Hội Nam Y – Ngôi nhà chung của những người tâm huyết với thuốc Nam
Sự ra đời của Hội Nam y Việt Nam là bước ngoặt lớn đối với những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng thuốc Nam.
Thầy thuốc Ưu tú, Lương y, Dược sĩ chuyên khoa 2, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Đức Đoàn, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ (2017 – 2022) (đứng thứ 2 từ trái sang) cùng ban chấp hành chi hội văn phòng Hội Nam Y
Sáng ngày 20/5/2018, Hội Nam Y đã chính thức thành lập Chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam với 61 thành viên nhằm mục tiêu gắn kết các hội viên, các chi hội sau hơn 1 năm Hội Nam Y thành lập theo Quyết định số 852/QQD-BNV ngày 17/3/2017 của Bộ Nội vụ.
Cụ thể, chi hội Văn phòng Hội Nam y Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như điều lệ, nghị quyết, quyết định, chỉ thị và chương trình hoạt động của Hội Nam y Việt Nam nhằm kế thừa, bảo tồn, phát huy Nam y phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Có thể nói, sự ra đời của Hội Nam y Việt Nam là bước ngoặt lớn đối với những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng thuốc Nam.
Video đang HOT
Bởi theo Thầy thuốc Ưu tú, Lương y, Dược sĩ chuyên khoa 2, Chuyên viên cao cấp Nguyễn Đức Đoàn, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam nhiệm kỳ (2017 – 2022), hiện việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng dựa vào 3 lực lượng: y học hiện đại (Tổng hội Y học VN), đông y (chữa bệnh Đông phương – hội Đông y), thầy thuốc Nam (thầy thuốc của y học cổ truyền Việt Nam). Trong 3 lực lượng này, 2 lực lượng đã có những hội nghề nghiệp riêng biệt để bảo vệ quyền lợi cho người hành nghề, chỉ duy có thầy thuốc chữa bệnh bằng thuốc Nam chưa có tổ chức nào bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những người này.
“Điểm khác của Nam y với Đông y là những người làm thuốc Nam phần lớn không qua trường lớp nào mà chỉ qua truyền miệng để chữa bệnh; những người làm thuốc Nam không hành nghề chuyên nghiệp, thường kiêm nhiệm làm các nghề khác, khi người bệnh biết họ mới đi chữa… hay còn gọi y học dân gian. Còn Đông y là y học hàn lâm”, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Đức Đoàn giải thích.
Như vậy, Hội Nam y Việt Nam ra đời sẽ là nơi tập hợp những người đã đang hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng thuốc Nam, sản xuất thuốc Nam, tập hợp những kinh nghiệm dùng thuốc của các thầy thuốc Nam, thầy thuốc dân tộc, sàng lọc phổ cập ứng dụng trong chữa bệnh và sản xuất thuốc, nghiên cứu đánh giá, xác minh hiệu quả, xây dựng thương hiệu mang tính đặc thù độc đáo của thuốc Nam.
Hội Nam y Việt Nam cũng là nơi để trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các thầy thuốc Nam để tăng cường công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là nhân dân nghèo ở các vùng miền đồng bào dân tộc ít người miền núi, hải đảo xa xôi, hẻo lánh…
Trần Phương
Theo Dân trí
Hoại tử ngón tay do đắp thuốc nam vào vết rắn hổ mang cắn
Thay vì vào viện điều trị sau khi bị rắn hổ mang cắn vào tay, bệnh nhân dùng thuốc nam đắp lên vết thương khiến bàn tay sưng nề.
17 giờ sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân 41 tuổi mới vào Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ). Lúc này bàn tay trái của anh đã sưng nề, tím ngắt, chảy dịch và hoại tử ngón thứ hai. Các bác sĩ đang nỗ lực cứu ngón tay bị hoại tử của bệnh nhân.
Theo các bác sĩ, hổ mang là loài rắn rất độc. Người bị rắn hổ mang cắn có thể bị hoại tử vùng bị thương, cắt cụt chi, nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, người bị rắn cắn cần phải sơ cứu tại chỗ và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Bệnh nhân bị hoại tử ngón tay sau khi bị rắn cắn. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Khi bị rắn cắn, hãy trấn an người bệnh, không để tự đi lại. Bất động chân tay bị cắn bằng nẹp vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn. Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
Sau đó, băng ép bất động vùng bị thương để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Có thể dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo băng từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, ngon tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng...) cố định chân, tay bị cắn. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
Nếu bệnh nhân khó thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo. Khi nạn nhân có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, phải tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Chú ý, bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp bị rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
Không nên mất thời gian đi tìm thuốc đắp hoặc thầy lang, làm kéo dài thời gian chờ đợi của bệnh nhân vì đến viện muộn sẽ mất cơ hội cứu chữa.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Nguy kịch tính mạng vì tự đắp lá chữa mụn nhọt Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhân nam nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu không tiếp xúc, phải thở máy. Bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết vì tự ý đắp lá chữa vết mụn nhỏ. Bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông...