..."- ông Chiến nói.
Theo Hội ND tỉnh Cà Mau, trong nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội tiếp tục củng cố xây dựng Hội vững mạnh; đoàn kết, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động theo hướng sâu sát cơ sở. Hội phải phát huy hơn nữa vai trò trung tâm nòng cốt trong phong trào ND; tập trung chỉ đạo, huy động đồng bộ các nguồn lực để hỗ trợ hội viên, ND thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ... Theo đó, BCH Hội ND tỉnh Cà Mau khóa VIII đã xây dựng đề ra 16 chỉ tiêu thi đua để Đại hội đại biểu Hội ND tỉnh khóa IX bàn bạc, thảo luận, thông qua và đưa vào thực hiện trong nhiệm kỳ mới.
Cụ thể, Hội phấn đấu 100% cán bộ, hội viên, nông ND được tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của hội. Hội phát triển hội viên mới trên 80% số hộ ND đủ điều kiện có hội viên ND; Số cơ sở Hội khá và vững mạnh đạt trên 95%, không có cơ sở Hội yếu kém. Có 100% cán bộ chủ chốt cơ sở Hội được đào tạo đủ chuẩn và cán bộ chi, tổ hội được bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác hội.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng: Cần mở rộng đối tượng kết nạp hội viên Đó là chỉ đạo của đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án 61 T.Ư tại buổi làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về kết quả thực hiện Kết luận số 61/2009...