Hội ND Hà Nội: Giúp nông dân chủ động phòng dịch virus Corona
Sáng ngày 6/2, Hội ND TP.Hà Nội tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản chỉ đạo của T.Ư và TP.Hà Nội về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) gây ra.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND TP.Hà Nội Dương Thị Hằng đã quán triệt Chỉ thị số 05 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 79 của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Chỉ thị số 01 của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội và Công văn số 1344 của Thành ủy Hà Nội về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona và một số nội dung có liên quan
Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Lê Trọng Khuê tặng khẩu trang cho các đơn vị Hội ND cơ sở. Ảnh: T.H
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Hội ND TP.Hà Nội yêu cầu các ban, đơn vị Hội ND TP.Hà Nội; Hội ND các huyện, thị xã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến tới cán bộ hội, hội viên, nông dân về nguyên nhân, hậu quả, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona.
Các cấp Hội ND TP.Hà Nội phải chủ động phối hợp với ngành y tế và cơ quan có liên quan của địa phương tích cực triển khai một số công việc để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; đồng thời cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình, các biện pháp phòng chống dịch bệnh do chủng mới virus Corona để hội viên, nông dân hiểu rõ và chủ động phòng, chống dịch đúng cách, không hoang mang.
Bên cạnh đó, các cấp Hội ND TP.Hà Nội tham gia giám sát chặt chẽ các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp tính chưa rõ nguyên nhân tại cộng đồng, cơ sở y tế; đặc biệt những người gần đây có tiền sử đi du lịch hoặc trở về từ các quốc gia đang có dịch bệnh trong vòng 14 ngày để có biện pháp khám xác định và quản lý kịp thời…
Chủ động phòng, chống dịch bệnh
Video đang HOT
Là một trong những đơn vị Hội ND cơ sở tích cực tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh ông Nguyễn Quốc Ân – Chủ tịch Hội ND huyện Sóc Sơn cho biết: Để chủ động phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona gây ra, ngày 4/2 vừa qua, Hội ND huyện đã phối hợp trung tâm y tế huyện tổ chức tuyên truyền phòng, chống dịch cho 57 cán bộ hội chủ chốt.
Đến ngày 5/2, Hội đã triển khai tuyên truyền phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona tới 190/190 chi Hội ND cơ sở.
Đáng chú ý, Hội ND huyện đã tổ chức phát tờ rơi phòng chống dịch tới 78.000 hộ hội viên, nông dân trên địa bàn để nhân dân hiểu rõ, hiểu đúng về dịch bệnh.
Về phía hội viên nông dân Sóc Sơn đã tích cực tham gia vệ sinh môi trường nông thôn, thu gom rác thải, xử lý chất thải rắn, phun khử trùng tiêu độc nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Lê Trọng Khuê đề nghị các cán bộ Hội ND cần nắm chắc cơ sở, thường xuyên cập nhật các thông tin mới về dịch bệnh, kịp thời tuyên truyền, phổ biến tới hội viên, nông dân, kịp thời báo cáo khi có vấn đề phát sinh.
“Mỗi cán bộ hội cần có quyết tâm cao, ngoài việc cùng hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh thì bản thân mỗi đồng chí cán bộ hội cần chủ động phòng chống, chấp hành nghiêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế đưa ra, đảm bảo sức khỏe tuyên truyền, vận động nhân dân.
Đồng thời, thực hiện tốt công tác giám sát việc triển khai các chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương, qua đó, phát hiện và đề xuất các biện pháp phòng chống bệnh có hiệu quả” – Chủ tịch Hội ND TP.Hà Nội Lê Trọng Khuê nhấn mạnh.
Theo Danviet
Khơi sức dân làm đường đẹp, làng xóm sạch
Khi nhắc đến con đường nhựa asphalt với hoa chiều tím, hoa cúc đẹp như trong tranh vẽ... thì từ người già đến trẻ nhỏ của thôn Chi Đông, xã Nghĩa Phú (Nghĩa Hưng, Nam Định) đều rất đỗi tự hào. Con đường dài 1.150m, rộng 5m, có điện chiếu sáng kéo dài từ đầu làng đến cuối làng là sự đóng góp của người dân trong thôn và những người con xa quê của thôn Chi Đông.
"Ý Đảng, lòng dân"
Về xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự đổi thay từng ngày của những làng quê nơi đây. Đường làng, ngõ, xóm đều được rải nhựa hoặc bêtông, không những vậy bên cạnh những con đường đó được trang trí những loài hoa như chiều tím, mười giờ, râm bụt... Trò chuyện với chúng tôi, cụ Nguyễn Xuân Hy (80 tuổi, thôn Chi Đông, xã Nghĩa Phú), không giấu được niềm tự hào: "Nhìn thấy quê hương từng ngày thay đổi, người dân có ý thức hơn, cuộc sống của nhân dân đã được cải thiện, hạ tầng giao thông nông thôn được mở rộng, làm mới, tôi rất vui mừng".
Nói về sự "thay da đổi thịt" của xã nhà, ông Phạm Hồng Quảng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú cho biết: Để có được sự thành công như hôm nay, chính quyền và nhân dân xã Nghĩa Phú đã đoàn kết hướng về mục tiêu chung là đưa địa phương có những bước phát triển mới, nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, việc huy động được nguồn lực, đóng góp của nhân dân vào quá trình xây dựng NTM đã mang lại nhiều kết quả tích cực, qua đó thể hiện sự đoàn kết, nhất trí "ý Đảng, lòng dân".
Các công trình văn hóa tâm linh được nhân dân đóng góp tôn tạo. (ảnh: Minh Ngọc)
Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng quanh thôn Chi Đông, ông Phạm Hồng Quảng - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Phú đã giới thiệu những công trình của địa phương như: Cầu đá bắc qua sông, nhà văn hóa, cổng làng, chùa Tiên... "Đây đều là sự đóng góp của nhân dân địa phương và những người con xa quê" - ông Quảng nói.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình được đóng góp như: Trường mầm non, nghĩa trang liệt sĩ, ngôi điện thờ bà chúa, đặc biệt là xây dựng cây cầu đá bắc qua sông Tiêu được Công ty TNHH Hải Ánh ủng hộ 2 tỷ đồng.
Phát huy những thành quả đạt được
Nghĩa Phú Có được diện mạo nông thôn thay đổi như ngày nay, ngoài việc huy động, đóng góp của tập thể còn có sự vào cuộc của các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh...
Chị Nguyễn Thị Hà - hội viên Hội Phụ nữ thôn Chi Đông cho hay: "Hội Phụ nữ phân công từng tổ cứ 3 ngày cắt cỏ, tỉa hoa trên con đường nhựa asphalt/lần. Ngoài ra, chúng tôi còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thu gom rác thải đúng nơi quy định".
Ông Trần Phi Thường - Bí thư Chi bộ thôn Chi Đông cho biết, tuyến đường nhựa asphalt chạy dọc theo bờ kênh của thôn được hoàn thành tháng 12/2018 chính là nhờ công sức, sự đóng góp của người dân trong xóm, của những người con xa quê.
Được biết, thôn Chi Đông hiện có 350 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 1% (2 hộ), 11 hộ cận nghèo, là thôn về đích NTM đầu tiên của xã Nghĩa Phú. Việc thực hiện nếp sống văn hóa được lan tỏa đến từng hộ gia đình. Theo đó, nhà nào cũng có 2 thùng rác vô cơ và hữu cơ, một hố xử lý rác hữu cơ tại nhà; 3 ngày/tuần tổ thu gom đi thu rác về nơi xử lý tập trung.
"Đến nay, các công trình xây dựng trên địa bàn thôn với tổng trị giá 18 tỷ đồng, nhiều công trình do nhân dân đóng góp xây dựng" - ông Thường cho biết thêm.
Sau khi được công nhận làng văn hóa, những người cao tuổi, cán bộ, nhân dân trong làng đã xây dựng hương ước của làng gồm 6 chương. "Ý thức được việc xây dựng làng văn hóa là một quá trình lâu dài, chính quyền địa phương vẫn đang tiếp tục kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của nhân dân, đặc biệt là những người con xa quê, chung sức xây dựng thôn Chi Đông ngày một khang trang" - ông Thường chia sẻ.
Theo Danviet
Đảm bảo vệ sinh môi trường trong thu gom, vận chuyển rác Sở Giao thông - vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải ô tô phải đảm bảo vệ sinh môi trường trong thu gom, vận chuyển rác. Xe thu gom vào đổ rác trong điểm trung chuyển rác ở ấp 5, xã Tam An (huyện Long Thành)....